Powered by Techcity

Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên nền tảng số – Hướng đi bền vững trong tương lai

Thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đang đem lại hiệu quả tích cực và được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo ra hướng đi mới, bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các nền tảng số chính là giải pháp quan trọng giúp cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã quảng bá, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu sản phẩm; hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.





Thương hiệu cam Vinh được truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN
Giải pháp quan trọng và hiệu quả
Thương hiệu cam Vinh được truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN

Giải pháp quan trọng và hiệu quả

Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng cùng với đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai nhằm đưa sản phẩm OCOP Hà Giang tiêu thụ rộng khắp trên các thị trường.

Ông Bùi Văn Phong (Hợp tác xã Nông nghiệp Xín Mần) cho biết: Hợp tác xã Nông nghiệp Xín Mần chủ yếu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cho người dân địa phương. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Xín Mần đã tập trung đầu tư và hoàn thiện các sản phẩm phi nông nghiệp, dịch vụ có thế mạnh của huyện, thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, vải, may mặc, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Là huyện vùng biên, còn nhiều khó khăn về nguồn lực cũng như điều kiện, trình độ dân trí, tuy nhiên huyện Xín Mần lại có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp. Để phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện luôn duy trì hoạt động của các gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các khu du lịch trọng điểm, các gian hàng để giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện đến với khách du lịch. Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, Xín Mần cũng đang tập trung áp dụng công nghệ đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao. 

Çó thể thấy, những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ cùng với việc sử dụng internet rộng rãi khiến hoạt động kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ theo. Nhà sản xuất và người tiêu dùng dễ dàng gặp nhau chỉ thông qua một vài thao tác đơn giản. Hàng trăm cuộc hội thảo, đào tạo được mở ra ở nhiều nơi nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, kỹ năng bán hàng trên nền tảng số, phát triển hệ thống bán hàng online…

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề “Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023” do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Lạng Sơn và các địa phương vừa tổ chức tại Hà Nội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng Hà Nội và vùng lân cận những mặt hàng nông lâm thủy sản là đặc sản, sản phẩm chủ lực của các địa phương trong cả nước. Điểm nhấn tại Phiên chợ là hoạt động livestream bán nông đặc sản qua TikTok và các nền tảng mạng xã hội đem đến cho khách hàng có thêm phương thức giao dịch hiệu quả, mua sắm và tạo sự lan tỏa giá trị, cảm xúc khi trải nghiệm nông đặc sản địa phương. 

Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Đào Văn Hồ khẳng định, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 phức tạp kể từ đầu năm 2020 đã kéo theo những đứt gãy, gián đoạn các chuỗi cung ứng và thương mại ở bình diện toàn cầu. Các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên toàn quốc cũng như thị trường xuất khẩu chịu ảnh hưởng nhất định, nhiều địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. 

Hình thức mua sắm trực tuyến được hình thành và trở nên phổ biến với các sản phẩm nông nghiệp. Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những sản phẩm đã đến mùa thu hoạch, không thể để quá thời gian và cần được bán trong thời gian sớm nhất.

Thay đổi tư duy khi bán hàng

Có thể nói thương mại điện tử đang tạo ra một xu hướng kinh doanh và tiêu dùng mới. Đây là xu hướng tất yếu khi công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với đó, thương mại điện tử đang phần nào trở thành một phương thức quan trọng trọng hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Việc phát triển ứng dụng “chợ số địa phương” đã mở rộng thêm các nhà phân phối, người bán hàng, giúp thương hiệu sản phẩm được cung cấp online 24h/7 ngày. Đặc biệt, hệ thống “chợ số địa phương” còn giúp việc quảng bá các đặc sản của địa phương đến được khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc; hỗ trợ các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề có thêm kênh phân phối với thị trường rộng khắp; gia tăng thêm nguồn thu nhập cho các thanh niên; mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ hội hợp tác kinh doanh hoặc đang tham gia phát triển kinh tế tại gia đình, đồng thời trực tiếp hỗ trợ các thành viên mạng lưới hoạt động hiệu quả tại địa bàn quản lý…

Theo Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) Bùi Huy Hoàng, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đang trở thành một xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực trụ cột và tiên phong của nền kinh tế số, được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” trên các sàn thương mại điện tử do Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các sàn thương mại điện tử Sendo, Voso, Tiki được chính thức vận hành đã mở ra kênh phân phối mới cho doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương; đồng thời tạo ra kênh tiêu dùng mới uy tín đối với người tiêu dùng cả nước, được các tỉnh, thành trong cả nước và doanh nghiệp đánh giá rất cao. 

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, hiệu quả của việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử rất cao nhưng việc thực hiện không phải dễ dàng, do nhận thức của các công ty, hợp tác xã và nông dân về phương thức kinh doanh thông qua thương mại điện tử còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, nông sản Việt Nam hiện có quá nhiều chủng loại, chất lượng không đồng đều, thông tin xuất xứ còn chưa rõ ràng…

Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng bán hàng, cơ hội quảng bá trực tuyến, hình ảnh sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm, thương hiệu… Đa số các doanh nghiệp vẫn còn thói quen kinh doanh truyền thống qua các thương lái.

Nhiều nhà khoa học phân tích, để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử thành công, ngoài việc phát huy thế mạnh về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, các doanh nghiệp cần trang bị những giải pháp xuất khẩu toàn diện.

Để sản phẩm được công nhận lưu thông cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất được nguồn gốc, được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP … Ngoài ra, khi đưa sản phẩm lên tiêu thụ trên nền tảng số, cần đảm bảo cung cấp ổn định, cập nhật thông tin thường xuyên để theo dõi đơn hàng và điều quan trọng hơn là uy tín và chất lượng sản phẩm cung cấp cần phải được đưa lên hàng đầu.

Để làm tốt điều đó, bên cạnh những giải pháp về mặt kinh tế, các doanh nghiệp cũng có thể tuyển lao động có kiến thức tốt về khoa học kỹ thuật; đồng thời nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm được giới thiệu trên nền tảng công nghệ số…



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở TP. Phổ Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua...

Xây dựng phường Đồng Bẩm theo hướng văn minh, hiện đại

Trong hai ngày 9 và 10-1, Đảng bộ phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự Đại hội có đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên; lãnh đạo đảng bộ các xã, phường trực thuộc Thành ủy. Đây là đơn vị được Thành ủy Thái Nguyên lựa chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp cơ...

Cùng tác giả

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở TP. Phổ Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua...

Cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh: Dư nợ tín dụng đạt trên 155 tỷ đồng

Ngày 10-1, Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh, phường Tiên Phong (TP. Phổ Yên), tổ chức Đại hội đại biểu thành viên năm 2024. Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chúc mừng Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh. Năm 2024, vượt qua khó khăn do suy giảm kinh tế và biến động lãi suất huy động, Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh tiếp tục duy trì hoạt động ổn định và phát triển....

Masan High-Tech Materials: “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024”

Masan High-Tech Materials vừa được vinh danh “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024” tại Lễ công bố và trao giải VNR500 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo Vietnamnet tổ chức. Masan High-Tech Materials được vinh danh “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024”. Masan High-Tech Materials (MHT) góp mặt trong Bảng xếp hạng VNR500 nhờ những thành tựu và giải pháp chiến lược...

Xử lý phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ, phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn

Đây là nội dung Hội thảo do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức ngày 10-1. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia và đại diện 50 hộ dân người dân tộc thiểu số ở các xã Văn Hán, Nam Hòa (Đồng Hỷ). Đại diện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận tại Hội thảo. Tại Hội thảo, các đại biểu được phổ biến kinh nghiệm của thế giới và...

Cơ hội hợp tác giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên

Chiều 8-1, tại trụ sở Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) diễn ra Hội nghị làm việc giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Các đại biểu dự Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí: Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cùng các ĐBQH tỉnh...

Sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả

Với 42.044ha đất cấy lúa cả năm, 54.430ha đất trồng cây lâu năm và 13.694ha đất trồng cây hàng năm, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh là khá lớn. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước nên việc sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả. Người trồng na trong tỉnh sử dụng phân bón hữu cơ...

Doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng xanh

Với mục tiêu hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, những năm gần đây, gói tín dụng xanh được các tổ chức tín dụng triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Gói tín dụng này bước đầu đã đem lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững. Tuy nhiên, để tiếp cận với nguồn tín dụng này, nhiều doanh nghiệp đang...

Nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao dịp giáp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, các trung tâm chăm sóc xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Nhiều cơ sở phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các cơ sở chăm sóc xe hơi, showroom ô tô lớn, lượng xe đến bảo dưỡng, vệ sinh trong những tháng giáp Tết tăng khoảng 30%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các showroom ô...

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3

Ngày 8-1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025. Đây là cơ sở để...

Thái Nguyên: 871 doanh nghiệp thành lập mới

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có 871 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 7.407 tỷ đồng. Quy mô vốn của các doanh nghiệp mới thành lập bình quân đạt 8,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có 398 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng, tăng 1% so với năm 2023. Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Young jin Hi tech...

Tin nổi bật

Tin mới nhất