Powered by Techcity

Kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Bước sang quý III/2023 đã xuất hiện xu hướng khả quan trong nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng phục hồi tháng sau tích cực hơn tháng trước; niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư được củng cố.





Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Winmart Ðà Nẵng. (Ảnh ÐĂNG DUY)
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Winmart Ðà Nẵng. (Ảnh ÐĂNG DUY)

Ðiểm lại tình hình kinh tế bảy tháng năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Trần Quốc Phương nhắc đến kết quả tăng trưởng hai quý đầu năm ước chỉ đạt 3,72%, thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Trong khu vực doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực gặp khó khăn khiến một bộ phận doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lượng vì sức chống chịu đã bị bào mòn sau đại dịch COVID-19.

Thách thức mức tăng trưởng 6,5%

Thách thức lớn hiện nay đặt ra cho doanh nghiệp là thị trường bị thu hẹp, dòng tiền khó khăn trong khi phát sinh nhiều thủ tục hành chính làm tăng thêm chi phí hoạt động. Mặt bằng lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, dư nợ tín dụng đến ngày 27-7 tăng 4,28% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,44%); khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm 78% so cùng kỳ. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp; một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được sửa đổi.

Những khó khăn của doanh nghiệp, nền kinh tế đã tác động trực tiếp, làm gia tăng áp lực điều hành kinh tế vĩ mô: Thu ngân sách nhà nước bảy tháng giảm 7,8% so cùng kỳ; tỷ lệ nợ xấu nội bảng cao hơn mục tiêu đề ra; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó là tình trạng cắt giảm lao động, giảm giờ làm diễn ra trong một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như điện tử, da giày, may mặc, chế biến gỗ,… tại một số địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp. Lao động bị mất việc làm có xu hướng chuyển dịch sang làm việc trong khu vực dịch vụ, chấp nhận công việc ít ổn định hơn.


Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Trần Quốc Phương

Thực trạng này đang tạo thêm thách thức cho vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần và có thể tiềm ẩn rủi ro nhất định về an sinh xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng điểm tích cực là xu thế kinh tế đang dần khả quan hơn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 đã tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so cùng kỳ. Tính chung bảy tháng, Việt Nam xuất siêu hơn 16,5 tỷ USD; thu hút đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng trở lại sau chuỗi giảm liên tiếp trong sáu tháng đầu năm.

Chính phủ cũng đã tiếp tục tập trung tháo gỡ các vấn đề tồn đọng, vướng mắc, nhất là về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, dự án đầu tư,… bước đầu tạo chuyển biến tích cực, giúp khơi thông dòng tiền, khơi thông nguồn lực của nền kinh tế, củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư. “Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, nhất là trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, điều hành quyết liệt, hiệu quả, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Nhận định nền kinh tế đang dần lấy lại đà tăng trưởng nhưng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cũng đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong những tháng còn lại của năm 2023 là rất lớn và tình hình không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn. Tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào xu hướng chung toàn cầu, gây sức ép lên công tác điều hành, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cần thêm cơ chế đột phá

Nhìn vào tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp đang suy giảm, có thể dự đoán năm nay rất khó để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5%. Sau đại dịch COVID-19 và những tác động tiêu cực kéo dài của tình hình thế giới, sức chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp đã tới hạn.


PGS, TS Trần Ðình Thiên, nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam

Từ cuối năm 2022 đến nay, số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tăng nhanh, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ số sử dụng lao động giảm mạnh nhất ở các tỉnh có lợi thế về công nghiệp chế biến chế tạo như Bình Dương, Ðồng Nai, Thái Nguyên, Bắc Ninh đặt ra nhiều thách thức với triển vọng công nghiệp của Việt Nam.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài cũng chưa phục hồi như trước đại dịch cũng làm giảm một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. PGS, TS Trần Ðình Thiên cho rằng đây là thời điểm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cần nhận diện lại cấu trúc kinh tế để có thêm những giải pháp “khác thường” phù hợp bối cảnh mới mang tính bất định, khó dự đoán. Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5% là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất cao của các cấp, các ngành.

Theo PGS, TS Nguyễn Ðức Trung, Hiệu trưởng Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, trong hai quý còn lại của năm 2023 phải có những giải pháp đột phá hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể là khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng. Trong đó có vấn đề bảo đảm ổn định hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, nhất là giữ ổn định tỷ giá để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra nền tảng vĩ mô ổn định.




Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, thời gian tới, nền kinh tế có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng qua vấn đề thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch; đồng thời gia tăng đóng góp của số hóa, công nghệ cao vào tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh, tận dụng xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài,… Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện từ nay đến cuối năm, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư kiến nghị Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm và sinh kế cho người dân.

Vấn đề mấu chốt được chỉ ra là cơ quan quản lý phải quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Trước tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức sợ sai không dám giải quyết công việc trong thẩm quyền, Bộ Kế hoạch Ðầu tư đề nghị các bộ, ngành cần khẩn trương tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể, đủ thẩm quyền để thể chế hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách niệm vì lợi ích chung.

Bộ cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ thúc đẩy các động lực tăng trưởng gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động,…

Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023 rất nặng nề vì nếu tăng trưởng không đạt mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chiến lược 10 năm 2021-2025, thậm chí xa hơn là các mục tiêu 2030-2045 như Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XIII đã đề ra. Ngay cả khi năm nay đạt mức 6,5%, bình quân hai năm 2024-2025, tăng trưởng GDP phải đạt 7,76%/năm mới đạt tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5%, cận dưới mục tiêu 6,5-7% theo Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XIII đề ra. Còn nếu năm nay chỉ đạt 6%, bình quân hai năm 2024-2025 phải đạt 8%/năm. Ðây là mức rất cao, quá khó để đạt được nếu như không có cơ chế, chính sách đột phá.


Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao dịp giáp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, các trung tâm chăm sóc xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Nhiều cơ sở phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các cơ sở chăm sóc xe hơi, showroom ô tô lớn, lượng xe đến bảo dưỡng, vệ sinh trong những tháng giáp Tết tăng khoảng 30%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các showroom ô...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của...

Sáng 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương do Chính phủ tổ chức. Báo Thái Nguyên trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị.  Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng...

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3

Ngày 8-1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025. Đây là cơ sở để...

Thái Nguyên: 871 doanh nghiệp thành lập mới

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có 871 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 7.407 tỷ đồng. Quy mô vốn của các doanh nghiệp mới thành lập bình quân đạt 8,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có 398 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng, tăng 1% so với năm 2023. Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Young jin Hi tech...

Khu đất “vàng” ở TP. Thái Nguyên có nhà đầu tư mới

Sau gần 10 tháng cơ quan chức năng thu hồi diện tích đất của Dự án xây dựng Đài Bắc Hotel (do chậm triển khai), Trung tâm Đấu giá tỉnh Thái Nguyên vừa đấu giá thành công quyền sử dụng đất đối với khu đất “vàng” này, với mức trên 201 tỷ đồng. Chủ đầu tư mới sẽ triển khai xây dựng Khu nhà ở phường Phan Đình Phùng tại đây, với hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội hiện đại. Khu...

Cùng tác giả

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao dịp giáp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, các trung tâm chăm sóc xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Nhiều cơ sở phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các cơ sở chăm sóc xe hơi, showroom ô tô lớn, lượng xe đến bảo dưỡng, vệ sinh trong những tháng giáp Tết tăng khoảng 30%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các showroom ô...

Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc giao đất tái định cư

Quang cảnh buổi tiếp công dân định kỳ tháng 1/2025 Tham dự có đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo UBND TP. Thái Nguyên và phường Gia Sàng. Công dân Phạm Đức Sáng bên phải ảnh Tại buổi tiếp, ông Phạm Đức Sáng đã kiến nghị, đề xuất tỉnh giải quyết việc giao đất tái định cư cho gia đình ông tại thửa đất số 1005, tờ...

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của...

Sáng 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương do Chính phủ tổ chức. Báo Thái Nguyên trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị.  Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng...

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3

Ngày 8-1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025. Đây là cơ sở để...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao dịp giáp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, các trung tâm chăm sóc xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Nhiều cơ sở phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các cơ sở chăm sóc xe hơi, showroom ô tô lớn, lượng xe đến bảo dưỡng, vệ sinh trong những tháng giáp Tết tăng khoảng 30%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các showroom ô...

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3

Ngày 8-1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025. Đây là cơ sở để...

Thái Nguyên: 871 doanh nghiệp thành lập mới

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có 871 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký đạt 7.407 tỷ đồng. Quy mô vốn của các doanh nghiệp mới thành lập bình quân đạt 8,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có 398 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng, tăng 1% so với năm 2023. Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Young jin Hi tech...

Khu đất “vàng” ở TP. Thái Nguyên có nhà đầu tư mới

Sau gần 10 tháng cơ quan chức năng thu hồi diện tích đất của Dự án xây dựng Đài Bắc Hotel (do chậm triển khai), Trung tâm Đấu giá tỉnh Thái Nguyên vừa đấu giá thành công quyền sử dụng đất đối với khu đất “vàng” này, với mức trên 201 tỷ đồng. Chủ đầu tư mới sẽ triển khai xây dựng Khu nhà ở phường Phan Đình Phùng tại đây, với hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội hiện đại. Khu...

Thái Nguyên ký kết hợp tác và khai trương gian hàng trên Shopee

Sáng 7-1, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai trương Gian hàng sản phẩm Thái Nguyên trên sàn thương mại điện tử Shopee và ký kết Biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Thái Nguyên và Công ty TNHH Shopee Việt Nam. Tỉnh Thái Nguyên và Công ty TNHH Shopee Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ. Tham dự sự kiện có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; ông Jaya Ratnam, Đại sứ...

Khởi tố 51 vụ, 84 bị can sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm

Năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên đã xử lý 1.475 vụ, 1.480 đối tượng, trong đó: khởi tố hình sự 51 vụ, với 84 bị can; xử phạt hành chính 1.424 vụ, 1.396 đối tượng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là trên 178 tỷ đồng. Đội Quản lý thị trường số 2 Cục Quản lý Thị trường tỉnh kiểm tra sản xuất, kinh doanh sản phẩm...

Thái Nguyên: Thu ngân sách đạt trên 20.400 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay

Theo báo cáo của Sở Tài chính, đến hết ngày 31-12, tỉnh Thái Nguyên thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 20.403 tỷ đồng, cao hơn 26,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 4,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 2,5% so với năm 2023. Năm 2024, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 2.000 tỷ đồng, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh. Trong ảnh: Sản xuất phụ...

Thái Nguyên: Các khu công nghiệp cơ bản được lấp đầy

Thông tin từ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, tính đến hết năm 2024, toàn bộ 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của tỉnh Thái Nguyên cơ bản được lấp đầy, với tỷ lệ bình quân đạt 71,93%. Trong đó, 3 khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là Điềm Thụy, Sông Công 2 và Yên Bình. Tính đến hết năm 2024, Khu công nghiệp Yên Bình đã được lấp đầy 100%, với 56...

Nỗ lực đưa chè trở thành cây “tỷ đô”

Để nâng cao giá trị cây chè và sản phẩm trà, cùng với đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng xây dựng mẫu mã bao bì, từng bước đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử lớn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào sức của các doanh nghiệp, hợp tác xã thì hiệu quả mang lại chưa cao. Để góp phần...

Quyết tâm giữ vững uy tín và thương hiệu

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có địa chỉ tại tổ 16, đường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên). Là đơn vị chuyên ngành trong lĩnh vực cung cấp bê tông thương phẩm và dịch vụ bơm, những năm qua, Công ty đã và đang không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tuyến đường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất