Powered by Techcity

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Chú thích ảnh
Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.500 tỷ đồng. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và Hà Nội đã có nhiều định hướng để Thủ đô “cất cánh”.

Giao thông tầm cỡ, Thủ đô vươn tầm

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lai, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Chính vì vậy, “tắc đường, kẹt xe” là “đặc sản” mà ai từng sinh sống ở đây đều cảm nhận được. Với dân số đông và mật độ giao thông cao, Hà Nội đã đối mặt với nhiều thách thức và nan giải trong việc quản lý và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông.

Vậy nhưng, chỉ khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt cũng được mở rộng và hiện đại hóa, với nhiều tuyến mới và xe buýt điện thân thiện với môi trường.

Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

Chú thích ảnh
Tuyến tàu điện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy trải nghiệm trong dịp lễ 2/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: hệ thống đường Vành đai 1 – 2 – 2,5 – 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội -Thái Nguyên; cao tốc Láng – Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 A…

Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Định hướng lớn, tầm nhìn xa cho đột phá giao thông

Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại. Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.

Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả. Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

Tới đây, Hà Nội sẽ phát triển giao thông như thế nào? Đây là vấn đề luôn được Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều văn bản định hướng tầm nhìn xa. Trong đó, có 3 nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan như: Nghị quyết số 15 về nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Nghị quyết 06 về Quy hoạch phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết 30 về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các Nghị quyết trên định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đồ án liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không; đồ án quy hoạch giao thông của 8 tỉnh tiếp giáp với Hà Nội…

Chú thích ảnh
Trên công trường dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Sóc Sơn), công nhân cùng máy móc đang thảm nhựa những mét đầu tiên sau hơn 1 năm thi công. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức rà soát, đánh giá quy mô lớn, trong đó lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị hướng dẫn cho 30 quận, huyện; các cuộc họp chuyên đề; hội nghị liên vùng 8 tỉnh giáp ranh để thống nhất phương án kết nối.

Tới đây, một số vấn đề mới đang được thành phố Hà Nội quan tâm khi tổ chức nghiên cứu rà soát quy hoạch là: hình thành 2 thành phố trong thành phố, bao gồm thành phố phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); hình thành 5 trục phát triển gồm: trục không gian sông Hồng, trục Hồ Tây – Ba Vì, trục Hồ Tây – Cổ Loa, trục Nhật Tân – Nội Bài, trục không gian phía Nam.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số từ 9-9,2 triệu người, năm 2050 là 10,8 triệu người. Theo Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có dân số năm 2045 từ 12,55- 14,6 triệu người. Điều chỉnh quy mô sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm. Dự kiến sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam (30 triệu hành khách/năm).

Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Ga Hà Nội hiện tại sẽ được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý và được xác định là ga đầu mối của mạng lưới đường sắt đô thị.

Những yếu tố trên đang được thành phố cân nhắc, tính toán để điều chỉnh phù hợp bắt nhịp với sự phát triển, cũng như thực hiện đúng các quy định, các luật và các đồ án quy hoạch vừa được và dự kiến sắp tới sẽ được Quốc hội, Chính phủ thông qua và phê duyệt.

Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Cùng chủ đề

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Ảnh: DUY LINHCũng năm này, một đoạn video về Hà Nội tour của các Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu, Pháp, Anh và Romania đã được chia sẻ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội khắp toàn cầu. Đoạn clip bắt đầu từ cảnh Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet, Đại sứ Anh Giles Lever, Đại sứ Pháp Jean Noel...

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô

70 năm đã qua, nhưng khi nhắc về ngày lịch sử 10/10/1954, ông Nguyễn Văn Khang (89 tuổi), Trưởng ban liên lạc Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô lúc bấy giờ, vẫn nhớ như in từng nhiệm vụ và cảm xúc của những thanh niên mới tuổi mười tám, đôi mươi. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Khang dù tai đang phải đeo máy trợ thính, nhưng trí nhớ rất minh mẫn. Sau một hồi trầm ngâm,...

Hơn 500 tư liệu quý hiếm tại Triển lãm sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). 70 năm qua, ngày 10/10 hàng năm thực sự là ngày hội của Thủ đô ngàn năm văn hiến, mỗi người Việt Nam...

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Thi thoảng bà Đỗ Hồng Phấn lặng đi nghĩ về những đòn tra tấn mà mình phải gánh chịu.Khi ấy, báo chí Hà Nội đăng tải câu chuyện của bà, dấy lên làn sóng phản đối lớn trong phong trào học sinh kháng chiến. Hành động cắt tay tự sát của nữ sinh trẻ gây chấn động. Thành đoàn Hà Nội liên tiếp tổ chức những cuộc đấu tranh đòi chống lại đàn áp, khủng bố của thực dân...

Triển lãm sách kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Triển lãm do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Triển lãm nhằm giới thiệu về ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định sự lãnh đạo đúng...

Cùng tác giả

TP. Thái Nguyên: Doanh thu từ du lịch tăng khoảng 13%

Năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực du lịch của TP. Thái Nguyên ước đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực này đã và đang giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 1.500 người (có 50% số lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ). Khách du lịch tham quan tại Hợp tác xã Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên, xã Tân...

Hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên tại buổi làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng và Đoàn công tác đã tìm hiểu các bộ phận chức năng, phòng thí nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR). Đây là cơ quan hàng đầu Hàn Quốc và có thứ hạng cao trên thế giới về lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định và phát triển bền vững đã được UNFCCC...

Hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon tại Thái Nguyên

Tiếp tục chương trình làm việc tại Hàn Quốc, ngày 27-11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, dẫn đầu Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên đến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR) về việc triển khai các dự án chuyển đổi xanh, tài chính carbon hướng đến phát triển Thái Nguyên “xanh”. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy:...

Định nghĩa tình yêu – Báo Thái Nguyên điện tử

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: [email protected]; [email protected] (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn và đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao các Quyết định cho đồng chí Phạm Quang Linh và đồng chí Vũ Thị Anh Dung Cụ thể, theo Quyết định số 2328-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, đồng chí Phạm Quang Linh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đồng Hỷ giữ chức...

Cùng chuyên mục

Hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên tại buổi làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng và Đoàn công tác đã tìm hiểu các bộ phận chức năng, phòng thí nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR). Đây là cơ quan hàng đầu Hàn Quốc và có thứ hạng cao trên thế giới về lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định và phát triển bền vững đã được UNFCCC...

Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn và đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao các Quyết định cho đồng chí Phạm Quang Linh và đồng chí Vũ Thị Anh Dung Cụ thể, theo Quyết định số 2328-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, đồng chí Phạm Quang Linh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đồng Hỷ giữ chức...

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ thực hiện đồng bộ các giải pháp… Để triển khai có hiệu quả Chương trình, Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã phối hợp với các ngành liên quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo;…Cùng với đó, Chi cục...

Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Mùa này về xã Tân Linh, dọc hai bên đường là những nương chè xanh uốn lượn theo các sườn đồi, xa xa là những vườn cây ăn quả tươi tốt. Xã hiện có tổng diện tích chè là 599ha với sản lượng chè 135 tạ/ha/năm. Trên địa bàn xã có 5 làng nghề chè, trong đó có1 Làng nghề chè truyền thống, 4 Làng nghề chè khác, gồm: 2 HTX, 22 tổ hợp tác, phê duyệt 2 vùng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao Huy hiệu Đảng tại phường Trung Thành

Sáng 27-11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, dự và trao Huy hiệu Đảng đợt 7/11 - Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) cho các đảng viên tại Đảng bộ phường Trung Thành (TP. Thái Nguyên). Cùng dự có các đồng chí: Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên… Các...

Tìm về nơi ghi dấu Lễ trình Quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lễ trình Quốc thư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1/9/1954) tổ chức tại Khu di tích Đồi Giang, xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Đại Từ) Vào ngày 1/9/1954, tại Khu di tích Đồi Giang, xã Tiên Hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận Quốc thư do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa La Quý Ba...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm các kết luận, kiến nghị giám sát được thực hiện hiệu lực, hiệu quả

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22-11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) tham gia thảo luận tổ. Tiếp đó, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) làm việc tại tổ, thảo luận về 2...

Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo phát triển công nghệ số, xanh và chứng kiến nhiều ký kết hợp tác tại Hàn...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ trao đổi tại buổi Hội thảo Tham dự Hội thảo về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Phạm Thái Hanh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Văn Thọ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và doanh...

Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tại Đại học Thái Nguyên

Tiếp tục chương trình kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 (Chỉ thị số 35), chiều 26-11, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên do đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn làm việc với Đảng ủy...

Công tác dân vận tại Đồng Hỷ đạt nhiều kết quả

Chiều 26-11, Đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên tiến hành giám sát kết quả thực hiện công tác dân vận đối với Đảng ủy xã Hóa Trung và Huyện ủy Đồng Hỷ. Các đại biểu tham quan vùng nguyên liệu của Hợp tác xã chè Tuyết Hương. Năm 2024, cấp ủy, chính quyền xã Hóa Trung (Đồng Hỷ) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận và đạt nhiều kết quả như: xây dựng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất