Powered by Techcity

Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi


Sau bão số 3, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, các đợt mưa lớn gây ngập úng dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, ngành chuyên môn và các hộ dân đang tập trung xử lý môi trường, giám sát và phòng, chống dịch bệnh.

Cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hoạt động của trang trại chăn nuôi xã Bách Thuận (Vũ Thư).

Quỳnh Phụ là địa phương có nhiều gia súc, gia cầm bị chết sau bão số 3. Đến thời điểm này, các địa phương trong huyện đã cơ bản khắc phục, xử lý môi trường chăn nuôi. 

Ông Nguyễn Văn Duy, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết: Bão số 3 đã làm một số chuồng trại chăn nuôi và công trình phụ trợ bị tốc mái với tổng diện tích gần 25.200m2; 105 con lợn, 1 con bò, hơn 33.600 con gia cầm tại 17 xã bị chết. Thời tiết hiện nay vẫn có mưa, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tiếp tục khuyến cáo các hộ chăn nuôi có biện pháp bảo đảm đàn vật nuôi của gia đình; đồng thời, tăng cường cán bộ về các địa phương hướng dẫn nông dân sử dụng hóa chất, vôi bột thực hiện tốt việc xử lý môi trường khu vực chăn nuôi. Đối với đàn vật nuôi đến thời kỳ tiêm phòng, các hộ cần tiêm đủ mũi, đủ liều phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. 

Ông Nguyễn Đức Am, xã Quỳnh Hoa cho biết: Bão số 3 đã làm tốc mái chuồng nuôi của gia đình, gây lụt vùng chăn nuôi. Đến thời điểm này, gia đình tôi đã khắc phục xong phần mái chuồng chăn nuôi lợn, tuy nhiên hiện nay thời tiết có mưa to dễ gây ngập trở lại khu vực chuồng nuôi nên tôi đã chủ động mua vôi bột để xử lý, đồng thời khơi thông cống rãnh để thoát nước kịp thời. Đối với đàn gà, tôi đã di chuyển lên khu vực cao tránh nước ngập. 

Với Thái Thụy, thời điểm hiện nay huyện cũng đang tập trung khắc phục môi trường chăn nuôi tại các trang trại, hộ gia đình, bảo đảm chăn nuôi theo hướng bền vững. 

Bà Lê Thị Sinh, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho biết: Sau bão số 3, một số trang trại bị tốc mái, rách bạt biogas. Các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm ở một số xã như Thái Đô, Hồng Dũng, Thụy Trình, Dương Hồng Thủy, Thuần Thành… bị thiệt hại khoảng 10.000 con. Đối với gia súc, gia cầm chết, chúng tôi đã xử lý theo quy định để bảo vệ môi trường khu dân cư. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa lớn. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch để tăng khả năng miễn dịch. Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, chú ý phát hiện sớm những bất thường như ủ rũ, kém ăn để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.558 trang trại, trong đó 40 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 491 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 1.027 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ. Tổng đàn trâu, bò 59.500 con, đàn lợn 713.000 con, đàn gia cầm 13 triệu con. Trong tháng 8/2024, lực lượng thú y cơ sở đã tổ chức tiêm 285.000 liều vắc-xin cho gia cầm, 250.000 liều vắc-xin cho đàn lợn. Bão số 3 và mưa những ngày qua đã gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với số gia cầm, thủy cầm bị chết ước tính sơ bộ hơn 60.000 con; gần 150 con gia súc bị chết; một số chuồng trại bị tốc mái tôn, đổ tường bao, tường trại; 1 trang trại bị rách bể biogas bạt… 

Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Mưa bão gây ngập úng là yếu tố ảnh hưởng xấu đến đàn gia súc, gia cầm, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Chính vì thế, Chi cục đã cử cán bộ về các địa phương nắm tình hình triển khai các biện pháp xử lý môi trường vùng chăn nuôi. Đối với các vùng có nguy cơ ngập lụt, chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi. Sử dụng máy phát điện dự phòng bảo đảm an toàn cho các trang trại gia súc, gia cầm quy mô lớn khi có sự cố mất điện. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Tăng cường chăm sóc và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phát quang môi trường chuồng nuôi và vệ sinh dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 – 2 lần/tuần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với xác vật nuôi chết cần xử lý theo đúng quy định của ngành chuyên môn.

 Hộ chăn nuôi xã Thụy Việt (Thái Thụy) rắc vôi bột xử lý môi trường sau bão số 3.

Mạnh Thắng





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/207873/xu-ly-moi-truong-phong-chong-dich-benh-tren-dan-vat-nuoi

Cùng chủ đề

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Chính phủ đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. ...

Bão số 3 để lại gì cho doanh nghiệp?

Mặc dù không có thiệt hại về người nhưng bão số 3 đã làm không ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thiệt hại nặng về tài sản. Sau bão, khi đi kiểm tra, chỉ đạo, động viên các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã yêu cầu: Các doanh nghiệp cần đánh giá nguyên...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Cùng tác giả

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025 ...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Xuân mới đã về trên khắp mọi miền của Tổ quốc, quê hương thân yêu. Trời đất giao hòa đón xuân cùng niềm tin và khát vọng vào một năm mới bứt phá thành công, để Thái Bình vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Năm 2024 qua đi, trong khó khăn...

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn)

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn) ...

Cùng chuyên mục

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024

Chiều ngày 31/12, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024 tại Sở Tài chính.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. ...

Thái Bình: Năm 2024 là năm thứ hai có số thu nội địa ngân sách đạt trên 11.000 tỷ đồng

Chiều ngày 31/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị báo cáo công tác khóa sổ năm 2024. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà động viên cán bộ, công chức, người lao động...

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất ...

Triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2025

Chiều ngày 31/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước(NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Bình có đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thu ngân sách tỉnh.Đồng...

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ...

Hội nghị trực tuyến Bộ Công Thương với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương về việc điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình có lãnh đạo Sở Công thương; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.Lãnh đạo Sở Công thương và các đại biểu dự hội...

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm...

Bộ Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Giao thông vận tải (GTVT). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,  Phó...

Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng

Chiều ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thu ngân sách nhà nước tỉnh và lãnh đạo một số đơn vị đã đi kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm 2024 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thái Bình và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình. Đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất