Powered by Techcity

Xây dựng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Những năm qua, bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái Bình còn đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP trong ngành chăn nuôi, thủy sản, đem lại hiệu quả thiết thực trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định kinh tế cho các chủ thể OCOP.

Để giúp nông dân tiếp cận, làm chủ kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP tích hợp đa giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường, tỉnh Thái Bình đã tích cực hỗ trợ người dân phát triển bền vững, đồng thời quảng bá, tiêu thụ rộng rãi các sản phẩm nông sản. Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.

Tính đến tháng 10/2024, tỉnh Thái Bình đã có 194 sản đạt tiêu chuẩn và được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi và thủy sản đóng góp hơn 40 sản phẩm. Các sản phẩm từ hai lĩnh vực này không chỉ đạt tiêu chuẩn OCOP mà còn dần khẳng định được chất lượng và uy tín với người tiêu dùng.

Việc này đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân và doanh nghiệp địa phương, đặc biệt tại các khu vực nông thôn trong tỉnh. Đơn cử như tại xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, một số chủ thể đã tận dụng lợi thế OCOP để phát triển sản phẩm cá rô. Với các sản phẩm chính như cá rô rút xương, cá rô kho tương, và ruốc cá rô được người dân yêu thích. Trung bình mỗi ngày, tiêu thụ từ 4-5 tạ cá rô thương phẩm và xuất bán 1,5-2 tạ cá rô rút xương.

Tận dụng vị trí ven biển, huyện Thái Thụy đã tích cực triển khai chương trình OCOP trong hơn bốn năm qua. Đến nay, huyện có 40 sản phẩm tiêu biểu được công nhận, trong đó 12 sản phẩm đến từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Những sản phẩm này không chỉ xây dựng được thương hiệu uy tín, mà còn đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn. Các sản phẩm từ biển của Thái Thuỵ được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Đơn cử như sản phẩm cá cơm tại xã Thuỵ Xuân. Một số người dân đã đầu tư số tiền lên đến 1 tỷ đồng để xây dựng xưởng chế biến khép kín.

Sản phẩm cá cơm Thuỵ Xuân mang đậm hương vị và bản sắc vùng biển, một số chủ thể sản xuất cá cơm đã được công nhận OCOP 3 sao. Nhờ sự ưa chuộng của thị trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn, hiện cá cơm tại đây xuất bán 3-5 tấn cá khô mỗi tháng, tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập từ 7-8 triệu đồng mỗi người/tháng.

Hay tại huyện Tiền Hải, một số đơn vị chăn nuôi cũng gặt hái nhiều thành công sau khi sản phẩm từ trứng và vịt biển được công nhận OCOP 4 sao. Sản phẩm không chỉ nâng cao giá trị mà còn được người tiêu dùng ưa chuộng tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, hai sản phẩm này còn được công nhận danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” vào năm 2021.

Các sản phẩm OCOP được đánh giá và phân hạng dựa trên bộ tiêu chí quốc gia, xét trên nhiều khía cạnh như chất lượng sản phẩm, giá trị cộng đồng, văn hóa, cũng như năng lực sản xuất và thương mại của đơn vị sản xuất. Việc phân hạng này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn mở ra các cơ hội phát triển mới cho các chủ thể sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Đáng chú ý, một số địa phương đã thành lập các Hội OCOP. Tại huyện Tiền Hải, Hội OCOP đã được thành lập với 27 thành viên là các chủ thể sản xuất OCOP. Hội đã thành công trong việc quảng bá thương hiệu “Nông sản 14/10” và kết nối thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP của huyện. Điều này giúp nhiều nông dân tăng doanh thu và mở rộng thị trường.

Sản phẩm OCOP đã mang lại thu nhập ổn định cho các chủ thể. (Ảnh minh hoạ). 

Nhiều hộ kinh doanh, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đã chọn những sản phẩm chăn nuôi, thủy sản như vịt, ếch, tôm, cá để đầu tư vào máy móc chế biến, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nhờ đó, hầu hết các sản phẩm đều được tiêu thụ ổn định, mang lại lợi nhuận và khuyến khích các chủ thể tiếp tục đầu tư, cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư nhận định, với tiềm năng sẵn có và sự thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, các sản phẩm OCOP của huyện được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2021 đến nay, huyện Vũ Thư đã có 30 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó 16 sản phẩm đạt 4 sao và 14 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, việc phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản kết hợp với chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi được chứng nhận OCOP, nhiều sản phẩm từ chăn nuôi và thủy sản đã được cải tiến về chất lượng, mẫu mã và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến nay, có 128 cơ sở sản xuất tại 8 huyện, thành phố trong tỉnh có sản phẩm OCOP. Trong đó, có 37 doanh nghiệp, 48 HTX, và 43 hộ kinh doanh, với tổng cộng 194 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao, trong đó hơn 40 sản phẩm thuộc ngành chăn nuôi và thủy sản. Việc phát triển sản phẩm OCOP không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn nâng cao giá trị cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của Thái Bình trên thị trường.

Trong năm 2024, toàn tỉnh Thái Bình phấn đấu củng cố, phát triển 60 – 70 tổ chức kinh tế và hộ sản xuất để mở rộng quy mô sản phẩm tham gia chương trình OCOP, ưu tiên phát triển đối với các chủ thể là HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại; có từ 1 – 2 sản phẩm làng nghề có cơ sở sản xuất sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt OCOP hạng 3 sao trở lên.

Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP, quan tâm nhân rộng các mô hình đem lại giá trị kinh tế cao trong phạm vi toàn tỉnh. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm nông sản OCOP.

Vietnam.vn

Cùng chủ đề

Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề

Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. ...

Thái Thụy: Sản phẩm OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Thời gian qua, huyện Thái Thụy tích cực triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến các địa phương, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện huyện có 40 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu được công nhận sản phẩm OCOP. Mỗi sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.Công ty TNHH...

Vũ Thư: Khai mạc hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực

Tối ngày 10/7, Huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực huyện Vũ Thư năm 2024. Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tham quan các gian hàng OCOP và sản phẩm chủ lực tại huyện Vũ Thư. ...

Kênh phân phối chung tay xúc tiến và tiêu thụ, sản phẩm OCOP rộng mở đầu ra

Lào Cai: Xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội Đây là “quả ngọt” được gây dựng từ Chương trình Hành trình OCOP – một gameshow truyền hình đầu tiên có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP từ mọi miền cả nước. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với...

Phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Bình luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, từ đó xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao.Các sở, ngành đã tích cực tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP; tạo điều kiện, hỗ trợ...

Cùng tác giả

Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và xu hướng chuyển đổi “xanh”

Năng động vươn lên phát triển kinh tế, nhiều hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn góp phần bảo vệ môi trường sống bằng sự sáng tạo, linh hoạt, thực hiện “xanh” hóa quy trình sản xuất. ...

Những kỳ nghỉ mùa Đông mơ ước

Để giúp bạn tìm địa điểm phù hợp với mong muốn và nhu cầu trong kỳ nghỉ Đông của mình, US News đã tổng hợp danh sách những địa điểm tốt nhất để ghé thăm vào mùa Đông. Hy vọng những giới thiệu sơ lược về các điểm đến dưới đây có thể giúp bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ đông sắp tới. ...

Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 28/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu dự lễ phát động. ...

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và...

Đề xuất miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập.  Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) phát biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) nêu rõ, tại Điều 4 Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều...

Cùng chuyên mục

Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và xu hướng chuyển đổi “xanh”

Năng động vươn lên phát triển kinh tế, nhiều hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn góp phần bảo vệ môi trường sống bằng sự sáng tạo, linh hoạt, thực hiện “xanh” hóa quy trình sản xuất. ...

Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 28/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu dự lễ phát động. ...

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và...

Đề xuất miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập.  Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) phát biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) nêu rõ, tại Điều 4 Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 2: Mất cân bằng nghiêm trọng

Học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 – Ảnh: NAM TRẦN Theo thầy Nguyễn Văn Hoàng, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Bình), trong đợt khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp mới đây, có tới 80% học sinh chọn các môn thi khoa học xã hội (hai môn được lựa chọn bên cạnh hai môn bắt buộc là toán, ngữ văn). Chỉ có 20% số học sinh lựa...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 28/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 28/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83-85,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 1,6 triệu đồng/lượng mua vào và giảm 1,1 triệu đồng/lượng bán ra so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,9 triệu đồng/lượng mua...

Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu”, cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

Đi qua “tâm bão” Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng giá dầu từ năm 2015 đến 2019 là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của ngành Dầu khí. Giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn dưới 30 USD/thùng, khiến hoạt động sản xuất...

Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%

Chiều ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025 và một số báo cáo, tờ trình quan trọng khác. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND,...

Vàng chuẩn bị đón sóng lớn?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất