Powered by Techcity

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật


Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 – 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn là mái nhà chung, nơi đã nhen nhóm, gieo cấy cánh đồng văn chương để làm nên mùa gặt lớn.

Các tác giả nguyên là học sinh lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trong buổi ra mắt ấn phẩm mới.

Từ “Búp trên cành” đến thành viên nhóm Nhà Búp 

Bồi hồi nhớ lại những năm tháng chủ nhiệm lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học, nhà thơ Kim Chuông, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chia sẻ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh được thành lập năm 1971. Đến năm 1976, từ quan điểm “Thái Bình đâu chỉ đất lúa”, lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học được tổ chức và kéo dài liên tục trong 15 năm. Những năm tháng say mê, bền bỉ ấy, nhiều nhà văn danh tiếng trên cả nước đã về giảng dạy như Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Võ Quảng…cùng các nhà văn Thái Bình duy trì việc “nấu sử, sôi kinh” bằng những bài sơ giản về lý luận văn học, những chuyến đi thực tế. Từ đó, sáng tác cụ thể đã được thầy và trò làm việc “tay đôi” trên bản thảo. Kết quả, trong các số Tạp chí Văn nghệ tỉnh được xuất bản, Hội dành riêng chuyên mục mang tên “Búp trên cành” chuyên đăng tải bài của các em viết. Đến nay, học sinh các lớp bồi dưỡng những năm ấy tụ họp với nhau trong ngôi nhà chung mang tên Nhà Búp. Các nhà văn, nhà thơ nhóm Nhà Búp đã có 50 đầu sách được xuất bản. Là người thầy đầu tiên dìu dắt và đến nay vẫn luôn đồng hành trong sáng tác văn học của các em, tôi tin rằng thành tựu của các em sẽ góp vào nền văn học đương đại nước nhà. 

Trong số học sinh của lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học ấy có nhà thơ, nhà giáo Phạm Hồng Oanh. Vẫn luôn miệt mài “nghiệp viết”, sau quá trình lao động nghệ thuật cần mẫn, nhà thơ Phạm Hồng Oanh được đánh giá cao với nhiều giải thưởng văn học trong nước, đã trở thành hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Những kiến thức, cách truyền đạt tâm huyết của các nhà văn, nhà thơ ngày ấy đã được chị gửi gắm vào thế hệ học trò của mình hiện nay. Chị cho biết: Từ tình yêu, lửa nóng với văn chương được nhen nhóm ngày ấy, từ năm 2014 đến nay, học viên của các lớp bồi dưỡng đã tập hợp, phát động nhiều cuộc sáng tác về văn học nghệ thuật. Từ quá trình này, không ít tập thơ, văn xuôi đã được dày công gửi tới độc giả, trong đó cuối năm 2024, tập thơ và văn xuôi mang tên “Duyên” tập 2 bao gồm 219 bài viết của 72 tác giả đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. 72 giọng điệu, mỗi người mỗi tâm tư nhưng hội tụ lại là tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu văn chương, yêu những điều gắn bó giản dị trong cuộc sống thường ngày. 

Nuôi dưỡng hứng khởi sáng tác 

Là một trong những học trò có quá trình gắn bó gần 10 năm với lớp đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hiện nay, Tiến sĩ Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa làm công tác nghiên cứu vừa giảng dạy về văn hóa tại trường đại học. Ông cho biết: Quãng thời gian được học tập lâu dài với các thầy là nhà văn, nhà thơ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên rất nhiều thói quen tốt trong tư duy văn học cũng như cách tôi truyền đạt, giảng giải mỗi vấn đề với học trò. Từ niềm đam mê văn học đã được “thắp lửa” ngày ấy, cùng sự thôi thúc từ các hoạt động của nhóm Nhà Búp trong giai đoạn hiện nay, bản thân tôi song song với những sáng tác thơ, vẫn luôn ấp ủ, nuôi dưỡng tâm huyết cho nhiều tác phẩm văn chương dài hơi như sự tri ân với các thầy. 

Trong năm 2024, các nhà văn, nhà thơ nhóm Nhà Búp có 12 ấn phẩm được xuất bản. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá: Về nhóm Nhà Búp của Thái Bình, tôi rất ngạc nhiên vì từ hoạt động bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học dành cho thiếu nhi đã giữ được tình yêu văn chương gần nửa thế kỷ. Đội ngũ sáng tác ấy, nhiều em đã trở thành cây bút “vạm vỡ” của nền văn học, có những người đã là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có những người chưa là hội viên nhưng thơ ca của họ đã quen thuộc với độc giả cả nước, đây là điều rất đáng mừng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thông tin: Từ hiệu quả rất thiết thực mà lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trong giai đoạn 1976 – 1990, Ban Thường vụ Hội hiện nay luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tiếp nối truyền thống quý báu đó. Trong thời gian tới, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh dự kiến sẽ phối hợp với các sở, ngành, tổ chức liên quan tổ chức những lớp bồi dưỡng dành cho thế hệ trẻ. Qua hoạt động chăm lo cho tài năng văn học nghệ thuật sẽ góp phần hướng mỗi người tới các giá trị chân – thiện – mỹ.

Tú Anh





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/217464/vun-dap-tinh-yeu-van-hoc-nghe-thuat

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025

Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025.Đồng chí Nguyễn Tiến Thành,...

Lãnh đạo huyện Vũ Thư: Thăm, động viên một số doanh nghiệp

Lãnh đạo huyện Vũ Thư: Thăm, động viên một số doanh nghiệp ...

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, động viên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân mới

Nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025, chiều ngày 5/2, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy tới thăm, động viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen, Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen. ...

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp trên địa bàn...

Chiều ngày 5/2, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, động viên, chúc tết cán bộ, người lao động Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Công ty Nhiệt điện Thái Bình, Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025. Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và một số sở, ngành, huyện Thái...

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp tại...

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 ...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Văn học nghệ thuật Thái Bình 50 năm trăn trở, sáng tạo

Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy...

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân ...

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Hướng về lễ hội truyền thống của quê hương

Trong không khí tất bật của những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025 như hối hả, nhiệt huyết hơn. Với những người đã có quá trình gắn bó lâu dài với lễ hội đền Trần, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà), mọi phần việc chuẩn bị càng chu toàn hơn, mong sao mỗi mùa lễ hội truyền...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa nhà Trần trên mảnh đất Long Hưng – Hưng Hà

Là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại xã Tiến Đức (Hưng Hà) là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2023 đến nay, lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh càng thôi thúc du khách về với mảnh đất Thái Bình bởi các hoạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất