Powered by Techcity

Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa


Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ 4.0 có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều hoạt động góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Em Trần Thị Hồng Nhung và em Lê Út Chi thể hiện trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình lần thứ IV năm 2024.

Trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình lần thứ IV năm 2024, một trong những tiết mục nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả là trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” dựa theo cốt truyện “Phạm Công – Cúc Hoa” của 2 thí sinh Trần Thị Hồng Nhung và Lê Út Chi. Đây là hai thí sinh nhỏ tuổi của cuộc thi. NSND Thanh Ngoan (nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam) cho biết, cô đã khóc khi xem tiết mục này. 

Theo NSND Thanh Ngoan, đây là làn điệu khó, thường phải sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba ở đại học mới học được. Tuy nhiên, với tuổi của 2 thí sinh Trần Thị Hồng Nhung và Lê Út Chi thì điều này thật là tuyệt vời. 

Lê Út Chi cho biết: Em cố gắng duy trì và học tập mỗi ngày để trưởng thành hơn và giữ mãi đam mê với nghệ thuật chèo.

Thành quả của 2 em Hồng Nhung, Út Chi được bồi đắp từ đam mê nghệ thuật chèo ở phong trào quần chúng của gia đình, phát hiện, bồi dưỡng của các giáo viên Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh. 

Bà Vũ Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh chia sẻ: Đóng góp vào công cuộc mang màu sắc của âm nhạc truyền thống đến với giới trẻ, với cương vị của một người nghệ sĩ, một cán bộ đoàn, theo chức trách, nhiệm vụ của Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh, tôi đã mở các lớp học chèo miễn phí cho thanh thiếu nhi; duy trì câu lạc bộ chèo Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng, cuộc thi em yêu làn điệu dân ca, qua đó tìm kiếm và phát hiện những nhân tố tài năng để bồi dưỡng, phát triển thế hệ kế cận âm nhạc truyền thống. Hàng năm, trong các chương trình tập huấn cho cán bộ đoàn, Trung tâm đã lồng ghép chương trình hát múa chèo đồng diễn sân trường, giúp các em thêm hiểu và thêm yêu nghệ thuật chèo truyền thống.

Cô giáo Hà Thị Nga, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường THPT Lý Bôn cho biết: Một điểm thuận lợi là chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hàm lượng văn hóa tích hợp qua các nội dung giáo dục khá lớn. Đặc biệt là ở bộ môn Văn học, văn học dân gian Việt Nam và các dân tộc thiểu số, các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng được đưa vào chương trình giảng dạy. Ở chuyên đề học tập hoạt động trải nghiệm và giáo dục địa phương, các nội dung bám sát việc tăng cường hiểu biết về mọi mặt đặc biệt là điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị văn hóa địa phương. Đoàn Thanh niên nhà trường thường xuyên tuyên truyền thông qua fanpage của trường, cập nhật và đăng tải kịp thời các hoạt động tìm hiểu văn hóa truyền thống; tổ chức cuộc thi nét đẹp học đường, trong đó có nội dung thi trang phục truyền thống, thi ứng xử nhằm định hướng cho học sinh lối ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; kết nạp đoàn viên, hoạt động trải nghiệm gắn với di tích: đình Phương Cáp, đền Trần, khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn…

Anh Thiệu Minh Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn thông tin: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức đoàn các cấp đẩy mạnh thực hiện thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của địa phương, đất nước; các diễn đàn, tọa đàm thực hiện nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới; các cuộc thi, ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa; hoạt động tuyên dương, tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao… Các cấp bộ đoàn đã tận dụng ưu thế tích cực của internet, mạng xã hội, nền tảng số trong triển khai các hoạt động; tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, trào lưu mới thịnh hành trong giới trẻ để có nhận định và định hướng, khuyến khích các nội dung lành mạnh, hình thành nên những xu hướng tích cực trong thanh thiếu nhi. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các phong trào, chương trình: Thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp; đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần.

Từ hoạt động của các cấp bộ đoàn đã góp phần xây dựng văn hóa ứng xử cho thanh thiếu nhi với những chuẩn mực đạo đức tốt, lan tỏa những hình ảnh, giá trị cao đẹp, góp phần nhân lên những giá trị mới, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Học sinh tìm hiểu về đình Phương Cáp, xã Hiệp Hòa (Vũ Thư) qua mã QR. 

Xuân Phương





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/211332/tuoi-tre-giu-gin-phat-huy-gia-tri-van-hoa

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Nguồn vàng nhẫn không còn khan hiếm như trước – Ảnh: THANH HIỆP Giá vàng giảm sâu và nguồn cung vàng dồi dào, các công ty vàng cũng không còn giới hạn số lượng mua như trước. Giá vàng giảm, nguồn cung vàng bỗng trở nên dồi dào Sau khi hồi phục mạnh lên ngưỡng 2.700 USD/ounce tối qua, giá vàng thế giới chiều nay, 8-11 lại lao dốc mạnh, có lúc về sát 2.680 USD/ounce. Lúc 18h, giá vàng thế giới...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng – đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của Viglacera...

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Cùng chuyên mục

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại

Được xây dựng, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay trên địa bàn tỉnh, hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm công trình kiến trúc, di tích khảo cổ, bảo vật, cổ vật… đa dạng, phong phú và là những chứng tích thể hiện cội nguồn, bản sắc văn hóa. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh...

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc ...

Công chiếu bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” tại huyện Vũ Thư

Công chiếu bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” tại huyện Vũ Thư ...

Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024

Tối ngày 12/10 (ngày 10/9 năm Giáp Thìn), Huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024.Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chúc mừng khai mạc lễ hội. Đến dự, về phía đại biểu Trung ương có các...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Keo

Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang tự, ở xã Duy Nhất (Vũ Thư) là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình. Năm 2017, lễ hội truyền thống chùa Keo được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã cho thấy giá trị độc đáo riêng có về văn hóa, kiến trúc, lịch sử được bảo tồn tại ngôi chùa cổ kính.Nghi lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh...

Nét đẹp văn hóa làng Keo

Nét đẹp văn hóa làng Keo ...

Lễ hội chùa Keo mùa thu: Hướng đến mùa lễ hội văn minh, mang bản sắc văn hóa truyền thống

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 được tổ chức trong 8 ngày, từ 12 - 19/10 (10 - 17/9 năm Giáp Thìn). Với đa dạng hoạt động diễn ra, dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt du khách và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật, lễ Thánh, trảy hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội truyền thống đã diễn ra từ nhiều tháng nay, đặc biệt chú trọng gìn...

Tái hiện những điệu múa dân gian tiêu biểu trong chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu

Tái hiện những điệu múa dân gian tiêu biểu trong chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu ...

Tiếp tục triển khai 6 nhóm nhiệm vụ về văn hóa

Chiều 3-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024.Đoàn khách Ấn Độ 4.500 người sang Việt Nam là một trong những điểm sáng của hoạt động du lịch trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Quyên Theo Bộ VH,TT&DL, đến nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Luật Di...

Tin nổi bật

Tin mới nhất