Powered by Techcity

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội thảo chia sẻ kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách”


(MPI) – Ngày 06/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo chia sẻ kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc. Tham dự Hội thảo có bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN); ông Vatcharin Sirimaneetham, Trưởng phòng Chính sách và Phân tích kinh tế vĩ mô, Ủy ban kinh tế – xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc cùng đại diện các bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: MPI

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao báo cáo Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” với nhiều kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời cho biết, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu SDG được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 và được xem là khung khổ dẫn dắt tiến trình phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn cầu, định hình xu hướng hợp tác giữa các quốc gia cũng như chiến lược hoạt động của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế và các cơ quan Liên hợp quốc trong giai đoạn 2015-2030.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu SDG tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành, lĩnh vực đã tích hợp toàn diện các mục tiêu SDG và đã chú ý và lồng ghép tốt hơn các nhóm yếu thế như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ để bảo đảm tinh thần “Không ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030. Việt Nam luôn ý thức được rằng trụ cột về văn hóa, y tế, an sinh xã là những trụ cột đóng vai trò quan trọng việc thực hiện thành công SDGs.

Theo Rà soát quốc gia tự nguyện năm 2023, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định đối với SDG 1, SDG 6, SDG 9, SDG 10, SDG 16, SDG 17. Đồng thời kết quả tích cực đã được ghi nhận trên nhiều chỉ tiêu cụ thể trong một số lĩnh vực như chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, tiếp cận điện năng… Việc đạt được những mục tiêu SDG của Việt Nam rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức nhe hiện nay. Kết quả nêu trên cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững ở cả phạm vi quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song, trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu SDG tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là đất nước đang phát triển, nguồn thực hiện phát triển cũng như thực hiện các mục tiêu SDG còn hạn chế. Trong đó, nguồn ODA giảm rõ rệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp; thu hút nguồn FDI vẫn tiếp tục tăng nhưng vẫn còn nhiều dư địa để thu hút dự án công nghệ cao để hướng tới phát triển bền vững; thu hút từ nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn còn hạn chế; còn nhiều dư địa lớn để nâng cao hiệu quả đầu tư vào các trụ cột văn hóa, y tế, giáo dục.

Với bối cảnh như vậy, Việt Nam còn nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phải làm phía trước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh; đồng thời đánh giá cao kết quả Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” với những quan điểm, định hướng là hướng đến xanh hơn thông qua đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng tái tạo phù hợp để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan.

Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của chính sách tài khóa toàn diện trong việc hỗ trợ thực hiện các mục tiêu SDG; lợi ích về môi trường khi đầu tư vào các lĩnh vực chuyển đổi quan trọng như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số; sự đánh đổi trong các lựa chọn chính sách và minh họa những tác động khác nhau theo quy mô, thành phần và tốc độ đầu tư; tầm quan trọng của đảm bảo hiệu quả trong chi tiêu công; cân bằng giữa quản lý hiệu quả nợ công và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn.

Hiện nay, các bộ, ngành và địa phương đang tập trung cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025, tổng kết kết quả thực hiện và đưa ra các định hướng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2026-2030, đồng thời, đang triển khai công tác đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 nhằm đưa ra định hướng mới cho triển khai thực hiện các mục tiêu SDG trong thời gian còn lại.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc mong muốn thông qua việc chia sẻ kết quả của Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho các bên liên quan trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của mình, đồng thời, tạo diễn đàn để cùng chia sẻ, trao đổi về các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu SDG trong chặng đường còn lại.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội thảo, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Đồng thời bày tỏ hy vọng, qua việc chia sẻ kết quả của Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” sẽ tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

Nghiên cứu do các chuyên gia của UN-ESCAP trực tiếp thực hiện trong vòng hơn một năm vừa qua dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô do UN-ESCAP phát triển để hỗ trợ cho các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thiết kế gói chính sách phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu COVID-19. Đối với Việt Nam, các kịch bản chính sách được lựa chọn để mô phỏng trong Nghiên cứu này bao gồm hướng tới nền kinh tế xanh hơn; giảm nghèo, bất bình đẳng và an sinh xã hội; và hướng tới tăng trưởng dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo.

Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đầu tư để đẩy nhanh tiến độ SDG và cho biết, Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên đều tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ và sẽ cùng nỗ lực để thực hiện các mục tiêu SDG thông qua các chính sách và hành động khẩn cấp, mang tính trọng tâm, chuyển đổi. Theo đó, bà Pauline Tamesis nêu những phân tích, khuyến nghị như: cần có những ưu tiên về thu hút đầu tư nhằm đóng góp vào tăng trưởng GDP, tạo thêm nhiều việc làm, giảm phát thải, tăng cường chất lượng không khí; về việc cần thiết đầu tư vào vốn con người thông qua các trụ cột quan trọng như y tế, giáo dục, an sinh xã hội; đầu tư vào công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Ảnh: MPI

Hội thảo được nghe các thông tin chuyên sâu liên quan đến kết quả nghiên cứu như tài trợ cho SDGs từ phân tích tăng cường về tính bền vững của nợ công của ESCAP; các phát hiện và khuyến nghị chính từ Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách”. Qua các bài trình bày nhằm giúp hiểu rõ tình hình, thách thức và cơ hội liên quan đến việc tài trợ cho các ưu tiên phát triển quốc gia và các mục tiêu SDG ở khu vực và Việt Nam; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất liên quan đến việc đẩy nhanh tài trợ cho SDG. Từ đó đề xuất các biện pháp chính sách khả thi, các sáng kiến và thực tiễn có thể mở rộng quy mô tài trợ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi SDG tại Việt Nam, dựa trên các phát hiện và khuyến nghị từ Nghiên cứu.

Những phát hiện qua nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của can thiệp chính sách chủ động và có mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Trên lộ trình phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam, những thông tin chuyên sâu từ nghiên cứu này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng và lập kế hoạch chiến lược./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-11-6/Thu-truong-Nguyen-Thi-Bich-Ngoc-tham-du-Hoi-thao-cnj4j7d.aspx

Cùng chủ đề

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng – đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của Viglacera...

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh...

Sáng ngày 8/11, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Thành phố thông minh: Trải nghiệm và Sáng tạo (ISSCEI-2024) và Vòng Chung kết quốc tế Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) Tham dự Phiên Hội thảo ISSCEI-2024 có hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế và đông đảo sinh viên Đà Nẵng. Theo GS, TSKH Lê Thành Nhân, Viện trưởng Viện DNIIT – Đại học...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

“Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam – Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam – Chile đã có những bước phát triển ấn tượng và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)...

Cùng tác giả

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng – đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của Viglacera...

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh...

Sáng ngày 8/11, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Thành phố thông minh: Trải nghiệm và Sáng tạo (ISSCEI-2024) và Vòng Chung kết quốc tế Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) Tham dự Phiên Hội thảo ISSCEI-2024 có hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế và đông đảo sinh viên Đà Nẵng. Theo GS, TSKH Lê Thành Nhân, Viện trưởng Viện DNIIT – Đại học...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

“Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam – Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam – Chile đã có những bước phát triển ấn tượng và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)...

Cùng chuyên mục

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng – đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của Viglacera...

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh...

Sáng ngày 8/11, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo Thành phố thông minh: Trải nghiệm và Sáng tạo (ISSCEI-2024) và Vòng Chung kết quốc tế Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) Tham dự Phiên Hội thảo ISSCEI-2024 có hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế và đông đảo sinh viên Đà Nẵng. Theo GS, TSKH Lê Thành Nhân, Viện trưởng Viện DNIIT – Đại học...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

“Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam – Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam – Chile đã có những bước phát triển ấn tượng và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y. Chị Thường sinh năm 1980, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chị hiện là Phó cục trưởng Cục Quản lý y, dược học cổ truyền – Bộ Y tế.  Tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024 Trịnh Thị Diệu Thường. Ảnh: Website BV Đại học Y Dược TPHCM cơ...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ phục hồi mạnh, 9 tháng năm 2024 đạt trên 120 tỷ USD. Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Triển...

Quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Trump

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành 295 phiếu đại cử tri, vượt con số 270 tối thiểu cần thiết để tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Kết quả này đã khép lại cuộc chạy đua gay cấn giữa ông Trump và đối thủ Kamala Harris, đồng thời mở ra một chặng đường mới cho tân chủ nhân Nhà Trắng. Báo Dân trí đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Quốc Cường,...

BKACAD và hành tinh 20 năm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao

Thành lập từ năm 2004, sau 20 năm không ngững nỗ lực, đổi mới và phát triển, ChươngHọc viện Công nghệ BKACAD (trực thuộc Hệ thống BK Holdings, Đại học Bách khoa Hà Nội) đã khẳng định vị thế là đơn vị đào tạo hàng đầu về công nghệ thông tin. Mỗi năm BKACAD đã đào tạo hàng nghìn học viên với ba hệ đào tạo là Hệ chứng chỉ quốc tế, Chương trình đào tạo thực hành BTEC,...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Chile và Peru, tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức...

NDO – Trước thềm chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác của Chủ tịch nước. Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác Chủ tịch nước...

Vàng trong nước giảm 6 triệu trong một ngày

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 8/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 81 triệu đồng/lượng mua vào và 83,8 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 81-85,5 triệu đồng/lượng (mua vào –...

Tin nổi bật

Tin mới nhất