Powered by Techcity

Thăng Long: Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Những năm qua, xã Thăng Long (Đông Hưng) thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới xây dựng đô thị loại V. Trong đó, địa phương chú trọng du nhập, duy trì, phát triển các ngành nghề, đồng thời xây dựng các mô hình nông nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở may của bà Nguyễn Thị Huyền, thôn Thần Khê, xã Thăng Long giải quyết việc làm cho 65 lao động địa phương.

Trước đây xã Thăng Long sản xuất nông nghiệp là chính nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Thời điểm nông nhàn rất nhiều lao động của xã phải đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Vì thế, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế, chú trọng phát triển đa dạng ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện toàn xã có hàng trăm lao động làm trong các công ty; hàng trăm người làm nghề xây dựng, mộc, cơ khí, may, lắp ráp bật lửa, gấp giấy tiền…; hơn 500 lao động đi làm ăn xa. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã 3 năm qua tăng bình quân 14,3% so với năm 2020, chiếm 55,69% cơ cấu kinh tế. 

Bà Nguyễn Thị Huyền, chủ cơ sở may ở thôn Thần Khê cho biết: Trước đây cả hai vợ chồng tôi đều đi làm ở công ty, không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Thấy ở quê có nhiều lao động nông nhàn trong khi đời sống còn khó khăn, vợ chồng tôi bỏ công ty về nhà mở cơ sở may hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa (khoảng 30.000 sản phẩm/tháng), giải quyết việc làm cho 65 lao động, lương bình quân 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ có những người mạnh dạn đưa nghề về quê như bà Huyền, nhiều chị em có con nhỏ, người già, người khuyết tật ở xã Thăng Long có việc làm. 

Bà Nguyễn Thị Đượm, thôn An Liêm phấn khởi cho biết: Tôi đã hơn 50 tuổi, không thể đi làm ở công ty, chị Huyền đưa nghề về quê cho những người như chúng tôi làm rất phù hợp. Công việc nhẹ nhàng, môi trường làm việc rất tốt, thu nhập của tôi mỗi tháng 6 triệu đồng, nhờ đó cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn. 

Còn bà Lương Thị Liễu, thôn Thần Khê dù phải đeo kính để cắt chỉ quần áo nhưng vẫn mừng vì mình còn tham gia làm kinh tế được. Bà chia sẻ: Vợ chồng tôi có tuổi rồi nhưng ngồi chơi trong khi kinh tế gia đình chưa vững thì không đành, tôi nhận việc về làm, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và quan trọng là thấy mình vẫn có ích.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xã Thăng Long còn tập trung nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp với nhiều cách làm linh hoạt. Xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống lúa, mùa vụ gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi gần 30ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả; khuyến khích nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, giải phóng sức lao động. Phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, an toàn sinh học tiến tới quy trình khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ và phân phối để nâng cao chất lượng, tăng giá thành. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã hiện có hơn 11.400 con. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân 3 năm qua đạt 28 tỷ đồng. 

Là một trong những hộ thoát nghèo nhờ mạnh dạn chuyển đổi hơn 5.000m2 ruộng cấy lúa kém hiệu quả xây dựng thành công mô hình kinh tế VAC, bà Vũ Thị Dân, thôn Lộ Vị chia sẻ: Trên chuồng tôi nuôi gà, vịt con, dưới ao nuôi cá giống, ngoài vườn trồng đào, quất phục vụ thị trường tết. Mỗi năm xuất bán 3 – 4 tấn cá giống, mỗi tháng tiêu thụ 25 vạn con gà, vịt giống, trồng khoảng 600 cây quất chum, 1.500 gốc đào thế, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng, 4 – 5 lao động thời vụ với thu nhập 200.000 đồng/ngày.

Vợ chồng bà Lương Thị Liễu, xã Thăng Long dù cao tuổi song vẫn nhận việc về nhà làm để có thêm thu nhập. 

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Thăng Long cho biết: Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đạt 10%; thu nhập bình quân đạt 62,2 triệu đồng/người/năm. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập làm động lực hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, hướng tới xây dựng đô thị loại V, thời gian tới xã Thăng Long tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tiếp tục thực hiện sản xuất hàng hóa tập trung, tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, bán công nghiệp, đạt hiệu quả; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề để cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, xã duy trì và mở rộng các nghề hiện có tại địa phương, khuyến khích nhân dân du nhập nghề mới, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ổn định, mở rộng sản xuất. Tổ chức rà soát, bổ sung các quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao gắn với xây dựng và phát triển đô thị.

Hiếu Nghĩa



Nguồn

Cùng chủ đề

Một số lưu ý chuẩn bị tái đàn vật nuôi sau tết Nguyên đán

Ảnh minh họa. 1. Chuẩn bị và vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôiSau khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi cần để trống chuồng từ 15 - 21 ngày. Trong thời gian để trống chuồng cần vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và toàn bộ khu vực chăn nuôi:- Dọn sạch các chất thải...

UN Tourism dự đoán nền du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

UN Tourism dự đoán nền du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 ...

Việt Nam là điểm sáng về phục hồi du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, năm 2024, ngành du lịch nước ta đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 98% so cùng kỳ năm 2019. Mức tăng trưởng này tương đương với sự phục hồi chung của nền du lịch thế giới là 99% và cao hơn đáng kể mức phục hồi trung bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 87% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.Năm 2024, du...

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 ...

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp tại...

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp...

Cùng tác giả

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Sáng ngày 21/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban...

Cơ giới hóa trong gieo cấy lúa xuân

100% diện tích cấy lúa vụ xuân năm nay của tỉnh đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất và trên 35% diện tích lúa được cấy bằng máy - đây là bước tiến quan trọng giúp giảm công lao động, tối ưu hóa chi phí sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.Nông dân xã Song Lãng (Vũ Thư) mở rộng diện tích cấy máy. ...

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Theo ngành chuyên môn, trong tháng 2 có đợt không khí lạnh tăng cường xuống các tỉnh, thành phố phía Bắc gây rét đậm, rét hại. Các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.Hộ chăn nuôi của xã Duyên Hải (Hưng Hà) sưởi ấm cho đàn lợn sau khi tái đàn trước thời tiết rét đậm. ...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm của tỉnh

Chiều ngày 18/2, UBND thành phố Thái Bình họp nghe báo cáo kết quả, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn. Đồng chí Hoàng Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự và chỉ đạo cuộc họp.Đồng chí Hoàng Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự...

Phấn đấu khởi công dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình trong tháng 9/2025

Đó là một trong những yêu cầu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Công ty TNHH Tokyo Gas, Tập đoàn quốc tế Kyuden, Công ty Cổ phần Công nghiệp Trường Thành Việt Nam về tình hình triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình, chiều ngày 18/2.Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm...

Doanh nghiệp Tiền Hải: Ổn định sản xuất ngay từ đầu xuân

Sau những ngày vui xuân đón tết, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh. Với nhiều kỳ vọng vào một năm mới khởi sắc, các doanh nghiệp nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, tận dụng tốt cơ hội để bứt phá ngay từ những ngày đầu xuân.Sản xuất tại nhà máy sợi An Ninh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất