Powered by Techcity

Quỳnh Phụ: Thi đua tạo động lực phát triển kinh tế

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay, kinh tế huyện Quỳnh Phụ có bước phát triển vượt bậc, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, đưa Quỳnh Phụ trở thành “cực tăng trưởng mới” của tỉnh. Yếu tố quan trọng mang lại thành công là huyện đã chủ động phát động, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.

Công nhân Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor, cụm công nghiệp Đông Hải (Quỳnh Phụ) thi đua sản xuất, kinh doanh.

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước 

Thời gian qua, nói đến Quỳnh Phụ là nói đến phong trào người dân tự nguyện tham gia góp quyền sử dụng đất để mở rộng đường giao thông. Từ những con đường nhỏ hẹp, lầy lội, đi lại khó khăn, đến nay, sau gần 3 năm triển khai Thông báo kết luận số 220 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc vận động nhân dân tự nguyện góp quyền sử dụng đất không đòi lại, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân, nhiều tuyến đường khang trang, to rộng đã được hình thành. Để nâng cấp, cải tạo 19 tuyến đường đã có hơn 4.200 hộ dân đồng thuận, tự nguyện hiến tặng không đòi lại khoảng 35ha đất ở và đất nông nghiệp với tổng trị giá hơn 500 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Ngọc Nhường, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện khẳng định: Việc góp quyền sử dụng đất đã thực sự trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên địa bàn huyện, có sức lan tỏa ra toàn tỉnh, toàn quốc và thực tế đã đem lại hiệu quả rất cao. Hiện nay, hiến đất đã trở thành “thương hiệu” của huyện, cứ ở đâu làm đường là nhân dân hiến đất. 

Ông Hoàng Đình Hoành, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Nguyên cho biết: Từ phong trào góp quyền sử dụng đất không đòi lại do huyện phát động đã lan tỏa ra các địa phương, trong đó có xã Quỳnh Nguyên. Năm 2023, địa phương được tiếp nhận dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐH.80 và tuyến đường liên xã Quỳnh Nguyên – Quỳnh Bảo với tổng chiều dài 2.350m. Để triển khai dự án cần giải phóng 7.998,7m2 đất thổ cư và đất nông nghiệp của 171 hộ dân. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn tuyên truyền, vận động, tất cả các hộ dân đều đồng thuận hiến đất để mở rộng đường. Đến nay, tuyến đường đang trong giai đoạn hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. 

Trong sản xuất nông nghiệp, với quyết tâm duy trì năng suất lúa hàng năm đạt trên 71 tạ/ha, các địa phương trong huyện đã hưởng ứng phong trào “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn” mà điển hình là thi đua tích tụ, tập trung ruộng đất, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu nông sản được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng. 

Ông Đỗ Tiến Công, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Đến nay, toàn huyện có 312 hộ tích tụ, thuê mượn hơn 1.376,5ha đất với quy mô sản xuất từ 2ha trở lên. Bên cạnh đó, huyện đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây hàng năm, cây màu, cây ăn quả, cây dược liệu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. 

Liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân Quỳnh Phụ. 

Tăng cường kỷ cương, đẩy mạnh cải cách hành chính 

Ông Nguyễn Văn Nhiễm, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Trong 3 đột phá phát triển của Quỳnh Phụ nhiệm kỳ 2020 – 2025, đột phá về cải cách hành chính được huyện đặt lên hàng đầu và đây cũng là phong trào thi đua huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện. Điều đó thể hiện quyết tâm của huyện trong nhiệm kỳ tập trung nâng cao ý thức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ huyện đến cơ sở; kiên quyết loại bỏ tư tưởng lười biếng, ỷ lại, không nỗ lực trong công việc. Thời gian qua, Huyện ủy Quỳnh Phụ đã ban hành nhiều văn bản về tăng cường kỷ cương, kỷ luật, cải cách hành chính. Từ việc luân chuyển, điều động cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý và điều động cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 – 2025; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đến việc sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã tạo chuyển biến lớn trong cách nghĩ, cách làm tại mỗi đơn vị, địa phương. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thông qua công tác kiểm tra, giám sát ở các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phát hiện một số cán bộ, công chức vi phạm trong một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực địa chính, tư pháp… Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo xử lý kịp thời, phù hợp, được cán bộ, nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Trong việc sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp xã, toàn huyện đã tinh gọn được gần 50 cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cán bộ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. 

Đến nay, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở hoạt động nền nếp, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường; chính quyền, cán bộ, công chức gần dân, trọng dân, phục vụ lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, công chức cấp xã thực thi nhiệm vụ trách nhiệm, tận tụy, hiệu quả cao.

Việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật, cải cách hành chính mang lại niềm tin trong nhân dân. 

Các phong trào thi đua đã tạo động lực đưa kinh tế Quỳnh Phụ có bước phát triển vượt bậc. Năm 2023 tiếp tục là năm huyện gặt hái nhiều thành công khi tổng giá trị sản xuất ước đạt 26.255,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022 (xếp thứ hai các huyện, thành phố); thu hút 59 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4.117 tỷ đồng từ đầu nhiệm kỳ đến nay. An Thái (Quỳnh Phụ) là xã đầu tiên của tỉnh được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025. 

Ông Nguyễn Tiến Quyền, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ cho biết: Năm 2024, trên cơ sở các chỉ tiêu đề ra, huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực huyện có thế mạnh: giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư, liên kết sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, đưa Quỳnh Phụ tiếp tục bứt phá đi lên. 

Nguyễn Cường 

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Huy động sức mạnh toàn dân trong ứng phó với lũ

Chiều ngày 12/9, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, hộ đê tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Vũ Thư. Cùng đi có các đồng chí: Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Thái Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện Hưng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện...

Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu

Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu ...

Tham vấn ý kiến Đồ án Khu công nghiệp Dược

Tham vấn ý kiến Đồ án Khu công nghiệp Dược – Sinh học Quỳnh Phụ, Thái BìnhKhu công nghiệp Dược – Sinh học được triển khai trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đang được UBND tỉnh Thái Bình xây dựng đồ án quy hoạch với diện tích khoảng 292 ha. Phối cảnh Dự án khu công nghiệp Dược – Sinh học Thái Bình. Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn...

Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường

Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó việc xác định cụ thể vị trí, ranh giới của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là một nhiệm vụ được đưa vào kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh. Được sự đồng thuận từ các bộ, ngành trung ương, các chuyên gia và các...

Cùng tác giả

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ cho các địa phương và người lao động TKV, đồng thời tích cực khôi phục nhanh sản xuất.  Dọn đến đâu...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO – Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Giá vàng thế giới và vàng nhẫn cùng nhau lập đỉnh mới

Tại thời điểm khảo sát lúc 13h chiều ngày 16/9, giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Giá vàng nhẫn cùng đà tăng với giá vàng thế...

Lợi thế mong manh – Vietnam.vn

Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Trụ của UNESCO ở Paris từ ngày 5 đến 7/7. Trong tổng số 12 nước được bầu làm thành viên thay thế cho nhiệm kỳ 2022-2026, có 4 nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Bangladesh. Đây là nhóm có...

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Cùng chuyên mục

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Cầu sông Hồng chính thức hợp long

Sáng ngày 14/9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và nhà thầu thi công tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình đã tổ chức hợp long cầu sông Hồng. Đây là cây cầu cuối cùng hoàn thành của dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình và được đánh giá là hạng mục quan trọng nhất trên toàn tuyến.Cầu sông Hồng có tổng chiều dài 1.400m nối...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định ...

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3 ...

Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Sau bão số 3, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, các đợt mưa lớn gây ngập úng dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, ngành chuyên môn và các hộ dân đang tập trung xử lý môi trường, giám sát và phòng, chống dịch bệnh.Cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hoạt động của trang trại...

Thái Thụy: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống

Sau bão số 3, huyện Thái Thụy khẩn trương khắc phục thiệt hại, tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điện lực Thái Thụy khẩn trương khắc phục sự cố sau bão số 3 Bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Liên Hà Thái đã ổn định sản...

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp ...

Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều diện tích lúa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Kiến Xương bị ảnh hưởng, thiệt hại. Người dân ở các địa phương trong huyện vẫn đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.Các lực lượng tham gia...

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão

Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị...

Cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình: Lấy trí, tài vượt thiên tai

Bão số 3 đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề về tài sản đối với rất nhiều doanh nghiệp. Bằng tinh thần vượt khó, tự lực cánh sinh, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, sớm đưa nhà máy, xí nghiệp trở lại hoạt động.Bão số 3 làm tốc 6.500m2 mái nhà xưởng sản xuất và kho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất