Powered by Techcity

Quỳnh Phụ: Gìn giữ nét đẹp văn hóa lễ hội đầu xuân

Với quan niệm đầu năm đi lễ cầu may, sau tết Nguyên đán hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đã đến hành lễ, chiêm bái tại đền Đồng Bằng, xã An Lễ và đền A Sào, xã An Thái (Quỳnh Phụ). Để giữ gìn nét đẹp văn hóa lễ hội đầu xuân, công tác tổ chức lễ hội được ban quản lý 2 di tích chú trọng.

Đền A Sào, xã An Thái (Quỳnh Phụ).

Sau gần 2 năm về huyện quản lý, hiện tại đền Đồng Bằng – nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công giúp vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, chiêu dân, lập ấp, xây dựng giang sơn, xã tắc từ buổi sơ khai nay đã đổi khác. Du khách đến chiêm bái sẽ không còn thấy cảnh tắc đường, chen lấn, xô đẩy; không xuất hiện hình ảnh ăn xin, thay vào đó quang cảnh thoáng đãng, đường đi lối lại sạch sẽ, hoạt động tâm linh theo đúng phong tục, được du khách đánh giá cao. 

Ông Phạm Văn Văn, Trưởng bộ phận điều hành di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng cho biết: Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay lượng du khách về với đền Đồng Bằng đông hơn. Trung bình mỗi ngày có khoảng 8.000 – 10.000 lượt khách đến hành lễ, chiêm bái. Để giữ gìn nét đẹp văn hóa lễ hội, công tác bảo đảm an ninh trật tự trong nội tự và khu vực khuôn viên, nơi đỗ xe được ban quản lý đền rất quan tâm. Ban Quản lý chia thành các tổ, phân công công việc cho từng thành viên. Hệ thống camera điều hành đặt trung tâm giám sát 24/24 giờ, có vụ việc cần giải quyết đều xử lý kịp thời. Từ sau tết Nguyên đán đến nay, dù lượng khách đến chiêm bái đông song chưa xảy ra sự cố, du khách rất phấn khởi về công tác tổ chức tại đền Đồng Bằng.

Gia đình bà Vũ Thị Mượt ở huyện Thanh Miện (Hải Dương) cùng người thân đầu xuân năm nào cũng đến đền Đồng Bằng dâng hương lễ thánh, cầu sức khỏe, bình an. Với bà, mỗi năm đền Đồng Bằng có nhiều đổi khác, đẹp và khang trang hơn. Bà Mượt tâm sự: So với những năm trước, đền Đồng Bằng giờ khang trang hơn, trật tự hơn, đường đi thông thoáng, được lát gạch, hàng quán được phân khu tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ, trang nghiêm; không còn tình trạng ăn xin và chèo kéo khách; đồ lễ trong các cung, các cửa được bày theo thứ tự, không chồng lên nhau…; công tác bảo đảm an ninh trật tự được thực hiện nghiêm nên chúng tôi rất yên tâm.

Tại đền A Sào – nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, không khí lễ hội đầu năm rộn rã. Rất nhiều đoàn khách và du khách thập phương đến tham quan và dâng hương. Giao thông thuận lợi, khuôn viên rộng rãi, nơi thờ tự uy nghiêm là cảm nhận chung của du khách khi đến đây. 

Bà Nguyễn Bích Hảo, quê Thái Bình sống ở Hà Nội nhiều năm, đầu xuân năm nay có dịp về thăm quê, gia đình bà tranh thủ đến đền A Sào dâng hương. Bà Hảo tâm sự: Đầu xuân về thăm quê, tôi đều đi lễ tại 2 di tích lịch sử của huyện Quỳnh Phụ là đền Đồng Bằng và đền A Sào. Qua mỗi năm, tôi thấy đường giao thông giờ đây rất thuận lợi, khung cảnh ở đây rất đẹp. Nơi thờ tự tại các cung, các cửa trang nghiêm. Du khách về du xuân cũng chấp hành nội quy, quy định của nhà đền, không thắp hương nhang, đốt vàng mã để bảo đảm phòng, chống cháy, nổ, sức khỏe cho mọi người và cộng đồng.

Du khách đến tham quan, chiêm bái đền Đồng Bằng, xã An Lễ (Quỳnh Phụ).

Những năm qua, nhằm duy trì những phong tục đẹp trong lễ hội, kiên quyết loại bỏ tình trạng lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, tổ chức đánh bạc, phung phí tiền bạc vào vàng mã và lễ vật, huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và các địa phương có di tích lịch sử thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức lễ hội. 

Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để hoạt động lễ hội đầu năm bảo đảm đúng thuần phong mỹ tục, các đơn vị chuyên môn của huyện phối hợp với các xã, thị trấn có di tích xây dựng kế hoạch chi tiết, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền đến du khách thập phương hiểu và thực hiện đúng các nghi thức tâm linh, tín ngưỡng thờ tự theo quy định, bài trừ mê tín dị đoan, bói toán. Bên cạnh đó, ban quản lý các di tích phối hợp với Công an huyện, công an các địa phương xây dựng phương án bảo vệ, bố trí lực lượng nắm bắt tình hình, phòng ngừa, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ; xử lý các trường hợp ăn mày, xin lộc, bán hàng rong, lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi bán hàng tại khu vực di tích. Các hộ kinh doanh nghiêm cấm buôn bán những mặt hàng mà Nhà nước không cho phép. Huyện cũng chỉ đạo các xã thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh nếu phát hiện sai phạm.

Đền Đồng Bằng được tu bổ khang trang, đường đi thông thoáng, hàng quán được phân khu tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ.

Nguyễn Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp tại...

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên một số doanh nghiệp...

Quỳnh Phụ: Thêm 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Quỳnh Phụ: Thêm 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ...

Quỳnh Phụ: Tăng tốc những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tổng giá trị sản xuất của huyện Quỳnh Phụ ước đạt trên 21.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù giá trị sản xuất tăng ở mức cao song để hoàn thành mục tiêu đề ra cả năm tăng 12,6%, huyện tập trung triển khai nhiều giải pháp.Công ty TNHH May xuất nhập khẩu Đạt Vinh, xã An Hiệp (Quỳnh Phụ) tích cực phát động phong trào thi đua trong...

Huy động sức mạnh toàn dân trong ứng phó với lũ

Chiều ngày 12/9, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, hộ đê tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Vũ Thư. Cùng đi có các đồng chí: Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Thái Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện Hưng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện...

Cùng tác giả

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII

Sáng ngày 10/2, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Thành phố Thái Bình: 3 năm liên tiếp dẫn đầu bộ chỉ số DDCI

Năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp thành phố Thái Bình dẫn đầu các huyện, thành phố trong bảng xếp hạng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI). Kết quả này thể hiện nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố trong đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; sự quan tâm nắm bắt,...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Cùng chuyên mục

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Lễ hội đền Trần: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà ngày nay là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, nơi sinh ra các bậc minh quân, tướng lĩnh tài ba, đồng thời là khởi nguồn hào khí Đông A, hun đúc nên ý chí kiên cường. Từ giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa độc đáo riêng có, năm 2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình ...

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật

Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn...

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 ...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Tin nổi bật

Tin mới nhất