Powered by Techcity

Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề


Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.

Vươn cao nhờ OCOP

Hưng Hà là huyện có nhiều nghề và làng nghề phát triển với 54 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm qua huyện đã có nhiều cơ chế khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các làng nghề, đặc biệt là những hộ có tâm huyết với nghề truyền thống được vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Với quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống, ông Nguyễn Văn Xanh – một trong những người “giữ nghề” dệt chiếu cói có thâm niên tại khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân cho biết: Những năm gần đây, do phải cạnh tranh với chiếu nhựa nên nghề dệt chiếu cói gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sản phẩm chiếu cói vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Chiếu cói được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là cây cói và sợi đay. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường nên an toàn đối với người sử dụng và phù hợp với thời tiết nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nguyên liệu sản xuất chiếu tôi lấy từ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Thanh Hóa. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cùng sự hỗ trợ của huyện trong khôi phục, phát triển nghề truyền thống, gia đình tôi đầu tư 10 máy dệt chiếu cói, hiện, mỗi ngày sản xuất khoảng 200 lá chiếu cói. Cơ sở của tôi sản xuất chiếu dệt với nhiều loại: khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. Giá chiếu dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/ một đôi tùy kích cỡ. Năm 2023, sản phẩm chiếu cói của gia đình tôi được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao qua đó giúp thương hiệu được quảng bá rộng rãi, việc tiêu thụ thuận lợi hơn.

Ngoài sản xuất chiếu cói, ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) còn đầu tư máy móc sản xuất chiếu nhựa, tạo việc làm cho khoảng 60 lao động. 

Bánh đa Quỳnh Côi đã có từ lâu đời, được lưu truyền trở thành đặc sản mà đi đâu người ta cũng nhắc đến. Đây cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020. 

Anh Hoàng Phó Nam, chủ thể sản phẩm OCOP bánh đa Quỳnh Côi cho biết: Mọi công đoạn sản xuất bánh đa Quỳnh Côi của cơ sở đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Nhờ áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại, cơ sở của gia đình tôi đã thay đổi cách sản xuất từ phơi bánh ngoài trời, vo gạo làm thủ công sang máy móc, thay sức người bằng sức máy hiện đại hơn. Sau khi bánh thái xong sẽ được đưa vào cuộn, gấp rồi đưa vào sấy trong phòng sấy tách ẩm. Quá trình sấy khô ở nhiệt độ cao giúp cho bánh không bị bám bụi bẩn và giữ nguyên được hương vị đậm đà của gạo. Cách làm này thay thế hoàn toàn công đoạn phơi thủ công bằng ánh nắng mặt trời theo truyền thống. Cuối cùng, sau khi sấy khô, bánh đa sẽ được chuyển ra ngoài và đưa vào đóng gói bằng túi nilon chuyên dụng để sản phẩm luôn được an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, bánh đa Quỳnh Côi không chứa các chất phụ gia, chất bảo quản nên rất an toàn cho người sử dụng. Nhờ tự động hóa nhiều khâu trong sản xuất nên năng suất sản phẩm được nâng lên đáng kể, từ quy mô vừa và nhỏ đã phát triển lên quy mô lớn, tiêu thụ hơn 120.000 tấn gạo/năm. Có 3 cái được khi sản phẩm được “gắn sao” OCOP: Thứ nhất là tiêu thụ thuận lợi hơn, thứ hai là giải quyết được việc làm cho người dân, từ đó nâng cao thu nhập và thứ ba là mang tính xã hội lớn – có sự lan tỏa về giá trị sản phẩm sau khi được công nhận OCOP, tạo được niềm tin, thu hút người tiêu dùng hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại không phải là sản phẩm OCOP.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 22 sản phẩm OCOP của các làng nghề đạt chứng nhận 3 sao, 4 sao. Hầu hết các sản phẩm làng nghề sau khi gắn sao OCOP đều phát triển tốt, với mức bình quân tăng từ 20 – 25% so với trước khi tham gia chương trình. Trong đó, có một số sản phẩm phát triển thị trường rất khả quan, có mặt tại nhiều chuỗi hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu thành công tại những thị trường khó tính.

Bánh đa Quỳnh Côi là một trong bốn sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ.

Phát triển sản phẩm – trọng tâm phát triển làng nghề

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 141 làng nghề, trong đó: 22 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Khu vực biên giới biển Thái Bình tuy không phải địa bàn trọng điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra. Để giữ cho địa bàn luôn ổn định, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này. 

Chia sẻ về tình hình xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu trên địa bàn, Đại tá Nhâm Xuân Tình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: Khu vực biên giới biển Thái Bình có diện tích rộng, trên địa bàn hiện có 112 doanh nghiệp với 171 phương tiện vận tải biển, chủ yếu hoạt động và neo đậu ở ngoài tỉnh. Trên địa bàn còn có 1 khu chuyển tải xăng dầu nằm trong vùng nước cảng biển, 1 kho xăng dầu với 11 bồn chứa xăng dầu và 6 bồn chứa khí hóa lỏng. Đáng chú ý, tại cảng thương mại Diêm Điền và 3 cảng cá Cửa Lân, Tân Sơn, Đông Tiến – Thái Đô hiện có hơn 700 tàu cá thường xuyên hoạt động. Đây là nơi có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu rất lớn, địa điểm thuận lợi cho các tàu thuyền có thể lợi dụng để buôn lậu, vận chuyển xăng dầu trái phép. Nhận diện rõ nguy cơ nạn buôn lậu, gian lận thương mại phát sinh, thực hiện Kế hoạch số 92/KH- BCĐ389, ngày 13/9/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa và sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, 2 năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tập trung quán triệt, chỉ đạo, huy động lực lượng thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đơn vị đã ban hành 6 kế hoạch, 6 công văn, 12 công điện chỉ đạo các đơn vị mở các đợt cao điểm đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn khu vực biên giới biển. 

Đại tá Tạ Văn Ngự, Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: Để phòng ngừa nạn buôn lậu, gian lận thương mại, lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương khu vực biên giới biển tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được 45 buổi cho 862 lượt người, tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh các xã hơn 230 lượt. Quần chúng nhân dân và ngư dân làm ăn trên biển đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia hoặc tiếp tay vận chuyển thuê cho các đối tượng buôn lậu. Đặc biệt, bà con trở thành đôi mắt, cánh tay nối dài của lực lượng biên phòng, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, giúp lực lượng chức năng đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Những tháng cuối năm, Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung bám nắm địa bàn, tổ chức tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới biển bởi đây là thời điểm các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại bắt đầu hoạt động nhằm chuẩn bị tuồn hàng vào nội địa tiêu thụ dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 

Trung tá Hoàng Việt Bách, Trợ lý hướng dẫn điều tra, Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chia sẻ: Anh em cán bộ, chiến sĩ các tổ công tác tại địa bàn phải tăng cường trinh sát, nắm và phân loại đối tượng nguy cơ cao để tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa vi phạm, đồng thời làm tốt công tác dân vận, huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín tại cộng đồng cùng vào cuộc tham gia phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đặc biệt, dù trong điều kiện thời tiết khó khăn, biển động hay muỗi, vắt ở sú, vẹt rừng ngập mặn cắn, chích nhưng cán bộ, chiến sĩ nỗ lực khắc phục, duy trì hoạt động tuần tra, kiểm soát, trực chốt, sẵn sàng cơ động bắt giữ đối tượng vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. 2 năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức 771 lượt tuần tra, kiểm soát trên sông, biển với 4.857 hải lý, tuần tra trên bộ 2.075 lượt với 12.489km, đã kiểm tra, kiểm soát 47.210 phương tiện với 135.418 lao động. Kiểm tra, kiểm soát nhập cảnh 27 phương tiện, 539 thuyền viên, gần 750.000 tấn khí hóa lỏng; xuất cảnh 24 phương tiện, 539 thuyền viên, hơn 23.000 tấn khí hóa lỏng; chuyển cảng đến và đi cho 302 phương tiện, 4.892 thuyền viên, hơn 730.000 tấn khí hóa lỏng; kiểm soát xuất nội địa 570 phương tiện, 7.123 thuyền viên, 162 hành khách và hơn 530.000 tấn hàng hóa các loại. 

Đại tá Nhâm Xuân Tình cho biết thêm: Qua công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng biên phòng đã kịp thời phát hiện, bắt giữ, khởi tố 25 vụ với 25 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ tàng vật gồm 6,1919 gam hêrôin, 2,4977 gam methamphetamin, 1,3753 gam MDMA. Lực lượng biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng khác bắt giữ, khởi tố 37 vụ với 70 đối tượng mua bán, tang trữ trái phép chất ma túy, thu giữ lượng lớn các chất ma túy. Ngoài ra, trong dịp tết Nguyên đán, các đơn vị biên phòng đã trực tiếp vận động thu hồi 4 khẩu súng các loại, 80 viên đạn, 2 mã tấu, 1kg thuốc nổ TNT, 4 kíp nổ, ngòi nổ, 600 gam thuốc pháo, 15,1kg pháo nổ các loại. Những kết quả đó đã góp phần giữ vững sự bình yên trên vùng biên giới biển, không để nạn buôn lậu, gian lận thương mại phát sinh, gây phức tạp địa bàn. KHẮC DUẨN 4 làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ; 4 làng nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề; 107 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát; 4 làng nghề phục vụ đời sống dân cư nông thôn. Ngoài phát triển ổn định các nghề truyền thống đã du nhập thêm một số nghề mới: dệt chiếu nilon, móc sợi, làm lông mi giả… góp phần giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, doanh thu bình quân của làng nghề đạt 40.652 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân 13.971 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 106 làng có nghề nhưng chưa được công nhận. 22 sản phẩm OCOP từ các làng nghề đều là những “tinh hoa” mang thương hiệu, đặc trưng của mỗi địa phương. Tuy nhiên, con số này so với 141 làng nghề, gần 200 sản phẩm OCOP hiện có còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng.

Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Qua rà soát, trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm công nghiệp. Quy mô làng nghề nhỏ, sản xuất phân tán trong khu dân cư của các vùng nông thôn; hầu hết các cơ sở ngành nghề nông thôn đều hoạt động dưới mô hình hộ gia đình, một số ít là cơ sở ngành nghề quy mô nhỏ; chỉ có 31/141 làng nghề có cơ sở ngành nghề là doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống trong đó chú trọng tổ chức sản xuất tại các làng nghề theo hướng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế cao, xây dựng sản phẩm OCOP từ sản phẩm làng nghề góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phấn đấu mỗi năm có từ 1 – 2 sản phẩm làng nghề được công nhận sản phẩm OCOP.

Không phải tất cả sản phẩm từ những làng nghề đều cần trở thành sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, nếu cùng một sản phẩm được sản xuất ở nhiều nơi, người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn mua ở làng nghề, tương tự, sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng hơn sản phẩm cùng loại sản xuất đại trà. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc “gắn sao” OCOP cho sản phẩm truyền thống được nhìn nhận là hướng đi mới, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững và vươn ra thị trường lớn hơn.

Ngân Huyền





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/210321/phat-trien-san-pham-ocop-tu-tinh-hoa-lang-nghe

Cùng chủ đề

130 gian hàng OCOP tụ hội về Lễ hội chùa Keo Thái Bình năm 2024

NDO – Trước giờ khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 diễn ra vào tối 12/10, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, lễ hội bánh và ẩm thực tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo nằm trên địa bàn xã Duy Nhất. Nằm trong chuỗi hoạt động chính thức tại Lễ hội chùa Keo, đây là lần thứ 2...

Xây dựng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Những năm qua, bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái Bình còn đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP trong ngành chăn nuôi, thủy sản, đem lại hiệu quả thiết thực trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định kinh tế cho các chủ thể OCOP. Để giúp nông dân tiếp cận, làm chủ kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP tích...

Thái Thụy: Sản phẩm OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Thời gian qua, huyện Thái Thụy tích cực triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến các địa phương, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện huyện có 40 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu được công nhận sản phẩm OCOP. Mỗi sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.Công ty TNHH...

Vũ Thư: Khai mạc hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực

Tối ngày 10/7, Huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực huyện Vũ Thư năm 2024. Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tham quan các gian hàng OCOP và sản phẩm chủ lực tại huyện Vũ Thư. ...

Kênh phân phối chung tay xúc tiến và tiêu thụ, sản phẩm OCOP rộng mở đầu ra

Lào Cai: Xúc tiến thương mại trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội Đây là “quả ngọt” được gây dựng từ Chương trình Hành trình OCOP – một gameshow truyền hình đầu tiên có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm OCOP từ mọi miền cả nước. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với...

Cùng tác giả

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025 ...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Xuân mới đã về trên khắp mọi miền của Tổ quốc, quê hương thân yêu. Trời đất giao hòa đón xuân cùng niềm tin và khát vọng vào một năm mới bứt phá thành công, để Thái Bình vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Năm 2024 qua đi, trong khó khăn...

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn)

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn) ...

Cùng chuyên mục

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024

Chiều ngày 31/12, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024 tại Sở Tài chính.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. ...

Thái Bình: Năm 2024 là năm thứ hai có số thu nội địa ngân sách đạt trên 11.000 tỷ đồng

Chiều ngày 31/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị báo cáo công tác khóa sổ năm 2024. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà động viên cán bộ, công chức, người lao động...

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất ...

Triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2025

Chiều ngày 31/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước(NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Bình có đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thu ngân sách tỉnh.Đồng...

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ...

Hội nghị trực tuyến Bộ Công Thương với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương về việc điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình có lãnh đạo Sở Công thương; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.Lãnh đạo Sở Công thương và các đại biểu dự hội...

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm...

Bộ Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Giao thông vận tải (GTVT). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,  Phó...

Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng

Chiều ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thu ngân sách nhà nước tỉnh và lãnh đạo một số đơn vị đã đi kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm 2024 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thái Bình và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình. Đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất