Powered by Techcity

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững

Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2022, tỉnh Thái Bình có 4.248,06ha rừng ven biển phân bố tại 12 xã ven biển của hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Nhiều năm qua, rừng ven biển Thái Bình đóng vai trò rất lớn trong việc phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường, lưu giữ đa dạng sinh học vùng bờ biển.

Thái Bình hiện có 4.248,06ha rừng ven biển tại hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải.

Rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ chống xói mòn, duy trì cân bằng hệ sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nguồn giống động thực vật và an ninh, quốc phòng ven biển. Chính vì thế, bảo vệ và phát triển rừng luôn là một trong những nhiệm vụ được tỉnh đặc biệt chú trọng. Nhiều dự án trồng, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn được triển khai trên địa bàn tỉnh góp phần gia tăng đáng kể diện tích, chất lượng rừng. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2022, diện tích rừng ven biển của tỉnh tăng 539ha (từ 3.709ha năm 2015 tăng lên 4.248,06ha năm 2022). Thời gian tới, Thái Bình tiếp tục có chủ trương trồng mới 1.000ha, trồng bổ sung 500ha rừng ven biển. Chủ trương này được cụ thể hóa trong đề xuất quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030.

Việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình là một trong những trọng điểm mang tính bứt phá, bước ngoặt để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; tập trung khai thác lợi thế tài nguyên biển, phát triển kinh tế hướng ra biển nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế biển của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, XX.

Xác định rõ tầm quan trọng đó, chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Thái Bình là phát triển Khu kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đặc biệt ở hai huyện ven biển với hệ sinh thái rừng ngập mặn. Để phục vụ phát triển Khu kinh tế Thái Bình theo quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát điều chỉnh tất cả các quy hoạch có liên quan bảo đảm thống nhất và đồng bộ với quy hoạch chung Khu kinh tế Thái Bình. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, các quy định phải điều chỉnh gồm: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020 (quy hoạch này đã được UBND tỉnh điều chỉnh tại Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 28/3/2023); quy mô khu rừng đặc dụng (đã được UBND tỉnh điều chỉnh tại Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh về việc xác định vị trí, quy mô, diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh (Tiền Hải). Theo đó, diện tích khu rừng đặc dụng là 1.320ha, gồm phần đất có rừng ngập mặn 632ha, diện tích đất chưa có rừng 688ha. Dẫn theo Quyết định số 731/QĐ-UBND, có bài báo thông tin không chính xác về việc Thái Bình phát triển Khu kinh tế làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Về việc này, ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg về quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1486). Theo đó, giao UBND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình. Các quy hoạch liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn phải điều chỉnh để bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình gồm: Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 – 2020; khu rừng đặc dụng có tên gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải tại 3 xã: Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh (Tiền Hải) đã xác lập theo Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình, vì so với Quyết định số 1486 khu rừng đặc dụng này chồng lấn rất nhiều với Khu kinh tế Thái Bình. Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017, Quyết định 1486, ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND, ngày 28/3/2023 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 – 2020, Quyết định số 731/QĐ-UBND, ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh về việc xác định vị trí, quy mô, diện tích, ranh giới khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh (Tiền Hải).

Ông Đinh Hải Lục, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải ở 3 xã trên chỉ là tên gọi, thực chất đây là rừng đặc dụng, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định đây là vùng đất ngập nước và diện tích 12.500ha như trong bài báo nêu cũng không phải là con số chính xác khi quy mô, diện tích rừng đặc dụng này chưa có căn cứ pháp lý công nhận. Vì vậy, việc xác định vị trí, quy mô và ranh giới khu rừng đặc dụng ở 3 xã theo Quyết định số 731/QĐ-UBND của UBND tỉnh là hoàn toàn phù hợp và đúng với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với Khu kinh tế Thái Bình; không có việc Thái Bình “xóa sổ” hơn 11.000ha rừng ngập mặn như bài báo đã nêu.

Sau 6 năm được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, đến nay Khu kinh tế Thái Bình đang dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng và từng bước thu hút được nhiều dự án lớn, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của chính quyền cũng như người dân hai huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải, trong đó có 3 xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh. 

Ông Trần Minh Phùng, xã Nam Hưng (Tiền Hải) cho biết: Rừng tại khu vực này rất phân tán, manh mún, chia cắt và xen kẹp với đầm nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng đất tại đây rất phức tạp, hầu như toàn bộ diện tích đất chưa có rừng (đầm, bãi triều…) đều được người dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Tôi rất phấn khởi khi địa phương nằm trong Khu kinh tế Thái Bình bởi sẽ tạo việc làm ổn định cho nhiều con em, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế biển.

Thái Bình hiện đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh hướng tới mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Vì vậy, cần sự đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền cũng như người dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Ngân Huyền



Nguồn

Cùng chủ đề

Chống lãng phí – Báo Thái Bình điện tử

Báo Thái Bình trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà...

Tiếp tục triển khai 6 nhóm nhiệm vụ về văn hóa

Chiều 3-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024.Đoàn khách Ấn Độ 4.500 người sang Việt Nam là một trong những điểm sáng của hoạt động du lịch trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Quyên Theo Bộ VH,TT&DL, đến nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Luật Di...

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc cử tri tại huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc cử tri tại huyện Tiền Hải và thành phố Thái Bình...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Điểm hẹn của niềm đam mê âm nhạc

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tại khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, câu lạc bộ (CLB) âm nhạc được hình thành và phát triển,thu hút hàng trăm thành viên tham gia. Không chỉ là điểm hẹn củaniềm đam mê âm nhạc, các CLB với cách làm linh hoạt, sáng tạo đã thiết thực khuyến khích hạt nhân văn nghệ hăng say tập luyện, tham gia biểu diễn tạo...

Cùng tác giả

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành …

Sáng ngày 17/10, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành Nội thất Trung Quốc. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị.Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ...

Doanh nghiệp, doanh nhân huyện Tiền Hải: Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Tiền Hải đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Sản xuất tấm panel năng lượng mặt trời tại nhà máy AD Green (cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải). ...

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của cả...

Đây là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03 tháng 10 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ảnh: Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo, huyện Vũ Thư.Theo Nghị quyết 09-NQ/TU, những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, đặc...

Đồng Yen Nhật duy trì biến động trái chiều tại các ngân hàng

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 17/10/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 17/10/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 161,58 VND/JPY và tỷ giá bán là 170,98 VND/JPY – tăng 0,17 đồng ở chiều mua và tăng 0,18 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 0,32 đồng ở chiều mua và chiều bán, tương đương với mức...

Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 68/KH-SVHTTDL ngày 09/9/2024 về việc Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái Bình lần thứ Tư - năm 2024. Chiếng chèo lang Khuốc. Ảnh minh họa.Với mục đích xét chọn, tôn vinh những cá nhân là người Thái Bình có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; có...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành …

Sáng ngày 17/10, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành Nội thất Trung Quốc. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị.Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ...

Doanh nghiệp, doanh nhân huyện Tiền Hải: Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Tiền Hải đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Sản xuất tấm panel năng lượng mặt trời tại nhà máy AD Green (cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải). ...

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn đưa các loại cây dược liệu có giá trị vào trồng. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa mất giá” khiến nhiều chủ vườn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Để giải quyết bài toán này, họ đã thực hiện liên kết vùng sản xuất, tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu.Công nhân đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án …

Sáng ngày 15/10, huyện Thái Thụy tổ chức hội nghị quán triệt, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án khu công nghiệp (KCN) VSIP Thái Bình.Đại biểu dự hội nghị.Dự án KCN VSIP Thái Bình được triển khai thực hiện tại 2 xã An Tân, Thụy Trường với quy mô sử dụng đất là 349,1432ha. Huyện đang tập trung GPMB giai đoạn 1 của dự án với diện tích đất thu hồi 278ha...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU

Khắc phục những tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU ...

Thái Bình phát triển sản phẩm OCOP vượt xa mục tiêu đề ra

Bằng hướng đi đúng, cách làm bài bản, không chạy theo số lượng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả.Các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây luôn quan tâm, hỗ trợ sát sao để đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP.Ông Vũ Công Bình, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông...

Thành phố: Gặp mặt doanh nghiệp tiêu biểu

Thành phố: Gặp mặt doanh nghiệp tiêu biểu ...

Thái Bình và những nghị quyết “mở đường” phát triển-Bài …

Từ chủ trương lớn đã đề ra, Tỉnh ủy Thái Bình xác định, để hiện thực hoá khát vọng phát triển, mạnh giàu thì không có cách nào khác là phải phát huy nội lực, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp giàu tâm huyết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đây là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, là nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thành công các chủ trương, nghị quyết đề...

Nông dân đổi mới trong thời đại mới

Ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, người nông dân cũng tích cực đổi mới để thích nghi trong thời đại mới.Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Vũ Văn Của, hội viên nông dân xã Thái Thượng (Thái Thụy) cho hiệu quả kinh tế cao. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất