Powered by Techcity

“Phát huy sức mạnh giá trị văn hóa, con người, phát triển Thái Bình nhanh, bền vững”

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động sâu rộng nhằm tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; đồng thời gắn với triển khai thực hiện chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh giá trị văn hóa, con người, phát triển Thái Bình nhanh, bền vững”.

Lễ hội đền Trần Thái Bình (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà).

Từ tháng 2/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức học tập chuyên đề năm 2023 cho cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết nối tới 282 điểm cầu trong toàn tỉnh với hơn 23.000 đảng viên tham dự học tập, nhằm cụ thể hóa chuyên đề học tập toàn khóa của Trung ương, phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, gắn với tuyên truyền ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương Thái Bình cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển Thái Bình thành tỉnh phồn vinh, hạnh phúc.

Tiếp tục phân tích, làm sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử, giá trị to lớn của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình tổ chức tọa đàm với chủ đề “Ý nghĩa và giá trị trường tồn của Đề cương về văn hóa Việt Nam” với sự tham gia PGS,TS Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Đồng Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tọa đàm là một trong những sự kiện quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, là dịp để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ôn lại những giá trị to lớn của Đề cương. Thông qua đó, nhằm tuyên truyền về nội dung, tư tưởng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và đội  ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau tọa đàm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức lễ phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam” gắn với hưởng ứng cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ III, năm 2023; hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII, năm 2023; trao thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải thưởng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII, năm 2022. Lễ phát động cuộc thi được phát trực tiếp trên truyền hình trực tuyến của Báo Thái Bình điện tử, trang fanpage Báo Thái Bình điện tử, Sổ tay đảng viên điện tử, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình và tổ chức làm 2 đợt thi (trong 20 ngày) thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên các nhà trường trên địa bàn tỉnh. Qua 2 đợt thi đã có 182.033 người, với 425.862 lượt người tham gia. Ban tổ chức đã trao giải cho 8 tập thể, 36 cá nhân, tặng giấy khen cho 7 cơ quan, đơn vị làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và phối hợp tổ chức cuộc thi.

Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng tuyên truyền sâu rộng “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo nguồn lực nội sinh và động lực để thực hiện khát vọng xây dựng tỉnh Thái Bình, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Cùng với đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình gắn với kỷ niệm 133 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình và kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam. Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình đã tổ chức đợt tuyên truyền sâu rộng và mở chuyên mục “80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam” với nhiều bài viết, phóng sự sâu sắc của các phóng viên, cộng tác viên. Báo Thái Bình đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Hướng đến nền văn học, nghệ thuật dân tộc, khoa học, đại chúng”; tiếp sóng phim tài liệu và chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm của Đài Truyền hình Việt Nam. Các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh tích cực tuyên truyền, quảng bá và phản ánh quá trình tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm phù hợp, biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa ở cơ sở…

Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật với cách làm đổi mới, sáng tạo. Qua đó tiếp tục khẳng định 80 năm đã qua “Đề cương về văn hóa Việt Nam” vẫn còn nguyên giá trị; khẳng định tầm nhìn, trí tuệ của Đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rõ rằng Đảng ta thật là vĩ đại”. Chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” tại Thái Bình cũng khẳng định tấm lòng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Thái Bình đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, thiết thực chào mừng 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023); đồng thời, khẳng định khát vọng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng quê hương Thái Bình phồn vinh, hạnh phúc.

Để ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” tiếp tục lan tỏa, trở thành động lực, thành sức mạnh nội sinh, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tăng cường hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế – xã hội.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hướng đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc – cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách và sức mạnh của con người Việt Nam nói chung, con người Thái Bình nói riêng theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Bình. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thực hiện nếp sống văn hóa, hoạt động bảo tồn, khai thác các di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Phòng văn hóa – văn nghệ
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo

Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo ...

Xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 33 đề ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Một thập...

Cùng tác giả

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Lễ hội đền Trần: Văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống

Năm thứ ba liên tiếp tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đón tiếp rất đông du khách về dâng hương, tế lễ và dự hội. Nỗ lực của ban tổ chức, ban quản lý nhà đền và nhân dân địa phương đã tạo nên mùa lễ hội thành công, để...

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc ...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình ...

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội ...

Hội thi cỗ cá: Nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần

Những mâm cỗ cá với trọng lượng hàng chục cân là nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). Năm nào cũng vậy, về với di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, trong niềm vui hân hoan đầu xuân mới, du khách thập phương, nhân dân địa phương hào hứng hòa mình vào hội thi dân gian với sự ngưỡng mộ tài...

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Hướng đến mùa lễ hội văn minh

Hướng đến mùa lễ hội văn minh ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất