Powered by Techcity

Nhà ngoại giao Lê Lương Minh: ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ

ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ - Ảnh 1.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (trái) và Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cùng mở bức tranh vẽ các nhà sáng lập ASEAN tại một hội nghị ở Manila vào tháng 8-2017 – Ảnh: AFP

Nhân dịp Quốc khánh 2-9, ông Lê Lương Minh, nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam đảm nhiệm vai trò Tổng thư ký ASEAN và hai lần ngồi ghế chủ tịch điều hành Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chia sẻ với Tuổi Trẻ những câu chuyện thú vị về nghề ngoại giao cũng như các dấu mốc hội nhập của đất nước.

Lẽ phải, đối với ASEAN, phải luôn là lợi ích đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như từng nước thành viên.

Nguyên Tổng thư ký ASEAN LÊ LƯƠNG MINH

Cân đối lợi ích riêng và chung

* ASEAN khi ông làm Tổng thư ký và ASEAN ngày nay khác nhau như thế nào, thưa ông?

ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ - Ảnh 2.

Nguyên Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh

– Khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thư ký ASEAN tháng 1-2013, ASEAN mới đến giữa chặng đường tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tổng GDP của cả khối mới chỉ khoảng 2.300 tỉ USD, là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới.

Hiện nay tổng GDP của ASEAN đã đạt mức khoảng 3.800 tỉ USD, là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

ASEAN cũng đã và đang ở chặng cuối hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025, và đã hoàn thành nội dung Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025 đến 2045. Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh tế, ASEAN đã có tiến triển vượt bậc mặc dù cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực an ninh – chính trị, tình hình đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều do xung đột tại Myanmar, với nhiều hệ lụy nguy hiểm như sự xuất hiện của những ý tưởng và kiến nghị nhạy cảm đe dọa tính trọn vẹn của Phương cách ASEAN.

Thời gian nhiệm kỳ Tổng thư ký của tôi, ASEAN bằng các nỗ lực trung gian, hòa giải nội khối đã giải quyết tốt hậu quả của tranh chấp biên giới giữa hai nước thành viên, giúp Myanmar dần ổn định tình hình dưới sự lãnh đạo của Chính phủ hòa giải và trở thành điểm thu hút lớn đầu tư của nước ngoài, và giúp Thái Lan sớm khôi phục các cơ chế dân chủ sau chính biến năm 2014.

Hiện tại ASEAN đang nỗ lực triển khai thực hiện Đồng thuận 5 điểm về Myanmar, nhưng rất khó khăn khi xung đột tại Myanmar ngày càng khốc liệt.

ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ - Ảnh 3.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2013 – Ảnh: TTXVN

* Công việc của ông tại Liên Hiệp Quốc và ASEAN có điểm khác biệt gì lớn nhất?

– Liên Hiệp Quốc và ASEAN có điểm chung đều là các tổ chức đa phương nhưng khác nhau về quy mô: toàn cầu và khu vực.

Về quy mô, ASEAN như một Liên Hiệp Quốc thu nhỏ: 10 so với gần 200 thành viên. Về phạm vi công việc thì chẳng khác nhau là bao bởi hầu như mọi vấn đề được đưa ra bàn thảo tại Liên Hiệp Quốc đều thuộc chương trình nghị sự của ASEAN ở những cơ chế khác nhau, thuộc ba trụ cột là an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa ASEAN và Liên Hiệp Quốc là cơ chế thông qua và ý nghĩa của các nghị quyết hay quyết định. Liên Hiệp Quốc ra quyết định chủ yếu thông qua việc bỏ phiếu, trừ trường hợp có đồng thuận đạt được trong quá trình tham vấn.

ASEAN không có cơ chế bỏ phiếu, trừ trường hợp bỏ phiếu kín bầu hai trong số bốn phó tổng thư ký. Các quyết định của ASEAN chủ yếu được thông qua trên cơ sở đồng thuận, là một trong những nguyên tắc cơ bản của Phương cách ASEAN với mục đích đảm bảo tính tự nguyện, không bỏ ai ở lại phía sau và tính khả thi của các thỏa thuận, qua đó duy trì sự nhất trí, đoàn kết trong khối.

Quan hệ và tiếp xúc, tương tác giữa các đồng nghiệp ở Liên Hiệp Quốc và ASEAN cũng khác nhau. Nếu như tại Liên Hiệp Quốc, đồng nghiệp có thể là đại diện của nước đồng minh, nước trung dung hay nước đối nghịch thì tại ASEAN, đồng nghiệp là quan hệ giữa đại diện các nước thành viên chia sẻ lợi ích chung trong khuôn khổ “Gia đình ASEAN”.

ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ - Ảnh 4.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 2-2014 tại Jakarta, Indonesia – Ảnh: MOFA.GOV.VN

* Kinh nghiệm nào tại Liên Hiệp Quốc đã giúp ông hoàn thành trọng trách ở ASEAN?

– Kinh nghiệm làm việc và những mối quan hệ tại Liên Hiệp Quốc đã giúp ích tôi rất nhiều trong việc hoàn thành trọng trách ở ASEAN. Đó là nhiệm kỳ gần tám năm với cương vị Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực tại Liên Hiệp Quốc (trong đó lần đầu tiên Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an) và hai lần đảm nhiệm cương vị chủ tịch điều hành công việc của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, kinh nghiệm hoạt động tại các diễn đàn đa phương cũng như phương châm xuyên suốt sự nghiệp của tôi trong quan hệ với đồng nghiệp là phải chân thành theo nguyên tắc “không phải khi nào cũng có thể nói thật, nhưng không bao giờ nói dối”.

* Khi ông đảm đương cương vị Tổng thư ký ASEAN, đâu là những vấn đề khó, thậm chí nan giải mà Ban Thư ký ASEAN phải đối mặt giải quyết và vượt qua được?

– Trong thời gian tôi làm Tổng thư ký và cho đến nay, Biển Đông vẫn là một trong những vấn đề nan giải và khó khăn nhất ASEAN và Ban Thư ký ASEAN phải đối mặt. Không ít lần khi phát biểu nêu lập trường chung của ASEAN, tôi đã bị đại diện của một nước ngoài ASEAN là bên tranh chấp chỉ trích đích danh.

Duy trì vai trò trung tâm đòi hỏi ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và bản thân Tổng thư ký ASEAN phải dũng cảm và biết điều hòa, cân đối giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung của cả khối.

* Ông nghĩ gì về nhận định rằng dù trong bối cảnh nào, ASEAN cũng sẽ phải luôn đứng giữa Mỹ và Trung Quốc?

– Đúng như nhận định là nhiều năm nay ASEAN luôn ở trong tư thế bị kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ, cạnh tranh giữa các nước lớn, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà ở cả các khu vực rộng lớn châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính sách không chọn bên trong tranh chấp giữa các nước lớn của ASEAN phải được hiểu là không chọn liên minh với nước này chống nước kia, chứ không phải là ASEAN phải cách ly lẽ phải dù lẽ phải đó nhiều khi không nằm giữa hai phía. Và lẽ phải, đối với ASEAN, phải luôn là lợi ích đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như từng nước thành viên.

Vượt trên nhiều cách diễn giải khác và nhiều khi trái ngược nhau, theo tôi, đấy mới là nội hàm cơ bản của chính sách đóng vai trò trung tâm của ASEAN.

ASEAN như Liên Hiệp Quốc thu nhỏ - Ảnh 5.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Lê Lương Minh và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon trong một phiên họp ông Minh chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an – Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Mở ra cục diện mới

* Là người có cả sự nghiệp gắn với ngoại giao đa phương, ông đánh giá như thế nào về cột mốc Việt Nam gia nhập ASEAN?

– Theo tôi, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN gần như cùng thời điểm đã mở ra cục diện Việt Nam đã thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của bao vây, cấm vận và trở thành thành viên của một trong hai tổ chức khu vực được đánh giá thành công và nhiều triển vọng phát triển nhất trên thế giới.

* Có nhận định khi Việt Nam gia nhập ASEAN, chúng ta ở thế bị động trong việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) vì chỉ tham gia với tư cách là thành viên ASEAN trong FTA với đối tác khác. Quan điểm của ông ra sao?

– Nhận định đó là đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta hội nhập, mở cửa nền kinh tế muộn hơn các nước gia nhập ASEAN trước, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, kinh nghiệm đàm phán hạn chế nên thận trọng trong việc tham gia các FTA song phương là đương nhiên.

Nhận định này sẽ đầy đủ hơn nếu chỉ ra rằng các FTA song phương Việt Nam ký kết với các đối tác thường có các cam kết và chuẩn mực cao hơn so với các hiệp định ASEAN hoặc các nước thành viên ASEAN đã ký, do xuất phát từ phía ta là chủ trương hội nhập sâu hơn, phát triển nền kinh tế ưu tiên xuất khẩu và từ phía đối tác là không chấp nhận mức độ cam kết và các chuẩn mực thấp hơn những gì họ đã thỏa thuận với các đối tác trước đó. Có thể lấy FTA Việt Nam đã ký với Liên minh châu Âu (EVFTA) là một ví dụ điển hình.

* Là tiếng nói ngày càng quan trọng trong ASEAN, Việt Nam cần làm gì để tiếp tục là tiếng nói đi đầu trong các vấn đề của khối, thưa ông?

– Ngoài Liên Hiệp Quốc và ASEAN, Việt Nam còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác như Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn Hợp tác Á – Âu, Tổ chức Thương mại thế giới và đã ký 16 hiệp định thương mại tự do với các đối tác quan trọng.

Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết thành viên Liên Hiệp Quốc, trong đó có quan hệ Đối tác toàn diện, Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện với 30 quốc gia, gồm cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Điều đó cùng với sự ổn định chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc tạo cho Việt Nam ưu thế rất lớn, tiếng nói có trọng lượng trong việc giải quyết các vấn đề của ASEAN, nhất là những vấn đề tác động đến lợi ích thiết thực của ta như Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng dòng nước sông Mekong, chống khủng bố, phòng chống buôn bán ma túy…

Để tiếp tục phát huy vai trò đi đầu, dẫn dắt trong các vấn đề quan trọng và thiết thực này, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước thành viên khác duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Điều này không luôn dễ dàng do sự khác biệt về lợi ích giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông.

ASEAN ưu tiên hợp tác về thanh niên

* Nhìn về tương lai, ông kỳ vọng giới trẻ Việt Nam và các nước thành viên sẽ đóng góp như thế nào cho cộng đồng tương lai ASEAN?

– Gần 40% dân số ASEAN hiện nay có độ tuổi từ 15-35, được xác định là độ tuổi thanh niên. Với xu hướng già hóa dân số đang diễn tiến ở nhiều nước ASEAN, trong các thập niên tới, thanh niên ngày nay sẽ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhiều mặt trong Cộng đồng ASEAN.

Từ nhiều năm nay, hợp tác về thanh niên luôn là một lĩnh vực ưu tiên của ASEAN. Từ năm 2017, ASEAN đã xây dựng biểu chỉ số về phát triển thanh niên ở các nước thành viên. Trong ban lãnh đạo của một số nước thành viên đã xuất hiện những khuôn mặt trẻ, thậm chí rất trẻ mà trước đây ta chỉ có thể thấy ở các nước phát triển.

Với những chính sách ưu tiên, định hướng đúng đắn của ASEAN nói chung và từng nước thành viên, cộng với bản chất năng động sẵn có của thanh niên khu vực Đông Á, Đông Nam Á, tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của thanh niên ASEAN nói chung và thanh niên Việt Nam chúng ta nói riêng, cũng như những đóng góp của thanh niên vào việc hiện thực hóa mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 đến năm 2045 xây dựng một ASEAN tự cường, năng động, bao trùm, lấy người dân làm trung tâm và hài hòa với thanh niên.

Sự nghiệp gắn chặt ngoại giao đa phương

Ông Lê Lương Minh (sinh năm 1952) bắt đầu sự nghiệp ngoại giao ngay từ những tháng ngày đầu của nước Việt Nam thống nhất năm 1975, khi ông được cử làm cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Canada sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại giao và tham gia khóa đào tạo chuyên sâu về tiếng Anh và ngôn ngữ học tại Đại học Jawaharlal Nehru của Ấn Độ.

Ông có 10 năm giữ cương vị thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ năm 2018, với sự nghiệp gắn chặt ngoại giao đa phương. Ông có nhiều năm làm việc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) và Geneva (Thụy Sĩ).

Trên cương vị người đứng đầu Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông đã hai lần ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an khi Việt Nam lần đầu tiên trúng cử ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giữ cương vị Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ từ ngày 1-1-2013 đến ngày 31-12-2017. Đây là một chức vụ mà theo nguyên tắc luân phiên, phải 50 năm kể từ năm 2013 mới có một người Việt Nam nữa đảm nhận vị trí này.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-ngoai-giao-le-luong-minh-asean-nhu-lien-hiep-quoc-thu-nho-20240829132554766.htm#content-1

Cùng chủ đề

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Phiên I của Hội thảo có chủ đề Hướng tới trật tự đa cực: “Hòa bình nóng”, “Chiến tranh lạnh” hay “Cùng tồn tại Hòa bình”? diễn ra sôi nổi với các chuyên gia, học giả đến từ Trung Quốc, Mỹ và Indonesia. (Ảnh: PH) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và 4 quan chức cao cấp của Indonesia, Australia, Anh và EU đã có các phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội...

57 năm ASEAN: Việt Nam chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nhân kỷ niệm 57 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN (8/8/1967-8/8/2023), sáng 8/8 tại trụ sở số 62 Boileau ở thủ đô Paris, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức lễ thượng cờ ASEAN với sự hiện diện của các Đại sứ quốc gia thành viên, nhân viên đại sứ quán, cũng như đại diện Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp, cùng các...

Việt Nam kêu gọi các nước ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3 tại Lào ngày 27-7 – Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 27-7, tại Lào, ngoại trưởng các nước ASEAN và đối tác đã tham dự các hội nghị cuối cùng trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các hội nghị liên quan. Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Đỗ Hùng...

Công du 3 nước châu Á, Ngoại trưởng Australia muốn thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực

Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ thăm Lào trong tuần tới để dự các cuộc họp của ASEAN, tới Nhật Bản để dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao QUAD và thực hiện chuyến công tác đến Hàn Quốc. Ngoại trưởng Wong cho biết chuyến thăm Lào, Nhật Bản và Hàn Quốc là cơ hội để thúc đẩy lợi ích của Australia và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng. (Nguồn: Bloomberg) Ngoại trưởng Penny Wong nêu rõ:...

Cùng tác giả

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru, dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 – Ảnh: TTXVN Chiều 16-11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với chủ...

Giá vàng giảm đến mức nào?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trần

Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trầnNgày 14/11, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam ký hợp đồng thuê đất với Công ty cổ phần Green i-Park, đánh dấu bước đầu trong dự án 120 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất quạt trần trên diện tích 15,6 ha. Dự án của Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam được chia thành...

Cùng chuyên mục

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru, dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 – Ảnh: TTXVN Chiều 16-11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với chủ...

Giá vàng giảm đến mức nào?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trần

Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trầnNgày 14/11, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam ký hợp đồng thuê đất với Công ty cổ phần Green i-Park, đánh dấu bước đầu trong dự án 120 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất quạt trần trên diện tích 15,6 ha. Dự án của Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam được chia thành...

Mỹ – Hàn – Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản (từ trái) gặp nhau tại thủ đô Lima của Peru, bên lề tuần lễ cấp cao Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ngày 15/11. Đây là một trong những nội dung tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sau cuộc gặp bên lề Diễn đàn...

Lực lượng vũ trang qua những tác phẩm mỹ thuật ấn tượng

200 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc về lực lượng vũ trang Việt Nam của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tác trong giai đoạn 2019 – 2024 ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sáng 15/11. Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tổ chức...

Giá vàng nhẫn tăng đến bao giờ?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. (Nguồn: CGTN) Tròn 35 năm qua, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất là Đông Á và Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và...

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất