Powered by Techcity

Ngôi đền tồn tại hơn 7 thế kỷ bên dòng Mai Giang

Đền Cờn, nằm ở cửa sông Mai Giang hơn 7 thế kỷ qua, được gọi tên trong tứ đại đền thiêng ở xứ Nghệ, thu hút hàng trăm nghìn khách tham quan mỗi năm.

Đền Cờn nằm ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, cách thành phố Vinh 75 km về phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 220 km về phía Nam. Di tích này có hai đền, gồm đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.

Người dân xứ Nghệ có câu “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Chiêu Trưng”, xếp đền Cờn vào hàng thiêng nhất. Tiếp đến là đền Quả Sơn ở huyện Đô Lương, đền Bạch Mã tại huyện Thanh Chương và đền Chiêu Trưng Lê Khôi trên núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Trên ảnh là đền Cờn Trong xây trên gò Diệc, hướng mặt ra dòng Mai Giang. Hai bên sông là nhà dân san sát, cảnh sắc bến thuyền thơ mộng.

Đền Cờn thờ Tứ vị Thánh nương, với bốn bức tượng đặt tại đền Cờn Trong.

Tương truyền, Tứ vị Thánh nương là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống gồm thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Năm 1229, quân Nguyên Mông thôn tính nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Lúc quân triều đình bị đánh úp ở Nhai Sơn, Tả thừa tướng Lục Tú Phu đưa vua Đế Bính, gia quyến cùng hơn 800 người lên thuyền chạy trốn ngoài biển.

Thuyền chở vua Đế Bính gặp sóng to gió lớn bị chìm trên biển, thi thể thái hậu Dương Nguyệt Quả cùng hai công chúa và nhũ mẫu dạt vào cửa Càn (nay là cửa Cờn, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Dân làng thấy thi thể những phụ nữ đuối nước nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra mùi thơm như lan quế nên lấy làm lạ. Họ tập trung chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần ra khơi thường đến cầu nguyện.

Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này “Tả thừa Tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết, hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua bảy ngày xác nổi lên mặt biển đến hơn 10 vạn người. Thi thể vua Tống cũng ở đấy.”

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1311, Hoàng đế Trần Anh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, trên đường đi, nhà vua đã dừng đoàn chiến thuyền tại cửa Càn (cửa Cờn), nửa đêm chiêm bao thấy có nữ thần “xin giúp đỡ lập công”. Vài tuần sau quân nhà Trần tiến thẳng thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm. Chiến thắng trở về, năm 1312, Hoàng đế Trần Anh Tông đã sai quan quân lập đền thờ ở cửa biển Cần Hải, là cửa Cờn ngày nay để thờ cúng, ghi nhớ công đức.

Được xây dựng vào thời Trần, nhưng đền Cờn Trong phát triển quy môn lớn vào thời Lê, được trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn.

Đi qua cổng đền là vào sân, bước lên 10 bậc đá sẽ tới nghi môn – tòa nhà hình chữ công bề thế, gồm hai tầng, 8 mái. Tiếp sau đó là chính điện, trung điện và hạ điện. Tòa ca vũ với ba gian chính và hai gian phụ cũng rộng hàng chục mét vuông, bên trong trang trí hoa văn đa dạng.

Trước lối ra vào ở đền Cờn Trong có cây đa 500 tuổi, đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản.

Phía trái khuôn viên đền có nhà bia, bên trong đặt bia đá hai mặt. Bia được dựng năm 1665, cao 1,6 m, rộng 1,2 m.

Trong các tòa nghi môn, chính điện, trung điện, hạ điện còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá, gồm nhiều tượng đá, tượng gỗ thời Lê; câu đối, đại tự, đồ tế khí, kiệu, tàn lọng, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752)…

Hàng ngày đền Cờn thu hút hàng trăm khách thập phương tới tham quan, chiêm bái. Riêng dịp lễ Tết, rằm, mùng một, mỗi ngày di tích đón 3.000-4.000 người. Ngoài vãn cảnh, khách đến đây còn chuẩn bị thêm lễ vật gồm bánh kẹo, hoa quả, vàng mã tới làm lễ cầu an. 

Cách đền Cờn Trong một km là đền Cờn Ngoài. Đền nằm trên dãy núi sát cửa biển Lạch Cờn, cao khoảng 100 m so với mực nước biển.

Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền Cờn Trong làm lễ. Tứ vị Thánh nương đã hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn Ngoài và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ” để ghi nhận công đức các vị thần.

Đền Cờn Ngoài được tôn tạo và hoàn chỉnh dưới thời vua Tự Đức, cùng lúc tu bổ đền Cờn Trong. Đền cũng được thiết kế chạm khắc, hoa văn trên mái, kết cấu gồm tòa thượng điện, trung điện, hạ điện. Dù là đền phụ, song di tích này cũng thu hút hàng chục nghìn du khách tới tham quan, chiêm bái mỗi năm.

Theo thống kê, trong một năm, có khoảng 130.000-150.000 du khách trong nước đến hai ngôi đền trong cụm di tích đền Cờn.

Ngày thường ở đền Cờn có 1-2 người viết sớ cầu an. Dịp sau Tết, do lượng khách tăng mạnh nên nhà chức trách đã bố trí thêm hàng chục người, họ đặt bàn ngồi sát lối ra vào cổng, mỗi ngày viết hàng nghìn sớ.

Xung quanh đền có các quầy bán đồ ăn nhanh, quà lưu niệm. Nhiều người còn mua hàng chục con chim bỏ trong lồng để bán cho những du khách có nhu cầu phóng sinh, giá mỗi lần thả 30.000 đồng/con.

Tại các ngả đường ra vào đền, người dân luôn bày sẵn các bếp than nướng cá trích, cá thu, cá ngứa, cá hồng… Du khách có thể mua cá nướng chín thưởng thức tại chỗ, hoặc gói vào hộp đem về làm quà.

Trước đây hội chính đền Cờn diễn ra từ ngày từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng hàng năm, nay đã được rút ngắn xuống còn ba ngày. Đây là một trong những lễ hội cổ kính nhất Nghệ An, ngoài phần tế lễ thì còn có nhiều hoạt động độc đáo như rước kiệu bay, đấu vật, đua thuyền, hát ca trù.

Năm 2017, lễ hội đền Cờn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/2-01/3 (ngày 19-21 tháng Giêng âm lịch), dự kiến thu hút hàng chục nghìn du khách đến xem.

Theo vnexpress.net



Nguồn

Cùng chủ đề

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới ...

Chống lãng phí – Báo Thái Bình điện tử

Báo Thái Bình trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà...

Tiếp tục triển khai 6 nhóm nhiệm vụ về văn hóa

Chiều 3-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024.Đoàn khách Ấn Độ 4.500 người sang Việt Nam là một trong những điểm sáng của hoạt động du lịch trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Quyên Theo Bộ VH,TT&DL, đến nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Luật Di...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Cùng tác giả

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. (Nguồn: CGTN) Tròn 35 năm qua, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất là Đông Á và Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và...

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ...

Sông Đà xứ Mường lung linh huyền ảo trong lễ Cầu ngư, thả hoa đăng

Dự lễ Cầu ngư, thả hoa đăng có đồng chí Nguyễn Phi Long – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; đồng chí Bùi Văn Khánh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; cùng hàng nghìn người dân và du khách. Những tiết mục văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình tại lễ Cầu ngư và thả hoa đăng trên sông...

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC

Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời – Ảnh: TTXVN Sáng 15-11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao và là cơ hội để các nhà Lãnh đạo APEC trao đổi, chia...

Đá thiếu người thì thắng, hơn người… lại thua

Thể Công Viettel lại bất ổn Chuỗi trận không thắng của Thể Công Viettel ở V-League 2024 – 2025 đã nối dài lên con số 3. Trong màn so tài với CLB Thanh Hóa trên sân Hàng Đẫy tối 15.11, đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng thất bại với tỷ số 1-2, qua đó rơi xuống hạng 6. Đội khách vươn lên dẫn bàn ở phút 15 nhờ công Luiz Antonio De Souza, trước khi Pedro Henrique gỡ...

Cùng chuyên mục

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới ...

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của cả...

Đây là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03 tháng 10 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ảnh: Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo, huyện Vũ Thư.Theo Nghị quyết 09-NQ/TU, những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, đặc...

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nghiên cứu khoa học thúc đẩy phát triển du lịch

Là sáng kiến đạt giải tại hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 vừa qua, công trình khoa học “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số hóa xây dựng cẩm nang du lịch tỉnh Thái Bình góp phần khai thác và phát triển du lịch bền vững” do Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình biên soạn là tư liệu ý nghĩa, hiện đang được lan tỏa tới du khách trong và ngoài...

Làm muối ở Tam Đồng: Hành trình trải nghiệm khó quên

Giữa nắng hè chói chang, trong không khí tất bật thường ngày trên ruộng muối của các diêm dân làng Tam Đồng, xã Thụy Hải (Thái Thụy), hơn 50 học sinh và giáo viên của Trường THPT Lê Quý Đôn (thành phố Thái Bình) cũng trở nên hối hả với trải nghiệm thu hoạch muối. Lần đầu tiên được tìm hiểu về nghề muối truyền thống, nhiều học sinh bày tỏ niềm xúc động khi trực tiếp thực hành...

Hòn Tằm ở đâu? – Báo Thái Bình điện tử

Hòn Tằm là một địa danh mà rất nhiều người sẽ nghĩ ngay khi đặt chân đến du lịch ở thành phố biển Nha Trang. Hòn Tằm ở đâu?Hòn Tằm là một hòn đảo thuộc vịnh Nha Trang, nằm cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam, còn được biết đến với cái tên đảo Thủy Kim Sơn....

Phát huy tiềm năng – Phát triển du lịch Thái Bình

Phát huy tiềm năng – Phát triển du lịch Thái Bình ...

Tổ chức tour du lịch miễn phí dành cho học sinh

Tổ chức tour du lịch miễn phí dành cho học sinh ...

9 địa điểm bước ra từ phim Disney đáng để ghé thăm quanh thế giới

Dưới đây là những địa điểm mang phong cảnh đầy mê hoặc, là nguồn cảm hứng cho những bộ phim nổi tiếng thế giới của Disney. Lâu đài HohenzollernẢnh: Getty ImagesPháo đài Akershus ở Oslo được cho là nguồn cảm hứng của lâu đài Arendelle, nhà của Anna và Elsa trong phim Frozen. Trong khi đó, lâu đài Hohenzollern...

Tin nổi bật

Tin mới nhất