Powered by Techcity

Nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần

Mấy thập niên qua từ khi di tích đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) được tôn tạo thì lễ hội truyền thống tại đây luôn được duy trì hàng năm với quy mô lớn, thu hút hàng vạn lượt du khách từ nhiều tỉnh, thành phố về tham dự, thành kính tri ân công lao của các vua Trần, các bậc tiền nhân. Đây cũng là dịp để du khách được tìm hiểu về những nét sinh hoạt đặc sắc mang giá trị về văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.

Tục rước nước tại lễ hội đền Trần Thái Bình.

Các nghi thức tế lễ cổ truyền

Dù lễ khai mạc lễ hội đền Trần diễn ra vào tối ngày 13 tháng Giêng nhưng năm nào cũng vậy, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn du khách cùng nhân dân địa phương đã nô nức về đền Trần thành kính dâng hương, dâng hoa tri ân công lao của các vua Trần, các bậc tiền nhân và tham gia vào các nghi lễ như lễ tế mở cửa đền, lễ dâng hương tại lăng mộ các vua Trần cầu mong xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn, đất nước hòa bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

 Ông Phạm Văn Cường, Phó Trưởng ban quản lý đền Trần chia sẻ: Các vua Trần đã cho xây dựng khu Sơn Lăng ở Thái Đường Lăng, nay là thôn Tam Đường, xã Tiến Đức để làm nơi chôn cất tổ tiên và các vua tiền triều nhà Trần. Đó là mộ (phần Cựu) của Thái tổ Trần Thừa, Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông, Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông, Đức lăng của vua Trần Nhân Tông cùng lăng mộ của 4 vị hoàng hậu. Lễ dâng hương là nghi thức mời các vị tiền nhân về dự lễ để bày tỏ lòng biết ơn của hậu thế.

Trong khuôn khổ lễ hội truyền thống, vào chiều ngày 13 tháng Giêng diễn ra lễ rước nước với hình thức rước thủy và rước bộ năm nào cũng tạo nên nhiều xúc cảm với những người tham gia. Mùa lễ hội năm 2024, lễ rước nước thu hút 76 đoàn với trên 2.000 người tham dự. Hình ảnh đoàn rước đi thành hàng dài ven đê với trống rong cờ mở rợp trời tạo nên khung cảnh tráng lệ. Đây không chỉ là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa, nông nghiệp phát triển mà còn mang ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.

Những hội thi dân gian

Hòa mình vào không khí trảy hội xuân tại lễ hội đền Trần, du khách không thể bỏ lỡ những hội thi dân gian công phu trong từng khâu chuẩn bị, tài hoa trong nghệ thuật ẩm thực của người dân xã Tiến Đức. Để có mâm cỗ cá dâng lên cúng vua, thể hiện tấm lòng của người dân địa phương với các vua Trần và với lễ hội truyền thống của quê hương, các thôn trong xã Tiến Đức đã dành nhiều tháng trời chuẩn bị từ khâu chọn cá, đánh bắt cá đến chế biến sao cho khi đã hoàn thành mâm cỗ không con cá nào bị tróc vẩy, con nào cũng to, đẹp và có thế như đang bơi. Chiêm ngưỡng những mâm cỗ cá thịnh soạn, được bày biện kỹ lưỡng bao gồm các món giò, mọc, chân giò, hạt sen, nem chạo, trầu cánh phượng, hoa cắm, ít ai biết những đầu bếp tài hoa và lành nghề trong ngày lễ hội thường ngày là những thợ cày, thợ cấy của làng.

Ngoài hội thi cỗ cá, năm nay, trong lễ hội đền Trần còn có hội thi gói bánh chưng thể hiện sự đảm đang, khéo léo, nhanh nhẹn, kết hợp nhịp nhàng của những người phụ nữ trong từng thôn để làm ra những chiếc bánh to, đẹp nhất dâng vua. Hội thi kéo lửa nấu cơm cần tái hiện thực tế ứng biến của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo đảm cho quân ta bách chiến bách thắng, bảo vệ đất nước.

Hội thi kéo lửa nấu cơm cần tại lễ hội đền Trần. 

Ngoài ra, tại lễ hội đền Trần năm nay còn có hội thi têm trầu cánh phượng, thi pháo đất, giao lưu các câu lạc bộ chèo, liên hoan hát văn, hội thi viết thư pháp, giải vật cầu, giải kéo co, giải cờ tướng. Sôi nổi các hội thi diễn ra trong suốt những ngày lễ hội tạo nên không khí sôi nổi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân dịp đầu xuân. Đồng thời, đó cũng như sợi dây vô hình mà bền chặt gắn kết thế hệ hôm nay với những nét văn hóa đặc trưng của quê hương, dân tộc, để từ đó thêm yêu, thêm tự hào và gắn bó với truyền thống quê hương.

Đông đảo du khách về đền Trần trong dịp lễ hội truyền thống.

Với ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa, tháng 1/2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được cấp bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cấp bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất và con người Thái Bình, lễ hội đền Trần với 5 ngày diễn ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, du khách thập phương mà còn là điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của lễ hội và các di sản văn hóa thời Trần, qua đó giáo dục thế hệ hôm nay và muôn đời sau tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Tú Anh 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX – năm 2024

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 20/1, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024.Tổng Bí...

Đổi mới, nâng tầm Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh khi bước vào kỷ nguyên mới

Đó là một trong những yêu cầu của đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh tại hội nghị Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào chiều ngày 8/1.Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh dự...

Ngành xây dựng: Phấn đấu giá trị sản xuất năm 2025 tăng trưởng khoảng 10%

Chiều ngày 3/1, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025. Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự hội nghị.Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng hội nghị. ...

Họp báo công bố số liệu kinh tế – xã hội năm 2024

Sáng ngày 3/1, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.Lãnh đạo Cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, với sự nỗ...

Cùng tác giả

Hưng Hà: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hưng Hà có vị trí thuận lợi, là cực tăng trưởng phía Tây Bắc của tỉnh, với nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái. Tranh thủ thuận lợi, tận dụng thời cơ, Hưng Hà đang thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nhằm khẳng định vị thế, sức vươn lên mạnh mẽ của vùng quê địa linh...

“Chân lấm tay bùn” vẽ mùa xuân

Từ đôi bàn tay, khối óc cùng sự chăm chỉ của mình, những người nông dân Thái Bình đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, qua đó tạo nên những nét chấm phá trong bức tranh nông nghiệp. Không chỉ vươn lên làm giàu chính đáng, họ còn góp phần quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Anh Bùi Ngọc Thắng, xã Thái Phương (Hưng Hà) thu lãi 300...

Ba ngôi chùa Bắc Bộ cho chuyến vãng cảnh xuân

Các chùa ở Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình có không gian thanh tịnh, kiến trúc độc đáo, mang không khí làng quê Bắc Bộ, thích hợp để dạo chơi ngắm cảnh đầu năm. Chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà NamChùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Cùng chuyên mục

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Văn học nghệ thuật Thái Bình 50 năm trăn trở, sáng tạo

Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy...

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân ...

Mùi của tết – Báo Thái Bình điện tử

Mùi của tết ...

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Hướng về lễ hội truyền thống của quê hương

Trong không khí tất bật của những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025 như hối hả, nhiệt huyết hơn. Với những người đã có quá trình gắn bó lâu dài với lễ hội đền Trần, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà), mọi phần việc chuẩn bị càng chu toàn hơn, mong sao mỗi mùa lễ hội truyền...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa nhà Trần trên mảnh đất Long Hưng – Hưng Hà

Là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại xã Tiến Đức (Hưng Hà) là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2023 đến nay, lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh càng thôi thúc du khách về với mảnh đất Thái Bình bởi các hoạt...

Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần năm...

Chiều ngày 10/1, đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần năm 2025.Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất