Powered by Techcity

Nét cổ Đồng Xâm – Báo Thái Bình điện tử


Xã Hồng Thái (Kiến Xương) không chỉ nổi tiếng với nghề chạm bạc truyền thống mà hiện nay còn lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng của miền quê Bắc Bộ trước kia với quần thể di tích đền, chùa nằm kề bên dòng sông Vông. Đặc biệt, nhiều gia đình ở miền quê này còn lưu giữ được những ngôi nhà cổ có từ hàng trăm năm trước, là nơi tụ họp, chốn bình yên của những người con xa xứ khi trở về.

Đền Đồng Xâm được xây dựng theo mô hình kiến trúc cung đình Huế.

Quần thể di tích linh thiêng 

Đặt chân tới làng nghề chạm bạc Đồng Xâm trù phú, du khách không chỉ được tận hưởng âm vang sống động từ những tiếng búa, tiếng đục, những kiệt tác từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa chạm khắc tinh xảo trên từng sản phẩm mà còn choáng ngợp bởi quần thể di tích đồ sộ, rộng lớn, hút tầm mắt. 

Ông Nguyễn Đình Thụy, thủ từ đền Đồng Xâm cho biết: Đền Đồng Xâm được xây dựng theo mô hình cung đình Huế, cao, thoáng, tọa lạc ở vị trí có phong thủy đẹp, phía trước có dòng sông, nhà thủy tạ gồm 6 cửa vòng quay ra 6 hướng. Đền Đồng Xâm có thể xem như một tập đại thành của nghệ thuật khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của người Việt Nam thời Nguyễn, đồng thời cũng thể hiện tinh túy của người chạm bạc Đồng Xâm. Với tổng thể khoảng 1.000m² các hạng mục của ngôi đền được xây dựng cân đối từ trong ra ngoài, trong đó đáng chú ý nhất là tòa hậu cung. Đây cũng là một tác phẩm mỹ nghệ độc đáo mang đặc trưng của làng nghề chạm bạc. Khám gian được phong kín bằng những lá đồng chạm thủng với các đề tài từ linh, tứ quý, lưỡng long chầu nguyệt, tượng Triệu Vũ Đế và Trình Thị Hoàng hậu được đúc bằng đồng khảm vàng, thếp bạc. Phía trước đền có 2 cây cầu hai bên, có sông, có dậu rồng, ngũ hổ chầu vào sân tạo sự uy nghi, khiến du khách khi bước vào cửa đền đã thấy sự trang nghiêm. Hàng năm, mỗi khi đến lễ hội Đồng Xâm, nhân dân trong vùng cùng đông đảo du khách thập phương lại nô nức trở về để tham gia nhiều trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa đặc sắc như hát ca trù, hát chèo, rước thánh sư, tế lễ…

Người dân xã Hồng Thái (Kiến Xương) duy trì nghệ thuật hát ca trù. 

Ở ngay khu trung tâm của quần thể di tích còn có đền thờ tổ nghề ông Nguyễn Kim Lâu cũng là công trình mang nhiều dấu ấn. Theo sử sách để lại, khoảng đầu thế kỷ XV, ông Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề hàn xanh, hàn nồi đồng lên Châu Bảo Lạc (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) hành nghề và học được nghề kim hoàn sau đó trở về làng truyền lại nghề chạm bạc cho dân. Để tỏ lòng biết ơn người đã có công khai sáng nghề, những người thợ chạm bạc ở Đồng Xâm đã tôn ông là sư tổ nghề, lập đền thờ ông. 

Ông Nguyễn Văn Tuân, Trưởng ban Quản lý đền thờ tổ nghề mỹ nghệ kim hoàn Đồng Xâm cho biết: Độc đáo nhất là cứ vào dịp đầu năm và lễ hội tất cả các lớp thợ đều về thắp hương tưởng nhớ tới công đức của người thầy đã dạy truyền nghề cho người dân trong làng. Ban đầu đền thờ chỉ là một am thờ nhỏ, sau nhiều lần được các lớp thợ nghề và dân làng tôn tạo, tu sửa, đến nay ngôi đền vẫn giữ được nét cổ xưa của văn hóa Việt như văn bia cổ bằng đá xanh, giếng ngọc 600 năm tuổi và cây thị cổ quanh năm tỏa bóng mát. Trong đền vẫn lưu giữ sắc phong của vua Khải Định thứ 9, bộ đồ thờ bằng bạc do người Đồng Xâm chế tác, lưu giữ, bảo vệ như báu vật của nghề tổ. 

Nét đẹp từ những ngôi nhà cổ 

Ngoài sự độc đáo về quần thể di tích tâm linh, khi tới Đồng Xâm không khó để được chứng kiến sự yên bình từ những ngôi nhà cổ. Có những khu các ngôi nhà cổ san sát nhau, cổng, tường đều theo kiến trúc xưa đến nay vẫn được người dân lưu giữ. 

Theo ông Nguyễn Thế Hoành, thôn Bắc Dũng: Cũng vì yêu giá trị truyền thống của dân tộc nên tôi đã mua lại ngôi nhà cổ để ở. Đến giờ ngôi nhà đã có trên trăm năm nhưng chưa bị xuống cấp, vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ngôi nhà dài 12m, thiết kế 3 gian, 2 chái, gian chính giữa dùng để thờ tự, các gian còn lại dùng để sinh hoạt, các chi tiết hoa văn trong nhà được chạm trổ cầu kỳ và được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nên độ bền cao. Cái hay nhất của ngôi nhà là về mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Bản thân tôi bị nặng tai nếu ở nhà mái bằng không nghe được nhưng ở nhà cổ tôi nghe dễ hơn, tiếng nói trầm hơn. Đặc biệt, bất cứ ai đến chơi cũng đều có ý thức giống như vào khu di tích, bảo tàng, luôn giữ thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng, tình cảm và tâm hồn thư thái. Ngôi nhà đã trở thành nơi tụ họp của các thế hệ con cháu trở về những ngày giỗ, tết để cúng bái tổ tiên, nhớ tới những người sinh thành ra mình và là nơi gắn kết người thân trong gia đình, dòng họ, tăng thêm tình đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 

Cụ Nguyễn Thị Miền, 98 tuổi, thôn Bắc Dũng phấn khởi khoe: Các cụ để lại ngôi nhà này tới tôi là đời thứ 3. Ngôi nhà có khoảng gần 200 năm, trải qua nhiều thế hệ sinh sống, qua bao bão gió phong ba nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính với vật liệu chủ yếu là gỗ lim, hoa văn chạm khắc tinh tế. Ngoài ra, đến nay gia đình tôi vẫn lưu giữ được nhiều thứ còn nguyên giá trị như bộ bàn ghế trường kỷ, cổng nhà cổ xây từ năm 1940, giếng khơi được lát bằng đá. Ngôi nhà này đã trở thành niềm tự hào về truyền thống họ tộc, nếp gia phong, là nơi giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn và chắp cánh cho bao ước mơ của con cháu mai sau.   

Điểm độc đáo của ngôi nhà cổ là mát về mùa hè, ấm về mùa đông. 

Điểm độc đáo hơn nữa ở Đồng Xâm là đến nay người dân vẫn còn duy trì nghệ thuật hát ca trù. Ông Nguyễn Văn Hạo, thành viên hội ca trù dân gian Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn hóa dân gian làng Thượng Gia cho biết: Không biết nguồn gốc của ca trù làng Đồng Xâm có từ bao giờ nhưng trong đền có 4 bài văn cổ ca trù của thời cổ để dâng thánh vào những ngày lễ hội. Trước đây có một thời gian ca trù bị mai một nhưng từ những từ năm 2000 lễ hội đền Đồng Xâm mở trở lại những làn điệu ca trù ở địa phương đã được khôi phục. Đến nay cả xã có hơn 20 người trong Câu lạc bộ duy trì hát biểu diễn vào những ngày lễ, tết để dâng thánh và hát cho nhau nghe tại những ngôi nhà cổ để lưu giữ cho thế hệ sau. 

Ông Nguyễn Văn Niết, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái khẳng định: Địa phương là một trong số rất ít xã giữ được đầy đủ những nét văn hóa đặc trưng của làng quê Bắc Bộ khi xưa với hệ thống, đền, chùa, nhà cổ và nhiều làn điệu ca trù, trò chơi dân gian độc đáo. Vì thế, xã sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, giữ gìn nét cổ kính của làng quê để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề gắn với du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, đưa địa phương ngày càng phát triển. 

Thu Thủy 





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/39/212647/net-co-dong-xam

Cùng chủ đề

Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao

Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao ...

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Cử tri các huyện Vũ Thư, Kiến Xương quan tâm kiến nghị về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng

Cử tri các huyện Vũ Thư, Kiến Xương quan tâm kiến nghị về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng ...

Bắt thêm 1 lãnh đạo Sở TN&MT Thái Bình liên quan đến vụ doanh nhân La ‘điên’

Chiều nay (1/7), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Tô Duy Diệp (42 tuổi, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến Xương (thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở TN&MT Thái Bình) để điều tra...

Kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Kiến Xương

Kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Kiến Xương ...

Cùng tác giả

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏeTình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngày 26/12, ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở...

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,6% năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,6% năm 2025 ...

SOL E&C – “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao

SOL E&C – “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng caoVới vị thế dẫn đầu thị trường về thi công nhà máy chất lượng cao, SOL E&C hiện là Tổng thầu Renovation cho loạt dự án của các tập đoàn quốc tế như Tetra Pak, Nestlé, Coca-Cola, TTI… Thách thức trong hoạt động “renovation” nhà máy FDI Bối cảnh kinh tế thuận lợi, Việt Nam trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư...

Nhà hát Chèo Thái Bình kỷ niệm 65 năm thành lập (1959 – 2024)

Nhà hát Chèo Thái Bình kỷ niệm 65 năm thành lập (1959 - 2024) ...

Liên minh HTX tỉnh: Tổng kết hoạt động kinh tế tập thể năm 2024

Liên minh HTX tỉnh: Tổng kết hoạt động kinh tế tập thể năm 2024 ...

Cùng chuyên mục

Nhà hát Chèo Thái Bình kỷ niệm 65 năm thành lập (1959 – 2024)

Nhà hát Chèo Thái Bình kỷ niệm 65 năm thành lập (1959 - 2024) ...

Gìn giữ, rạng rỡ tinh hoa nghệ thuật ở quê lúa, đất chèo

Năm 1959, theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, Đội Văn công nhân dân Thái Bình được thành lập, là cái nôi để nghệ thuật chèo chuyên nghiệp của tỉnh được ươm mầm, phát triển. Qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, từ Đội Văn công thành Đoàn Chèo, rồi Nhà hát Chèo như hiện nay, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, người lao động Nhà hát Chèo không chỉ góp phần khẳng định...

Chiêm ngưỡng những nhà thờ rực rỡ trong đêm Giáng Sinh khắp đất nước

Chiêm ngưỡng những nhà thờ rực rỡ trong đêm Giáng Sinh khắp đất nước ...

Rộn ràng không khí Giáng sinh

“Mừng ngày Chúa sinh ra đời/Nào mình cùng nắm tay tươi cười/Hòa bình đến cho muôn người/ Cùng cất tiếng ca mừng vui...” - giai điệu ngân vang báo hiệu mùa Giáng sinh ấm áp, an lành đang về. Ngoài những nghi thức chính, các nhà thờ tại các xứ, họ đạo được trang hoàng lộng lẫy, tạo thêm không khí phấn khởi để bà con giáo dân đến cầu nguyện, vui chơi, đón Giáng sinh.Nhà thờ Chính tòa...

Đẹp vàng son – Báo Thái Bình điện tử

Cùng công tác sưu tầm, bảo quản cổ vật tại hệ thống bảo tàng, thú chơi đồ cổ, trong đó có đồ gỗ sơn son thếp vàng như mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa, không chỉ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần mà còn thiết thực giúp cho cổ vật có sức sống bền lâu trước những biến thiên của thời gian.Thú chơi đồ cổ góp phần gìn giữ cổ vật được bền lâu qua...

Quân dân Thái Bình – 80 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc

Suốt 80 năm qua, hàng vạn người con Thái Bình đã đóng góp xương máu, sức lực, trí tuệ vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Từ đây, nhiều hiện vật gắn liền với các cuộc kháng chiến đã được trao tặng cho Bảo tàng tỉnh qua nhiều thời kỳ, trở thành một trong những nguồn tư liệu quý giá làm nên trưng bày chuyên đề “Quân dân Thái Bình - 80 năm đồng hành cùng...

Lễ hội đền Trần năm 2025 diễn ra từ ngày 13 – 17 tháng Giêng

Lễ hội đền Trần năm 2025 diễn ra từ ngày 13 – 17 tháng Giêng ...

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025

Sáng ngày 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh Thái Bình, đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó...

Thái Bình: Có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thái Bình: Có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ...

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Ngày 16/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 sau khi đã lấy ý kiến bình chọn của các cơ quan báo chí và bình chọn trực tuyến. Thực hiện Quyết định số 2748/QĐ-BVHTTDL ngày 20-9-2024 của Bộ trưởng Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất