Powered by Techcity

Linh hoạt trong sản xuất vụ đông


Để bù đắp thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do bão số 3, vụ đông năm 2024, các địa phương cần tập trung mở rộng diện tích gieo trồng, bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng; đồng thời, đẩy mạnh liên kết tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân, nhất là diện tích bị thiệt hại do mưa, lũ…

Nông dân Hưng Hà trồng ngô vụ đông.

Sản xuất vụ đông có vai trò quan trọng, tận dụng diện tích sản xuất để góp phần tăng thu nhập cho người dân, bảo đảm nhu cầu thực phẩm tại chỗ, phục vụ chăn nuôi. Đặc biệt, cây vụ đông có thị trường tiêu thụ rất tiềm năng, nhiều loại có thể đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu như khoai tây, cà chua, dưa bao tử, ớt, ngô ngọt, đậu tương… Vì vậy, nhiều năm nay các địa phương trong tỉnh luôn chú trọng sản xuất vụ đông. 

Phấn đấu diện tích gieo trồng vụ đông đạt 180ha, những ngày này, nông dân xã An Châu (Đông Hưng) đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa, lên luống đặt bầu trồng các loại dưa, bí. Do đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên hàng năm người dân trên địa bàn xã luôn chủ động trong việc gieo trồng, chọn giống, gieo bầu… áp dụng kỹ thuật vào canh tác để gối vụ, tăng năng suất, chất lượng nông sản. 

Trồng 1,5 mẫu dưa chuột, bí đỏ ở vụ đông, bà Nguyễn Thị Lan, thôn An Lạp cho biết: Trồng dưa, bí tuy vất vả thời gian đầu do phải thường xuyên kiểm tra phòng, trừ một số loài côn trùng, sâu bệnh nhưng lại có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với cấy lúa. Sau khi thu hoạch lúa, chúng tôi thuê máy cày lên luống, bón phân chuồng rồi đặt bầu đã gieo trên bờ từ trước. Dưa, bí trồng vụ đông ruộng khô nên cũng không cần làm giàn, để cây ngoi ra mặt ruộng. 

Với đặc thù về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, trình độ sản xuất của từng vùng, mỗi địa phương trong tỉnh đang lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để nâng cao giá trị trong sản xuất vụ đông. Do đó, những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh được các địa phương ưu tiên gieo trồng có lợi thế, như: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại… Năm 2024, huyện Vũ Thư phấn đấu gieo trồng 5.300ha cây vụ đông. Trong đó, cây ngô 700ha; khoai tây 350ha; dưa, bí 300ha; khoai lang 200ha; rau các loại 3.750ha. 

Ông Bùi Gia Khánh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Để khuyến khích người dân sản xuất, huyện đã có cơ chế hỗ trợ đối với 2 cây trồng chính là ngô nếp, khoai tây. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình mua giống ngô nếp thông qua HTX nông nghiệp trồng tập trung từ 2ha trở lên trên đất màu, 1ha trên đất sau thu hoạch lúa mùa được hỗ trợ 3.360.000 đồng/ha, tương đương 120.000 đồng/sào, lượng giống 14kg/ha; mua giống khoai tây nhập khẩu trồng vụ đông xuân qua HTX nông nghiệp thuộc các xã: Vũ Tiến, Nguyên Xá, Song An, Minh Quang, Tân Phong, Tân Hòa, Phúc Thành, Song Lãng được hỗ trợ 10.080.000 đồng/ ha, tương đương 360.000 đồng/sào, lượng giống 1.120kg/ha. Ngoài ra, thực hiện cơ chế hỗ trợ của tỉnh đối với sản xuất vụ đông và khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa, lũ gây ra, huyện đang tổng hợp đăng ký hỗ trợ giống khoai tây, ngô nếp từ các địa phương. Dự kiến toàn huyện sẽ mở rộng thêm khoảng 200ha ngô, 50ha khoai tây bù đắp thiệt hại, ảnh hưởng do bão, lũ gây ra. Huyện chỉ đạo các xã đôn đốc người dân khẩn trương thu hoạch lúa; gieo trồng cây vụ đông khi thời tiết thuận lợi. 

Sản xuất vụ đông trong những năm gần đây thường gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết bất thuận, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích. Năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 36.600ha cây vụ đông các loại. Để bù đắp thiệt hại sản xuất nông nghiệp do bão số 3, vụ đông năm 2024, các địa phương cần tập trung mở rộng diện tích gieo trồng, bố trí thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng; đồng thời, đẩy mạnh liên kết tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân, nhất là diện tích bị thiệt hại do mưa, lũ… UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất cây trồng vụ đông năm 2024 và khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa, lũ gây ra với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ ha. 

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để sản xuất vụ đông hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương huy động tối đa phương tiện, nhân lực để thu hoạch nhanh gọn lúa đã chín, thu hoạch đến đâu làm đất gieo trồng vụ đông đến đó. Làm bầu, ươm giống các cây vụ đông ưa ấm, tranh thủ ra bầu trên ruộng khi thời tiết cho phép để kịp thời gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất (trước ngày 5/10); chuẩn bị hạt giống và lựa chọn cây trồng ưa lạnh có lợi thế ở Thái Bình (khoai tây, củ cải ngọt, bắp cải, rau gia vị…) để gieo trồng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, rà roát, mở rộng tối đa diện tích gieo trồng, ưu tiên cây trồng ngắn ngày, sớm cho thu hoạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập cho người dân.

Nông dân xã An Châu (Đông Hưng) trồng dưa chuột, bí xanh ngay sau khi thu hoạch lúa mùa.

Ngân Huyền





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/209049/linh-hoat-trong-san-xuat-vu-dong

Cùng chủ đề

Động lực từ kinh tế nông nghiệp trong phát triển bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trụ cột để bảo đảm sự phát triển bền vững, nâng cao đời sống nông dân và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.Mô hình sản xuất ngưu tất an toàn, phát triển sản phẩm OCOP tại xã Thống Nhất (Hưng Hà). ...

Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024

Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 ...

Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024

Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm...

Sản xuất vụ đông góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Vụ đông là vụ sản xuất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến.Nông dân xã An Khê (Quỳnh Phụ) chăm sóc cây ngô vụ đông. Tăng...

Tham quan, tìm hiểu hoạt động đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp tại ThaiBinh Seed

Tham quan, tìm hiểu hoạt động đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp tại ThaiBinh Seed ...

Cùng tác giả

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (06/01): Ổn định

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Hội Doanh nghiệp huyện Tiền Hải: Cùng hội viên vượt khó

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, Hội Doanh nghiệp huyện Tiền Hải càng khẳng định vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ, dẫn dắt hội viên vượt khó, sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Sản phẩm sứ mỹ nghệ của các doanh nghiệp huyện Tiền Hải ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong ảnh: Sản xuất sứ mỹ nghệ tại Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu. ...

Chỉ số DXY tăng tuần 0,86%

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ – Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang – số 43 Hà Trung,...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (05/01): Tăng mạnh

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Giao dịch quanh ngưỡng 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 05/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 05/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84 triệu đồng/lượng mua vào – 85,5 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi ở cả hai chiều. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 1,5 triệu đồng. Giá vàng 9999 hôm nay...

Cùng chuyên mục

Hội Doanh nghiệp huyện Tiền Hải: Cùng hội viên vượt khó

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, Hội Doanh nghiệp huyện Tiền Hải càng khẳng định vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ, dẫn dắt hội viên vượt khó, sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Sản phẩm sứ mỹ nghệ của các doanh nghiệp huyện Tiền Hải ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong ảnh: Sản xuất sứ mỹ nghệ tại Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu. ...

Ngành xây dựng: Phấn đấu giá trị sản xuất năm 2025 tăng trưởng khoảng 10%

Chiều ngày 3/1, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025. Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự hội nghị.Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng hội nghị. ...

Họp báo công bố số liệu kinh tế – xã hội năm 2024

Sáng ngày 3/1, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.Lãnh đạo Cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, với sự nỗ...

Họp báo công bố số liệu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Sáng ngày 3/1, Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.Lãnh đạo Cục Thống kê phát biểu tại buổi họp báo.Năm 2024, trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội duy trì xu hướng tích cực,...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP ...

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Ngành ngân hàng Thái Bình: Phát huy vai trò huyết mạch, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của...

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động ngành ngân hàng Thái Bình vẫn duy trì ổn định, hiệu quả. Tín dụng tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra; nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp; công tác phát triển các dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại vào ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh; các ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện lợi, mang...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024

Chiều ngày 31/12, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024 tại Sở Tài chính.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. ...

Thái Bình: Năm 2024 là năm thứ hai có số thu nội địa ngân sách đạt trên 11.000 tỷ đồng

Chiều ngày 31/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị báo cáo công tác khóa sổ năm 2024. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà động viên cán bộ, công chức, người lao động...

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất