Powered by Techcity

Lịch sử hình thành tỉnh Thái Bình

Hàng vạn năm trước, đồng bằng sông Hồng vốn là một vùng đất đai mầu mỡ, địa hình và khí hậu thuận lợi. Con người đã sinh sống ở đây rất sớm, nền văn hoá được hình thành từ hơn 4000 năm trước, dân gốc Việt – Mường sinh sống ở các thềm phù sa cổ Vĩnh Phúc, Hà Bắc tiến dần về hướng Ðông Nam đồng bằng ven biển. Ðặc trưng của cư dân đồng bằng sông Hồng là sinh sống chủ yếu bằng nghề nông với việc trồng lúa nước là chủ đạo, cứ nơi nào thuận tiện cho việc canh tác lúa nước là nơi có cư dân đông đúc.

Thái Bình là điển hình của nét tiêu biểu này, tuy là một tỉnh công nghiệp chậm phát triển nhưng mật độ dân số là một trong những tỉnh cao nhất trong cả nước, chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; trên 90% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp. Văn hoá nông nghiệp đến sớm đối với Thái Bình; hiện còn lưu giữ được nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian với nghi thức lễ hội nông nghiệp, nội dung và số lượng phong phú hơn nhiều so với các địa phương khác.

Từ những di chỉ khảo cổ học như những gò, đường, đống và những di vật như mũi tên, mũi giáo, lưỡi rìu… bằng đồng và những phế tích mộ cổ tìm được ở các vùng Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư, Ðông Hưng cho thấy những lớp cư dân đầu tiên đến tụ cư ở Thái Bình theo những gò đất, những dải đất cao ven sông, biển tương đối tập trung ở Hưng Hà, Quỳnh Phụ vào cuối thời đại Ðồng Thau cách đây 2700-3000 năm. Lớp cư dân đầu tiên này từ các vùng trung du thuộc Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn Tây… đổ xuống. Vào thời đại đồ sắt cách đây 1800-2700 năm, với nền văn hoá Ðông Sơn, cư dân Thái Bình đã khá đông đúc; những truyền thuyết dân gian, thần tích, thần phả về những người có công dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương góp phần minh chứng thêm điều này. Trải qua hàng ngàn năm dưới thời Bắc thuộc và đặc biệt từ khi nhà nước phong kiến tự chủ Ðại Việt (thế kỷ XI) được thành lập, cư dân Thái Bình vẫn cơ bản được bổ sung theo các luồng nói trên. Từ thế kỷ XV đến XVIII, cư dân từ Thanh-Nghệ-Tĩnh theo đường biển vào định cư và cư dân từ các vùng Nam Ðịnh, Hải Dương, Hưng Yên, Ðông Triều về hợp cơ ở Thái Bình theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Không loại trừ cả những dòng máu ngoại lai hội nhập vào cư dân Thái Bình do các công hầu, khanh tướng triều Lý – Trần đưa tù binh về khai phá các điền trang, thái ấp được triều đình ban tặng. Khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức cuộc khẩn hoang quy mô lớn lập ra huyện Tiền Hải vào năm 1828 thì cư dân chủ yếu của Kiến Xương, Vũ Thư và cư dân vùng Nam Ðịnh, Hà Nam về hợp cư. Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau thì Thái Bình trong mọi thời kỳ lịch sử người Kinh chiếm tỷ lệ tuyệt đối, số người Mường, Tày… từ trước năm 1945 đến nay chỉ thống kê được hàng chục, hàng trăm mà thôi.

Thời kỳ đầu công nguyên và qua 5 thế kỷ sau đó, Thái Bình là phần đất cuối cùng phía nam của huyện Chu Diên – quận Giao Chỉ.

Vào thế kỷ thứ 6, phần lớn đất đai phía bắc và tây bắc của Thái Bình thuộc quận Vũ Bình; phần đất còn lại thuộc quân Ninh Hải.

Bước vào thời kỳ phong kiến tự chủ (938), đất Thái Bình thuộc Châu Ðằng (Châu Ðằng bao gồm phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình ngày nay).

Vào thời Tiền Lê, Năm ứng thiên thứ 9 (1002), vua Lê Ðại Hành đổi 10 đạo của cả nước thành Phủ, Lộ, Châu; đến đời vua Lê Ngoạ Triều (1005-1009); Châu Ðằng được gọi là phủ Thái Bình. Thời Lý (thế kỷ 11) phủ Thái Bình được gọi là hương Thái Bình (Phủ Thái Bình sau đổi là Thái Ninh) gồm 4 huyện, Thuỵ Anh, Quỳnh Côi, Ðông Quan, Phụ Dực.

Thế kỷ 12-13 dưới triều Trần, trên mảnh đất Thái Bình, cư dân đã đông đúc, các làng xã đã khá ổn định, Thái Bình lúc này thuộc đất đai của hai lộ (phủ) Long Hưng và Thiên Trường; về sau vẫn thuộc lộ Long Hưng, phần còn lại thuộc hai lộ mới là Kiến Xương và An Tiêm được tách ra từ lộ Thiên Trường. Dưới lộ là huyện, hương (xã).

Ðến thời Tây Sơn, Thái Bình thuộc Trấn Sơn Nam Hạ, về địa danh có đổi phủ Thái Bình thành phủ Thái Ninh, còn đơn vị hành chính vẫn cơ bản như thời Lê.

Thời Nguyễn (thế kỷ XIX), địa danh cơ bản vẫn như trước. Riêng phủ Thái Ninh được trả lại tên cũ là phủ Thái Bình; đổi Thanh Lan thành Thanh Quan (thời Gia Long); đến thời Minh Mệnh nhập vào phủ Kiến Xương); đến thời Tự Ðức, Thanh Quan lại nhập vào phủ Thái Bình, thời Ðồng Khánh đổi huyện Chân Ðịnh thành huyện Trực Ðịnh. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), sau cuộc khẩn hoang – Thái Bình có thêm huyện Tiền Hải với diện tích 18.900 mẫu; 2.300 suất đinh; 7 tổng; 40 làng; 27 ấp; 20 trại và 40 giáp.

Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Thái Bình thuộc trấn Nam Ðịnh; năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), chia thành tỉnh hạt, Thái Bình thuộc phạm vi của hai tỉnh Nam Ðịnh và Hưng Yên, gồm các huyện : Thần Khê, Duyên Hà, Hưng Nhân (tỉnh Hưng Yên); Thái Bình, Thanh Quan, Kiến Xương (tỉnh Nam Ðịnh). Phần đất còn lại thì đặt phân phủ kiêm nhiếp (huyện Kiến Xương, kiêm nhiếp huyện Thư Trì; huyện Chân Ðịnh kiêm nhiếp Tiền Hải; huyện Thái Bình kiêm nhiệp huyện Thuỵ Anh. Ngoài ra đặt thêm phân phủ Thái Bình gồm 2 huyện : Quỳnh Côi và Phụ Dực.

Ngày 21-3-1890, toàn quyền Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình bao gồm các huyện: Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh (trước là Chân Ðịnh), Thư Trì, Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi (thuộc tỉnh Nam Ðịnh) và huyện Thần Khê (thuộc tỉnh Hưng Yên). Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (thuộc tỉnh Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Ðến lúc này tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh – đơn vị hành chính độc lập – bao gồm 3 phủ với 12 huyện, 90 tổng, 802 làng, xã với số dân 161.927 người, số ruộng đất là 365.287 mẫu.

Phủ Tiên Hưng gồm 3 huyện: Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà.

Phủ Thái Ninh gồm 3 huyện: Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan.

Phủ Kiến Xương gồm 4 huyện: Trực Ðịnh, Thư Trì, Vũ Tiên và Tiền Hải.

Phân Phủ Thái Ninh gồm 2 huyện: Quỳnh Côi và Phụ Dực.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 10-4-1946 Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện.

Toàn tỉnh lúc này được chia thành 12 huyện, một thị xã với 829 xã, thôn.

Ngày 17-6-1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 93-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện:

Hợp nhất hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực thành huyện Quỳnh Phụ.

Hợp nhất hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà.

Hợp nhất hai huyện Ðông Quan và Tiên Hưng thành huyện Ðông Hưng.

Hợp nhất hai huyện Vũ Tiên và Thư Trì thành huyện Vũ Thư.

Sát nhập một số xã của huyện Vũ Tiên vào huyện Kiến Xương.

Sát nhập một số xã của huyện Kiến Xương vào huyện Tiền Hải.

Năm 1982 và 1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sát nhập một số xã ở Vũ Thư và mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thái Bình.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Dự báo giá vàng ngày mai 03/01/2025: Tiếp đà bứt phá

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP ...

Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa

Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa ...

Tuyên truyền cải cách hành chính năm 2025

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 25/12/2024 về việc tuyên truyền cải cách hành chính năm 2025. Với mục đích thông tin tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác cải cách hành chính (CCHC); tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai...

Đại sứ Marc E. Knapper: Tiến triển mạnh mẽ trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhìn lại năm 2024, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam trong cuộc phỏng vấn mới đây về những bước tiến đáng kể trong quan hệ song phương sau một năm hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN Sau một năm hai nước nâng cấp quan...

Cùng tác giả

Đưa Thái Bình trở thành điểm đến mới trong thu hút đầu tư phát triển

Trước đây, Thái Bình thường được biết đến là tỉnh thuần nông, trồng lúa và cây màu, rồi chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nhưng hiện nay quê lúa vẫn giữ ổn định đất lúa song đã có bước đột phá nhanh chóng trong phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Qua theo dõi, những thành tựu đạt được hiện nay có sự chuyển...

Về Thái Bình thưởng thức đặc sản bánh cáy làng Nguyễn

Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, ai cũng biết đến bánh cáy nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của vùng quê Chị Hai năm tấn. Đặc sản bánh cáy làng Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Lương Hà Bánh cáy làng Nguyễn là một loại bánh đặc sản có nguồn gốc ở làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Bánh có vị ngọt lành, thơm đượm của nếp cái hoa vàng hòa quyện với...

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nuôi thủy sản trong ao bán nổi ở Thái Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Từ một vùng đất ven đê rất khó khăn cho việc canh tác lúa vì cao ghềnh và chuột phá hoại, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi lần đầu tiên được triển khai tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) cho hiệu quả ấn tượng. Cuối năm 2019, gia đình ông Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung (xã Bình Định) xin được chuyển đổi diện tích 5,5ha đất trồng lúa kém hiệu...

Đặc điểm địa hình Thái Bình

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc...

Cùng chuyên mục

Đưa Thái Bình trở thành điểm đến mới trong thu hút đầu tư phát triển

Trước đây, Thái Bình thường được biết đến là tỉnh thuần nông, trồng lúa và cây màu, rồi chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nhưng hiện nay quê lúa vẫn giữ ổn định đất lúa song đã có bước đột phá nhanh chóng trong phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Qua theo dõi, những thành tựu đạt được hiện nay có sự chuyển...

Về Thái Bình thưởng thức đặc sản bánh cáy làng Nguyễn

Nhắc đến đặc sản của Thái Bình, ai cũng biết đến bánh cáy nổi tiếng được làm ra từ chính những nông sản của vùng quê Chị Hai năm tấn. Đặc sản bánh cáy làng Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Lương Hà Bánh cáy làng Nguyễn là một loại bánh đặc sản có nguồn gốc ở làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Bánh có vị ngọt lành, thơm đượm của nếp cái hoa vàng hòa quyện với...

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nuôi thủy sản trong ao bán nổi ở Thái Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Từ một vùng đất ven đê rất khó khăn cho việc canh tác lúa vì cao ghềnh và chuột phá hoại, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi lần đầu tiên được triển khai tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) cho hiệu quả ấn tượng. Cuối năm 2019, gia đình ông Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung (xã Bình Định) xin được chuyển đổi diện tích 5,5ha đất trồng lúa kém hiệu...

Đặc điểm địa hình Thái Bình

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc...

Đặc điểm khí hậu Thái Bình

Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển. Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển bào làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình....

Điều kiện tự nhiên Thái Bình

Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao...

Giữ nghề dệt chiếu cho làng

Người làng Hới, xã Tân Lễ (Hưng Hà) tự hào có nghề “độc” mà ít nơi có được, ấy là nghề dệt chiếu. Với kỹ thuật vê đay, cải tiến khung dệt, kỹ thuật chế biến cói và dệt các loại chiếu vừa cao, vừa độc đáo, người thợ thủ công làng Hới đã tạo ra những sản phẩm chiếu đặc sắc nổi tiếng khắp vùng. Cách thành phố Thái Bình hơn 40km, du khách đến với xã Tân Lễ (Hưng...

Cốm Thanh Hương quà quê mùa heo may

Nói về những thứ quà sinh ra từ sự mộc mạc của đồng quê nhưng lại mê đắm lòng người muôn phương không thể không nhắc đến cốm. Làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (huyện Vũ Thư) có loại cốm nổi tiếng khắp xa gần. Loại gạo được chọn để làm cốm phải là nếp ngon, đều hạt, thích hợp nhất là nếp cái hoa vàng. Khi xưa, người ta làm cốm như kết tinh của công sức lao động, thể...

Đặc sản rươi Hồng Tiến

Được xếp vào một trong ba loại ẩm thực đặc sản của huyện Xiến Xương, rươi Hồng Tiến là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mỗi độ "tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm". Xếp đầu bảng song cách chế biến lại tương đối cầu kỳ, đó là món chả rươi (rươi nướng). Theo lời các cụ truyền lại, khi xưa chưa có cống Trà Linh, nước biển dâng rươi lên tận các huyện phía Bắc và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất