Powered by Techcity

Lễ hội đền Trần: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia


Mảnh đất Long Hưng xưa – Hưng Hà ngày nay là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, nơi sinh ra các bậc minh quân, tướng lĩnh tài ba, đồng thời là khởi nguồn hào khí Đông A, hun đúc nên ý chí kiên cường. Từ giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa độc đáo riêng có, năm 2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Các kỳ lễ hội từ ngày 13 – 17 tháng Giêng hàng năm tại đây như sợi dây vô hình mà bền chặt kết nối thế hệ hôm nay với truyền thống lịch sử vẻ vang, đồng thời góp phần tôn vinh giá trị đặc biệt của di sản văn hóa thời Trần trên quê hương Long Hưng – Hưng Hà.

Lễ rước nước trong lễ hội đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) thu hút hàng trăm người tham gia.

Vùng quê phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần 

Kể từ khi di tích được phục dựng và tôn tạo, lễ hội đền Trần được khôi phục và duy trì hàng năm theo đúng định lệ. Điểm sáng văn hóa của lễ hội là nhiều lễ thức cổ truyền mang đậm tính nhân văn cùng những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống có cội nguồn từ thời Trần được duy trì nghiêm cẩn và bền vững. Năm nay, lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt gắn với kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 – 2025).

Sử sách còn ghi, ngay sau khi sáng lập vương triều, nhà Trần đã sớm chú trọng xây dựng lực lượng ở vùng quê cha đất tổ thành nơi tựa dựa vững chắc để chủ động triển khai các kế sách hưng nghiệp và giữ nghiệp. Trong đó, đã chú trọng khuyến nông, tổ chức đào sông, đắp đê, ban phong đất đai cho các bậc công hầu, khanh tướng, lập những điền trang, thái ấp; tuyển mộ trai tráng ở quê nhà đưa về kinh đô lập thành những đội quân tin cậy để bảo vệ triều đình; chăm lo xây dựng lực lượng quân đội tại chỗ; tập hợp, dự trữ binh lương ở bản quán; xây dựng Long Hưng trở thành hậu phương vững chắc, cung cấp binh lương cho các cuộc kháng chiến. 

Tự hào là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, từ nhiều thập kỷ qua Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã chú trọng triển khai các hoạt động thiết thực tôn vinh giá trị đặc biệt của các di sản văn hóa thời Trần trên quê hương. Trong đó, tiếp tục nâng cao vị thế của lễ hội đền Trần, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân. 

Trang nghiêm lễ rước nước trong lễ hội đền Trần. 

Trong chuỗi hoạt động của lễ hội đền Trần hàng năm, song song với những hội thi dân gian nhắc nhớ con cháu về thuở hàn vi nhà Trần làm nghề chài lưới trên sông còn có những hội thi thể hiện sự linh hoạt trong mọi tình huống nuôi quân, bảo đảm tiến quân bách chiến bách thắng. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc lễ hội luôn thể hiện tinh thần thượng võ. Ngoài các màn sử thi với sự dày công thực hiện của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, kỳ lễ hội năm 2024 và năm 2025 còn có sự góp mặt của 175 tay trống thể hiện cho 175 năm trị vì của vương triều Trần. 

Tham gia màn trống hội năm nay là các học sinh đến từ Trường THPT Hưng Nhân (Hưng Hà). Cô giáo Nguyễn Thị Đào, Trường THPT Hưng Nhân cho biết: Rất vinh dự cho cô và trò nhà trường được đồng hành với ban tổ chức trong chương trình đặc biệt màn trống hội và vở diễn khai mạc lễ hội đền Trần. Qua các hoạt động ý nghĩa này, chúng tôi mong muốn góp phần giáo dục cho các em học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và giáo dục các em luôn trân trọng những nét đẹp văn hóa trong truyền thống của quê hương Hưng Hà. 

Phát huy giá trị truyền thống văn hóa 

Từ năm 2023, lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Việc tổ chức lễ hội thường niên đã góp phần phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và tạo ra sức bật mới xây dựng quê hương, đất nước. Là người con địa phương sinh sống, lập nghiệp xa quê nhưng năm nào ông Bùi Minh Lập (thành phố Hà Nội) cũng về tham gia lễ hội. Ông chia sẻ: Tôi rất tự hào về quê hương của mình, nơi di tích và lễ hội đền Trần ngày càng được quan tâm bảo tồn và phát huy. Năm nào chúng tôi cũng trở về quê hương vào mùa lễ hội để hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống. Năm nay, càng tự hào hơn khi lễ hội không chỉ bảo lưu các nghi thức tế lễ, hội thi dân gian mà còn tổ chức hội chợ kết nối cung cầu với nhiều gian hàng đặc sắc. Mong sao lễ hội ngày càng phát triển, là điểm đến của du khách không chỉ trong nước mà cả khách quốc tế. 

Nghi thức tế lễ, hội thi dân gian tại lễ hội đền Trần được tổ chức theo định lệ cổ truyền. 

Mỗi mùa lễ hội đền Trần, các nghi thức tế lễ cổ truyền được bảo lưu như tế mở cửa, dâng hương tại lăng mộ các vua Trần, lễ rước (rước thủy và rước bộ), lễ bái yết. Năm nay, điểm nhấn trong lễ khai mạc lễ hội là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Thái Bình – Miền Thánh Mẫu – Đất Thánh Nhân – Dấu thiêng Phật pháp – Phát tích vương triều Trần”. Ngoài ra, trong các ngày lễ hội sẽ có đa dạng hoạt động phần hội được tổ chức như hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thi cỗ cá, pháo đất, gói bánh chưng, têm trầu cánh phượng, vật cầu, cờ tướng, kéo lửa nấu cơm cần, kéo co, liên hoan hát văn, giao lưu câu lạc bộ chèo… 

Hội thi dân gian trong lễ hội đền Trần thu hút sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

Là một trong những người gắn bó với di tích và các mùa lễ hội đền Trần, ông Hoàng Đình Bích, xã Tiến Đức (Hưng Hà) thông tin: Tất cả các hội thi dân gian trong lễ hội đền Trần đều được nhân dân địa phương chuẩn bị chu đáo từ con người đến nguyên liệu, điều kiện tham gia lễ hội. Các hội thi không chỉ là dịp so tài giữa các thôn trong xã, các xã trong huyện mà còn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm, khám phá mới mẻ, thú vị. Bản thân tôi khi tham gia hội thi kéo lửa nấu cơm cần đều tích cực chia sẻ với du khách về những điều độc đáo và ý nghĩa của hội thi này, khuyến khích du khách ghi lại nhiều hình ảnh về hội thi. 

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần có diện tích 195,01ha; hiện nay đã hoàn thành hồ sơ lập quy hoạch chi tiết để lập dự án đầu tư công và huy động các nguồn lực để triển khai trong thời gian tới. Lễ hội đền Trần với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành chức năng cùng sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ trên quê lúa Thái Bình. Qua đó, thiết thực thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. 

Tú Anh 

 





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/217654/le-hoi-den-tran-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa nhà Trần trên mảnh đất Long Hưng – Hưng Hà

Là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tại xã Tiến Đức (Hưng Hà) là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2023 đến nay, lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh càng thôi thúc du khách về với mảnh đất Thái Bình bởi các hoạt...

Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần năm...

Chiều ngày 10/1, đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội đền Trần năm 2025.Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo dâng hương tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). ...

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tích cực chuẩn bị các hoạt động lễ hội đền Trần

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tích cực chuẩn bị các hoạt động lễ hội đền Trần ...

Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội đền Trần năm 2025

Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Thái Bình: Có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thái Bình: Có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ...

Cùng tác giả

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII

Sáng ngày 10/2, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Thành phố Thái Bình: 3 năm liên tiếp dẫn đầu bộ chỉ số DDCI

Năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp thành phố Thái Bình dẫn đầu các huyện, thành phố trong bảng xếp hạng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI). Kết quả này thể hiện nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố trong đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; sự quan tâm nắm bắt,...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Cùng chuyên mục

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình ...

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật

Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn...

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 ...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Văn học nghệ thuật Thái Bình 50 năm trăn trở, sáng tạo

Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy...

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất