Powered by Techcity

Kỳ III: Tạo động lực bằng cơ chế, chính sách (tiếp theo và hết)

Từ hiện trạng phát triển chuỗi giá trị nông sản của tỉnh hiện nay cho thấy hoạt động này vẫn còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với thực tế sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn có dư địa để phát triển. Đây là tín hiệu vui, cho phép đặt kỳ vọng vào sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản trong thời gian tới.

Chính sách hỗ trợ của tỉnh đã góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo thuận lợi cho liên kết sản xuất phát triển.

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao…, việc tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng mà ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân đang hướng tới để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Để bảo đảm thực hiện hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực từ các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp, HTX, nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong đó trực tiếp và toàn diện là Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND, ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, nông dân, cá nhân, HTX, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng hỗ trợ từ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết đến công tác đào tạo, tập huấn, giống, vật tư, nhãn mác sản phẩm; chi phí để được cấp các chứng nhận VietGAP, VietGAHP, cấp mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi…

Một trong những khó khăn trong việc xây dựng và phát triển số lượng các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh là tình trạng sản xuất nông nghiệp phần nhiều còn mang tính nhỏ lẻ, có sự tham gia của nhiều hộ. Để khắc phục tình trạng này, các cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai cũng được chú trọng: Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai; mua ­­máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh ban hành quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028. Cùng với đó, xuyên suốt quá trình thực hiện, UBND tỉnh lồng ghép các nội dung hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trong các kế hoạch, đề án, chương trình… nhằm tăng cường, phát triển các chuỗi liên kết, mở rộng thị trường không chỉ trong khu vực mà hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ từ chương trình OCOP, hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX để thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị gắn với sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương.

Ông Nguyễn Văn Phát, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ cho biết: Thời gian qua, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, toàn huyện đã có trên 300 hộ dân tích tụ, tập trung ruộng đất với quy mô từ 2ha trở lên, diện tích đạt gần 1.400ha đồng thời mua bổ sung 67 máy cấy các loại. Việc tích tụ, tập trung đất đai quy mô lớn đã góp phần từng bước xóa bỏ các bờ ngăn, tạo các khung thửa lớn, thuận lợi cho việc cải tạo đồng ruộng và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm sự phát triển của dịch hại, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế từ 20 – 30%. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao, bền vững, tạo vùng nguyên liệu lớn, ổn định như mô hình nâng cao giá trị sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm ở xã An Mỹ; mô hình cánh đồng không bờ cấy lúa TBR225 ở xã An Tràng; mô hình sản xuất lúa nếp Tam Xuân ở xã An Thanh; mô hình cánh đồng liên kết sản xuất lúa Nhật ở xã Quỳnh Thọ; mô hình liên kết áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở xã An Ninh…

Để các chuỗi liên kết sản xuất không bị đứt gãy, phát huy được hiệu quả rất cần sự chủ động, tích cực của cả người dân và doanh nghiệp. Các địa phương tích cực tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng liên kết; thường xuyên đánh giá, dự báo cung cầu hàng hóa nông sản của thị trường để giúp các chuỗi điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý. Doanh nghiệp, HTX và người sản xuất tham gia chuỗi cần phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên, tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng; cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực quản trị, xây dựng phương án sản xuất, kết nối thị trường cho các HTX để làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp…, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững.

Chế biến hành tại Công ty Cổ phần Nông sản – Thương mại dịch vụ Thanh Nhàn (Quỳnh Phụ).

Ngân Huyền



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề

Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. ...

Đông Hưng: Tập huấn phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị và phát triển du lịch nông thôn

Đông Hưng: Tập huấn phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị và phát triển du lịch nông thôn ...

Kỳ 2: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025 xác định: “Đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối bền vững các chuỗi giá trị trong, ngoài tỉnh và toàn cầu, tạo sức bật và đem lại sự đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp của...

Thúc đẩy thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển HTX

Thúc đẩy thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển HTX ...

Cùng tác giả

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025 ...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Xuân mới đã về trên khắp mọi miền của Tổ quốc, quê hương thân yêu. Trời đất giao hòa đón xuân cùng niềm tin và khát vọng vào một năm mới bứt phá thành công, để Thái Bình vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Năm 2024 qua đi, trong khó khăn...

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn)

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn) ...

Liên tục tung ra sản phẩm mới, “ông lớn” ngành phân bón Supe Lâm Thao đạt doanh thu 3.580 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế tăng 16% so với cùng kỳ Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) diễn ra mới đây, đại diện doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn thách thức, Supe Lâm Thao đã chủ động, linh hoạt trong việc điều hành hoạt...

Cùng chuyên mục

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024

Chiều ngày 31/12, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024 tại Sở Tài chính.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. ...

Thái Bình: Năm 2024 là năm thứ hai có số thu nội địa ngân sách đạt trên 11.000 tỷ đồng

Chiều ngày 31/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị báo cáo công tác khóa sổ năm 2024. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng quà động viên cán bộ, công chức, người lao động...

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất

Năm 2025, ngành tài chính phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất ...

Triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2025

Chiều ngày 31/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước(NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Bình có đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thu ngân sách tỉnh.Đồng...

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bổ sung, cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ...

Hội nghị trực tuyến Bộ Công Thương với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương về việc điều chỉnh Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình có lãnh đạo Sở Công thương; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.Lãnh đạo Sở Công thương và các đại biểu dự hội...

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm...

Bộ Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Giao thông vận tải (GTVT). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,  Phó...

Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng

Chiều ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thu ngân sách nhà nước tỉnh và lãnh đạo một số đơn vị đã đi kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm 2024 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thái Bình và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình. Đồng chí...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu Thái Bình. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Các đại biểu dự hội nghị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất