Powered by Techcity

Kỳ 3: Sức mạnh cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa


Không chỉ là không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao, thiết chế văn hóa cơ sở còn là nơi trao truyền, bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có cách làm sáng tạo để tuyên truyền, huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng các thiết chế văn hóa.

Thôn Văn Tràng, xã Thụy Văn (Thái Thụy) huy động nguồn lực xã hội góp phần cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Mô hình hay, cách làm hiệu quả 

Thôn Bình Minh, xã Bách Thuận (Vũ Thư) là một trong những địa phương có thiết chế văn hóa, khu thể thao được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong quá trình thực hiện các tiêu chí về văn hóa, mọi công việc của thôn đều được đưa ra họp bàn và công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.

Đã hơn 10 năm đảm nhận vai trò Trưởng thôn Bình Minh, ông Trần Văn Hòa chia sẻ: Trong phong trào xây dựng NTM, nhân dân rất nhiệt tình ủng hộ. Dân biết, dân bàn, dân cùng làm với cơ sở thôn nên gần 10 năm qua thôn đều đạt danh hiệu thôn văn hóa. Thời gian xây dựng nhà văn hóa thôn, sau khi họp bàn, xin ý kiến, không chỉ nhân dân trong thôn mà con em xa quê cũng đồng thuận, ủng hộ. Thiết chế văn hóa thôn được xây dựng, hoàn thiện với tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng. Từ khi có nhà văn hóa, đời sống tinh thần của bà con trong thôn được nâng lên rõ rệt, có nơi hội họp khang trang, có sân tập thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, ai cũng phấn khởi. 

Cùng phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội hóa, tại Thái Thụy, trong 3 năm qua tổng kinh phí đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, tổ dân phố gần 66 tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hóa chiếm trên 60%. Các khu dân cư bắt tay vào xây dựng thiết chế văn hóa trong điều kiện khó khăn về kinh phí, song với sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện và hướng dẫn cụ thể của ngành văn hóa, đặc biệt là quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, sự vào cuộc tích cực của ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố nên công tác xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thôn đã hoàn thành theo đúng tiến độ, đạt chất lượng cao và nhận được sự chung tay góp sức của các tầng lớp nhân dân. Trong đó, con em xa quê xã Thụy Hưng đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa thôn Cao Dương Hạ; con em xa quê xã Thụy Dân đầu tư 4,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa thôn An Dân; nhà văn hóa thôn Tân Lập, xã Thái Đô được đầu tư 3,2 tỷ đồng, nhà thi đấu đa năng thôn Văn Tràng, xã Thụy Văn được đầu tư 2,6 tỷ đồng… Ngoài ra còn có sự đóng góp về ngày công xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo diện mạo mới cho nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. 

Hệ thống thiết chế văn hóa khang trang với các hoạt động dân vũ, thể thao, cờ tướng, dưỡng sinh… đã thiết thực nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. 

Bà Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thái Thụy cho biết: Xác định xây dựng nhà văn hóa thôn kiểu mẫu là việc làm thường xuyên, không có điểm dừng, huyện Thái Thụy tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, phấn đấu đến hết năm 2025 xây dựng 100% nhà văn hóa thôn, tổ dân phố kiểu mẫu. 

Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội 

Thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, trên địa bàn toàn tỉnh 100% thôn có nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi, luyện tập thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm đủ điều kiện phục vụ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của thôn. Tuy nhiên, trong số này vẫn còn những thôn đang sử dụng đình làng hoặc nhà văn hóa xã và sử dụng chung sân thể thao xã hoặc của thôn khác. Nhìn chung, nhà văn hóa thôn đa phần đã đáp ứng tiêu chí có diện tích đất quy hoạch từ 300m2 trở lên; quy mô xây dựng đạt 100 chỗ ngồi trở lên; có trang thiết bị và trang trí bên trong bảo đảm trang nghiêm, phù hợp với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Sân thể thao thôn cơ bản được quy hoạch diện tích từ 500m2 trở lên, có rãnh nước xung quanh, có các dụng cụ thể dục thể thao phổ thông và truyền thống phù hợp với nhu cầu sử dụng và phong trào thể thao quần chúng ở địa phương.  

Theo thống kê, trong 4 năm 2021 – 2024, thông qua việc triển khai thực hiện đề án hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, đã có 406 thôn, tổ dân phố được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 33 tỷ đồng, huy động thêm nguồn xã hội hóa hơn 50 tỷ đồng để mua sắm các trang thiết bị văn hóa, thể thao, cấp phát tài liệu, tổ chức tập huấn cho đội ngũ ban chủ nhiệm câu lạc bộ văn nghệ, thể thao quần chúng… 

Thực hiện đề án của tỉnh, UBND thành phố Thái Bình đã ban hành đề án xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa thôn, tổ, cụm tổ dân phố trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 – 2030, trong đó hỗ trợ mỗi nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố thực hiện đề án của tỉnh 30 triệu đồng. 

Bà Hà Thị Thu Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố chia sẻ: Thành phố đã rà soát 100% thiết chế văn hóa cơ sở, đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa với kinh phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, công trình văn hóa trên địa bàn 19 phường, xã. 

Ngành văn hóa xác định một trong những giải pháp trọng tâm đối với việc hoàn thiện thiết chế văn hóa, thể thao thôn, tổ dân phố gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa và mua sắm bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; đồng thời, tổ chức khai thác đa dạng dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tại các thiết chế để tạo nguồn thu tự trang trải kinh phí, duy trì các hoạt động của hệ thống thiết chế. Từ nỗ lực thực hiện tiêu chí trong xây dựng NTM của các địa phương, thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng đồng hành với đời sống tinh thần của nhân dân, thể hiện diện mạo văn hóa của mỗi khu dân cư và góp phần phát triển con người một cách toàn diện. Qua đó không chỉ tỷ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa được nâng cao mà còn thiết thực hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. 

Nhà văn hóa thôn Thượng Phúc, xã Thụy Sơn (Thái Thụy) là 1 trong những thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang, đạt chuẩn tiêu chí nhà văn hóa khu dân cư kiểu mẫu. 

(còn nữa) 

Tú Anh 





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/206755/ky-3-suc-manh-cong-dong-xay-dung-doi-song-van-hoa

Cùng chủ đề

UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng

UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng ...

Nét đẹp văn hóa làng Keo

Nét đẹp văn hóa làng Keo ...

Kỳ 4: Để “mạch nguồn” chảy mãi

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), di sản văn hóa ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy hiệu quả. Thông qua việc được quảng bá sâu rộng, di sản vật thể, phi vật thể trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm...

Kỳ 1: Giữ nếp làng, hồn quê

Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí về văn hóa đã giúp cho đặc trưng văn hóa làng quê qua quá trình bảo tồn hàng nghìn năm lịch sử không những không phai nhạt trong đời sống hiện đại mà còn được tạo động lực và môi trường thuận lợi để phục hồi, phát triển. Bảo tồn lễ hội...

Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo

Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo ...

Cùng tác giả

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Lễ hội đền Trần: Văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống

Năm thứ ba liên tiếp tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đón tiếp rất đông du khách về dâng hương, tế lễ và dự hội. Nỗ lực của ban tổ chức, ban quản lý nhà đền và nhân dân địa phương đã tạo nên mùa lễ hội thành công, để...

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc ...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình ...

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội ...

Hội thi cỗ cá: Nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần

Những mâm cỗ cá với trọng lượng hàng chục cân là nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). Năm nào cũng vậy, về với di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, trong niềm vui hân hoan đầu xuân mới, du khách thập phương, nhân dân địa phương hào hứng hòa mình vào hội thi dân gian với sự ngưỡng mộ tài...

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Hướng đến mùa lễ hội văn minh

Hướng đến mùa lễ hội văn minh ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất