Powered by Techcity

Kỳ 1: Giữ nếp làng, hồn quê


Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí về văn hóa đã giúp cho đặc trưng văn hóa làng quê qua quá trình bảo tồn hàng nghìn năm lịch sử không những không phai nhạt trong đời sống hiện đại mà còn được tạo động lực và môi trường thuận lợi để phục hồi, phát triển.

Bảo tồn lễ hội truyền thống – nét đẹp trong văn hóa làng quê.

Với đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ Bắc Bộ. Nét đẹp truyền thống quý báu trong văn hóa xưa và nay trở thành nhân tố quan trọng, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Trao truyền thông điệp tiền nhân để lại 

Thôn Tam Đường, xã Tiến Đức (Hưng Hà) ngày nay là mảnh đất địa linh, từ xa xưa có tên Tinh cương hương, Thái Đường phường. Đến năm Thành Thái thập nhị được tách thành 3 làng: Thái Đường, Phú Đường, Ngọc Đường. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được nhập lại, lấy tên thôn Tam Đường cho đến ngày nay. Là đơn vị hành chính loại 1 của xã Tiến Đức – xã NTM nâng cao năm 2021, thôn Tam Đường đã tăng cường giáo dục, phát huy truyền thống thông qua công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội để góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. 

Ông Lê Văn Vũ, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn thông tin: Với bề dày truyền thống lịch sử, cán bộ và nhân dân trong thôn luôn có ý thức trách nhiệm bảo quản, gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa đã có trên mảnh đất này. Ngoài việc tham gia lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhân dân trong thôn còn bảo tồn lễ hội giao chạ truyền thống hơn 700 năm. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được gắn với các hoạt động văn hóa tâm linh làm động lực thực hiện các tiêu chí về văn hóa. 

Bảo tồn nghệ thuật chèo gắn với các lễ hội truyền thống của làng quê. 

Cùng về đích NTM nâng cao năm 2021, kế thừa và phát huy truyền thống vùng quê cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Khê (Quỳnh Phụ) nỗ lực vượt qua khó khăn, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Trong đó, các di tích lịch sử, trò chơi dân gian gắn liền với những ngày hội làng được mọi tầng lớp nhân dân chung tay gìn giữ. 

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng thôn An Quý, xã An Khê chia sẻ: Đình làng An Quý là nơi thờ 3 vị tôn thần, phối thờ Thánh Mẫu Quế Hoa công chúa, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Cẩm Quận công Vũ Sùng Khê – người đã đứng ra hưng công chủ trì trùng tu tôn tạo đình An Quý. Theo chúng tôi được biết, đã có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra tại đình làng như nơi đây là địa điểm phát chẩn cứu đói cho nhân dân; là nơi tập trung nhân dân, dòng người các thôn tập hợp dưới lá cờ đỏ sao vàng; nơi tiễn đưa con em quê hương lên đường tham gia kháng chiến… Chứng tích của những dấu mốc lịch sử đến ngày nay vẫn lưu giữ tại đình. Từ sự chung tay góp sức của nhân dân, trong 2 năm 2016 – 2017, đình An Quý được tu bổ, tôn tạo với 5 gian tòa đại bái. Đình không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh mà còn như ngôi nhà chung của dân làng. 

Tháng 11/2023, với những giá trị về lịch sử, văn hóa, đình An Quý là 1 trong 10 di tích vinh dự đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. 

Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ chia sẻ: Trên địa bàn huyện hiện có 19 di tích cấp quốc gia, hơn 90 di tích cấp tỉnh. Trong quá trình xây dựng NTM, mỗi người dân đều tự hào về văn hóa làng cho thấy quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của các tầng lớp nhân dân. Sau khi đình An Quý được xếp hạng di tích cấp tỉnh, địa phương chú trọng quản lý và phát huy giá trị di tích. Với các hoạt động trong lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm, nhân dân luôn là chủ thể sáng tạo, thụ hưởng giá trị văn hóa, từ đó góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong khu dân cư, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ di tích một cách vững bền. 

Sáng tạo từ giá trị văn hóa truyền thống 

Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh là thành tố quan trọng của kho tàng di sản văn hóa, mang thông điệp của quá khứ được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau. Trên cơ sở truyền thống đó, các thế hệ tiếp nối và sáng tạo nên giá trị văn hóa mới. 

Thế hệ trẻ chung tay gìn giữ văn hóa quê hương trong lễ hội truyền thống.

Năm 2023, lần đầu tiên cuộc thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm sân khấu chèo, bài hát chèo được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, thu hút hàng trăm tác phẩm của các tác giả trong và ngoài tỉnh. Trong đó có những tác giả tham gia nhiều tác phẩm ở cả thể loại tiểu phẩm sân khấu và bài hát đã cho thấy tình yêu, niềm tự hào và mong muốn góp phần phát huy bản sắc văn hóa quê hương. Nhiều tác phẩm mang giá trị về nội dung, nghệ thuật, ca ngợi truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. 

Đạt giải ba cuộc thi ở thể loại kịch bản tiểu phẩm sân khấu chèo với tác phẩm “Hội làng tôi”, tác giả Nguyễn Hồng Vân cho biết: Niềm đam mê, tình yêu chèo đã ngấm vào máu thịt nên tham gia cuộc thi có những tác giả đã trên 70, 80 tuổi vẫn ngày ngày miệt mài gắn bó với văn hóa cơ sở, với việc sáng tác và tham gia vào đội tuyên truyền lưu động. Các đội văn nghệ truyền thống, đặc biệt là ở thôn, làng đều rất cần những tác phẩm chèo mang hơi thở cuộc sống đương đại để tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình xây dựng NTM, nhiều bài hát, tiểu phẩm chèo về những câu chuyện gần gũi, thiết thực đã được sáng tác, dàn dựng, từ thưởng thức nghệ thuật chèo truyền thống mọi người dân thêm tích cực hưởng ứng phong trào thi đua. 

Sau thành công của cuộc thi, hơn 30 tác phẩm đạt giải ở các thể loại đã được biên tập, phát hành, dàn dựng, biểu diễn tại khắp các địa bàn, góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Thái Bình trong công cuộc đổi mới, đồng thời tạo không gian lan tỏa nghệ thuật cổ truyền. Hoạt động bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh không những gìn giữ nét đẹp của làng quê mà còn góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí về kế thừa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng NTM nâng cao. 

(còn nữa)

Tú Anh





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/206576/ky-1-giu-nep-lang-hon-que

Cùng chủ đề

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội ...

Tái đàn có kiểm soát, bảo đảm chăn nuôi an toàn

Tái đàn có kiểm soát, bảo đảm chăn nuôi an toàn ...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình ...

Cùng tác giả

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Lễ hội đền Trần: Văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống

Năm thứ ba liên tiếp tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đón tiếp rất đông du khách về dâng hương, tế lễ và dự hội. Nỗ lực của ban tổ chức, ban quản lý nhà đền và nhân dân địa phương đã tạo nên mùa lễ hội thành công, để...

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc ...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình ...

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội ...

Hội thi cỗ cá: Nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần

Những mâm cỗ cá với trọng lượng hàng chục cân là nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). Năm nào cũng vậy, về với di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, trong niềm vui hân hoan đầu xuân mới, du khách thập phương, nhân dân địa phương hào hứng hòa mình vào hội thi dân gian với sự ngưỡng mộ tài...

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Hướng đến mùa lễ hội văn minh

Hướng đến mùa lễ hội văn minh ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất