Tính đến ngày 15/9, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt trên 540 tỷ USD Thái Bình: 9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 3,6 tỷ USD |
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa từ Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 9/2024 đạt 65,81 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm 5,72 tỷ USD) so với tháng trước.
Xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế (Ảnh: Cấn Dũng) |
Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% (tương ứng giảm 3,74 tỷ USD) so với tháng 8/2024; trị giá nhập khẩu đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% (tương ứng giảm 1,98 tỷ USD) so với tháng trước. Cán cân thương mại tháng 9/2024 Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu 2,29 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng đầu năm ghi nhận mức xuất siêu 20,79 tỷ USD.
TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương cho biết, xuất nhập khẩu tăng gần 16,3%, là điểm sáng của nền kinh tế.
Đáng chú ý, trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hiện nay, nhóm nông sản và khoáng sản chỉ chiếm 12%; nhóm công nghiệp chiếm trên trên 88%. Như vậy, xuất khẩu tăng cao chủ yếu do xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng cao. Điều này phản ánh đúng với những mục tiêu mà các chiến lược, kế hoạch xuất nhập khẩu đề ra.
Sản xuất nông nghiệp cũng đang có nhiều dấu hiệu khả quan, dù biến đổi khí hậu vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhờ đó, Việt Nam có nguồn nông sản dồi dào phục vụ xuất khẩu trong bối cảnh giá xuất khẩu đang tăng cao.
Thời gian tới, chuyên gia cho rằng, Bộ Công Thương cần tiếp tục triển khai các giải pháp thông tin sớm về thị trường, đồng thời, bảo vệ cho hàng hoá xuất khẩu bằng việc tăng cường cảnh báo sớm các giải pháp phòng vệ thương mại.
Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có thể đạt 800 tỷ USD.