Powered by Techcity

Kiến Xương: Cách làm hay trong bảo tồn nghệ thuật chèo truyền thống

“Đẹp lắm quê mình con sóng lúa bao la thơm ngát hương hoa/Quê em Bình Định lắng sâu đậm đà…” là những lời ca mở màn cho bài hát múa chèo của gần 100 học sinh, giáo viên đang sinh hoạt tại câu lạc bộ (CLB) chèo của Trường Tiểu học Bình Định. Hiện nay, trên địa bàn huyện Kiến Xương, tất cả các xã, thị trấn đều có CLB chèo với nhiều hoạt động sôi nổi.

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Bình Định tập hát chèo.

Nhân rộng điểm sáng

Là một trong những CLB chèo sinh hoạt đều đặn trên địa bàn huyện Kiến Xương, CLB chèo xã Vũ Bình có hơn 90 thành viên, trong đó người trẻ tuổi nhất ngoài 20 tuổi, người cao tuổi nhất đã hơn 70 tuổi. Có cả nam và nữ tham gia sinh hoạt, các thành viên cũng ở nhiều ngành nghề nhưng buổi sinh hoạt nào của CLB cũng rất đông đủ. 

Bà Phan Thị Tươi, chủ nhiệm CLB cho biết: Cùng với tình yêu, mong muốn góp phần bảo tồn nghệ thuật truyền thống, một trong những lý do khích lệ tinh thần anh chị em trong CLB là luôn nhận được sự quan tâm sát sao từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện. Thành viên của CLB đã được tham gia một số lớp tập huấn do huyện tổ chức, có kỹ năng hát múa chèo, ngoài ra còn được cấp trang phục, một số thiết bị phục vụ biểu diễn nên trong những ngày kỷ niệm hay lễ hội của địa phương, CLB đều nhiệt tình đóng góp các tiết mục chèo.  

Hiện nay, trên địa bàn xã Vũ Bình, không chỉ nhà văn hóa xã mà các thôn đều có nhà văn hóa khang trang, là nơi sinh hoạt thường xuyên của các CLB văn hóa văn nghệ. Bởi vậy, nếu như trước đây, các CLB chèo tại cơ sở thường rất khó khăn về địa điểm tập luyện, loa đài, trang phục biểu diễn, thì nay nhà văn hóa thôn, xã đang dần đáp ứng nhu cầu của người dân. 

CLB chèo xã Vũ Bình với một tiết mục chèo ca ngợi quê hương, đất nước.

Ông Nguyễn Văn Ca, thành viên CLB chèo xã Vũ Bình cho biết: Nếu chèo mà không yêu thì không thể hát được, cũng không thể múa được. Bản thân tôi đam mê chèo từ rất lâu rồi nhưng chưa khi nào nghĩ mình có thể hát chèo, biểu diễn chèo. Từ khi được tham gia một số lớp tập huấn tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện, chúng tôi hiểu về chèo, nắm bắt những kỹ năng cơ bản, về CLB tự tập luyện hàng tuần nên bây giờ hoạt động rất tốt. Anh chị em đau đáu vấn đề hiện nay là các nhạc công chưa có, đa phần hát, múa theo nhạc đã được ghi sẵn nên rất mong sẽ được tập huấn thêm về bộ gõ trong chèo, từ đó CLB có thể tự dàn dựng và biểu diễn.

CLB chèo xã Vũ Bình là một trong những CLB mới được tham gia lớp tập huấn truyền dạy nghệ thuật chèo do Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện tổ chức. Từ nhu cầu chính đáng của người yêu chèo, thời gian tới, huyện Kiến Xương sẽ tiếp tục tổ chức thêm các lớp tập huấn, thiết thực hỗ trợ việc duy trì hoạt động thường xuyên tại cơ sở. Từ phong trào sôi nổi tại những CLB điểm như CLB chèo xã Vũ Bình sẽ từng bước góp phần lan tỏa tình yêu nghệ thuật chèo, hình thành và phát triển CLB tại các thôn, xã khác.

Quan tâm thế hệ tiếp nối nghệ thuật truyền thống

Tháng 7/2023, Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Kiến Xương phối hợp UBND xã Bình Định tổ chức lớp dạy hát múa chèo tại Trường Tiểu học Bình Định. Hào hứng tham gia lớp học, gần 100 học sinh, giáo viên được tập luyện những ca khúc chèo có nội dung về mái trường, quê hương. Với những lời ca mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, nghệ thuật chèo trở nên gần gũi hơn với các em học sinh. 

Em Trần Tuệ Linh, lớp 5A, Trường Tiểu học Bình Định chia sẻ: Con rất vui và tự hào khi được các thầy cô dạy hát múa chèo. Trong năm học tới con mong muốn sẽ được học về chèo nhiều hơn để giữ gìn nét văn hóa truyền thống của quê hương.

Từ sự sôi nổi trong hoạt động của CLB chèo trong trường học, phụ huynh học sinh đều mong muốn việc truyền dạy, sinh hoạt CLB chèo của trường sẽ diễn ra đều đặn không chỉ trong dịp hè mà xuyên suốt năm học sắp tới. 

Cô giáo Bùi Thị Phương, Trường Tiểu học Bình Định thông tin thêm: Với thành viên là thầy cô giáo, các em học sinh cốt cán của 18 lớp, hiện nay CLB đang nỗ lực tập luyện để chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho năm học mới, đặc biệt vào ngày khai giảng của trường sẽ có tiết mục đồng diễn múa hát chèo dành cho 700 em học sinh cùng thầy cô giáo toàn trường. Trong năm học mới này, liên đội trường cũng sẽ duy trì 1 tuần ít nhất 2 – 3 tiết học hoạt động ngoài giờ và ca múa hát tập thể để lưu giữ, phát huy nghệ thuật truyền thống.

Chèo dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, từ những học sinh còn đeo khăn quàng đỏ như ở Trường Tiểu học Bình Định, đến những người cao tuổi ở CLB chèo xã Vũ Bình. Tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật truyền thống như sợi dây vô hình mà bền chặt tạo nên sự gắn kết các thế hệ. Cùng với biết bao người con quê lúa trên khắp dải đất hình chữ S, họ mong mỏi nghệ thuật chèo sẽ sớm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tú Anh 



Nguồn

Cùng chủ đề

Gìn giữ, rạng rỡ tinh hoa nghệ thuật ở quê lúa, đất chèo

Năm 1959, theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, Đội Văn công nhân dân Thái Bình được thành lập, là cái nôi để nghệ thuật chèo chuyên nghiệp của tỉnh được ươm mầm, phát triển. Qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, từ Đội Văn công thành Đoàn Chèo, rồi Nhà hát Chèo như hiện nay, các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, người lao động Nhà hát Chèo không chỉ góp phần khẳng định...

Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao

Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao ...

Nét cổ Đồng Xâm – Báo Thái Bình điện tử

Xã Hồng Thái (Kiến Xương) không chỉ nổi tiếng với nghề chạm bạc truyền thống mà hiện nay còn lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng của miền quê Bắc Bộ trước kia với quần thể di tích đền, chùa nằm kề bên dòng sông Vông. Đặc biệt, nhiều gia đình ở miền quê này còn lưu giữ được những ngôi nhà cổ có từ hàng trăm năm trước, là nơi tụ họp, chốn bình yên của những...

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Keo

Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang tự, ở xã Duy Nhất (Vũ Thư) là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình. Năm 2017, lễ hội truyền thống chùa Keo được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã cho thấy giá trị độc đáo riêng có về văn hóa, kiến trúc, lịch sử được bảo tồn tại ngôi chùa cổ kính.Nghi lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh...

Cùng tác giả

Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII

Sáng ngày 10/2, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. ...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Thành phố Thái Bình: 3 năm liên tiếp dẫn đầu bộ chỉ số DDCI

Năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp thành phố Thái Bình dẫn đầu các huyện, thành phố trong bảng xếp hạng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI). Kết quả này thể hiện nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thành phố trong đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; sự quan tâm nắm bắt,...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Lễ hội đền Trần: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà ngày nay là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, nơi sinh ra các bậc minh quân, tướng lĩnh tài ba, đồng thời là khởi nguồn hào khí Đông A, hun đúc nên ý chí kiên cường. Từ giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa độc đáo riêng có, năm 2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Cùng chuyên mục

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Lễ hội đền Trần: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà ngày nay là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, nơi sinh ra các bậc minh quân, tướng lĩnh tài ba, đồng thời là khởi nguồn hào khí Đông A, hun đúc nên ý chí kiên cường. Từ giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa độc đáo riêng có, năm 2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình

Đại hội Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình ...

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật

Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn...

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 ...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Văn học nghệ thuật Thái Bình 50 năm trăn trở, sáng tạo

Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất