Powered by Techcity

Khẩn trương tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu


Bão số 3 với sức gió mạnh và mưa to đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Hàng nghìn ha lúa, rau màu bị ngập úng. Ngay sau khi bão tan, các địa phương, đơn vị đã tập trung tiêu thoát nước để cứu lúa và rau màu.

Sáng ngày 8/9, Trạm bơm An Quốc (Kiến Xương) vận hành 8/8 máy với tổng công suất 32.000m3/giờ.

Nhiều diện tích lúa, cây màu bị thiệt hại

Sáng ngày 8/9, mặc dù trời còn mưa nhưng nông dân các địa phương đã khẩn trương ra đồng kiểm tra lúa. Ghi nhận tại nhiều vùng, mực nước trong đồng cao khoảng 2/3 cây lúa. 

Cán bộ xã Thái Giang (Thái Thụy) kiểm tra ảnh hưởng của bão với lúa mùa.  

Bà Lê Thị Thanh, thôn Phất Lộc Đông, xã Thái Giang (Thái Thụy) cho biết: Làm nông nghiệp không khác gì đánh bạc với trời. Trước bão, lúa rất tốt, đang ôm đòng chuẩn bị trỗ. Mưa to, gió lớn khiến lá lúa bị táp, một số diện tích bị trật đòng, nước ngập hết đòng. Nếu nước không rút nhanh, chỉ ngập 2 – 3 ngày là thiệt hại lớn tới năng suất do thối đòng hoặc lúa trỗ bông bị đen.

Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Thái Giang cho biết: 380ha lúa mùa của xã đang sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến trỗ bông tập trung từ ngày 10 – 15/9. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 khiến 15ha lúa khu vực đồng bãi thuộc hai thôn Phất Lộc Đông, Phất Lộc Trung bị ngập trắng, 50ha lúa bị đổ, diện tích còn lại mực nước rất cao, ngập đòng. Thái Giang không có trạm bơm tiêu, việc tiêu nước chủ yếu qua hai sông chính: sông Tiên Hưng, sông Trà Lý. Hiện nay, mực nước trên hệ thống sông trục lớn, khả năng tiêu tự chảy chậm do đó nguy cơ ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa.

Tại xã Đông Tân (Đông Hưng), bão số 3 cũng làm 30% diện tích lúa mùa đã trỗ bông bị đổ. Ông Lại Khắc An, Giám đốc HTX DVNN xã Đông Tân cho biết: Ngoài 30% diện tích lúa bị đổ, diện tích còn lại đều bị gió to làm táp lá, trật đòng. HTX đang chỉ đạo các tổ nông dân khơi thông dòng chảy tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước; khuyến cáo nông dân không bón đạm đơn, phun kích thích qua lá để hạn chế sâu bệnh, đồng thời tích cực kiểm tra đồng ruộng, chú ý các đối tượng gây hại như bệnh khô vằn, rầy.

Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh trên 200mm, đặc biệt có nơi lượng mưa gần 420mm. Mưa to trên diện rộng cùng gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12 đã làm cho 6.000ha lúa bị thiệt hại từ 30 – 70%, 5.000ha lúa bị thiệt hại trên 70%, 18.000ha lúa nghiêng, đổ bị ngập úng. Ngoài ra, trên 3.300ha rau màu và gần 1.400ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Tập trung các biện pháp tiêu úng kịp thời

Để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương, đơn vị mở các cống tiêu nước, huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước nhanh. Từ 8 giờ 45 phút ngày 8/9, trạm bơm An Quốc, xã Quốc Tuấn (Kiến Xương) vận hành 8/8 tổ máy với tổng công suất 32.000m3/giờ để tiêu nước cho 600ha sản xuất nông nghiệp của hai xã Quốc Tuấn và An Bình. 

Ông Trần Hoài Nam, Cụm trưởng cụm Tây Sơn, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Kiến Xương cho biết: Chúng tôi bố trí 100% quân số trực thực hiện nhiệm vụ, thay phiên nhau liên tục kiểm tra, theo dõi điện áp, việc thoát nhiệt của động cơ máy bơm; vớt bèo, rác, vật cản trước các cửa lưới chắn để ngăn tắc, bảo đảm các máy bơm vận hành an toàn, hiệu quả, tiêu thoát nước tối đa.

Tại hệ thống thủy nông Bắc, đơn vị đã cho vận hành 2 trạm bơm: Hà Thanh (Hưng Hà) và Hậu Thượng (Đông Hưng) từ sáng ngày 8/9. 

Ông Bùi Văn Khả, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình cho biết: Ngoài vận hành 2 trạm bơm, từ 3 giờ ngày 8/9 đã có thể tiêu tự chảy qua hệ thống sông, cống. Chúng tôi mở tối đa 10 cửa cống Trà Linh, triền sông Trà Lý mở tiêu từ cống Quan Hỏa (Đông Hưng) ra đến biển; triền sông Hóa mở từ cống Đại Thần (Quỳnh Phụ) ra đến biển. Do sự cố về điện sau bão khiến một số trạm bơm chưa thể hoạt động. Công ty đã phân công cán bộ, công nhân trực 24/24 giờ tại công trình, sẵn sàng vận hành bơm tiêu khi có điện.

 Các hộ trồng quất cảnh xã Đông Hòa (thành phố Thái Bình) sử dụng máy bơm nhỏ khẩn trương tiêu nước cho quất.  

Nhanh chóng khôi phục sản xuất

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương chủ động các giải pháp kỹ thuật. Đối với diện tích lúa đã chắc xanh, nếu bị đổ ngã do bão và mưa lớn cần hướng dẫn nông dân dựng, buộc lúa tránh hạt lúa nảy mầm trên bông; tháo cạn nước mặt ruộng và phun thuốc trừ rầy, bệnh khô vằn phát sinh sau mưa lớn. Các vùng lúa chưa trỗ bông chú trọng việc tiêu nước tránh đòng lúa ngập sâu trong nước sẽ bị thối, ảnh hưởng lớn đến năng suất. 

Kỹ sư Phạm Thị Tươi, Trung tâm Khuyến nông cho biết: Sau mưa bão, lúa đổ, nguy cơ nhiễm các loại sâu, bệnh hại như rầy, bạc lá, khô vằn rất lớn. Do vậy, nông dân cần phun phòng các đối tượng trên khi thời tiết thuận lợi. Riêng đối với diện tích chuẩn bị trỗ nên phun phòng thêm bệnh đen lép hạt. Đối với cây màu, khẩn trương tháo nước, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối rễ, thối thân. Diện tích còn có thể phục hồi cần tỉa bỏ những cây, lá bị dập nát, phun phòng bệnh lở cổ rễ. Khi thời tiết thuận lợi tiến hành làm cỏ, phá váng, phun chế phẩm KH, siêu lân để kích thích bộ rễ phát triển, đồng thời bổ sung phân để cây nhanh phục hồi.

Tỉnh đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành trung ương hỗ trợ thiệt hại sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ giống cây trồng phục hồi sản xuất.

Ngân Huyền





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/207447/khan-truong-tieu-thoat-nuoc-bao-ve-lua-rau-mau

Cùng chủ đề

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Giữ gìn “hồn cốt” quê hương

Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh có nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về “Tăng cường giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương Thái Bình cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua, tạo sức...

Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà cán bộ, chiến...

Chiều ngày 13/9, đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai; động viên bà con nhân dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra tại các huyện: Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương. Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên...

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tỉnh Thái Bình 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tỉnh Thái Bình 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 ...

Cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình: Lấy trí, tài vượt thiên tai

Bão số 3 đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề về tài sản đối với rất nhiều doanh nghiệp. Bằng tinh thần vượt khó, tự lực cánh sinh, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, sớm đưa nhà máy, xí nghiệp trở lại hoạt động.Bão số 3 làm tốc 6.500m2 mái nhà xưởng sản xuất và kho...

Cùng tác giả

Tăng 1.000 đồng/kg tại miền Bắc và miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 17/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 17/9/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Thái Bình và Thái Nguyên, Ninh Bình và giao dịch trong khoảng 65.000 – 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 17/9/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp Cụ thể, sau khi tăng một giá, thương lái tại Thái Bình và Thái Nguyên đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg...

Mặt trận Tổ quốc phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng đến các địa …

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo phân bổ 1.035 tỷ đồng tiếp nhận từ Ban Vận động cứu trợ Trung ương đến 26 tỉnh thành chịu thiệt hại do bão Yagi.Tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nhất do lũ quét và sạt lở đất nên được phân bổ số tiền lớn nhất 180 tỷ đồng. Nhiều thứ hai là tỉnh Yên Bái 130 tỷ đồng.Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn cùng nhận mức 80 tỷ đồng....

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng đến các địa …

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo phân bổ 1.035 tỷ đồng tiếp nhận từ Ban Vận động cứu trợ Trung ương đến 26 tỉnh thành chịu thiệt hại do bão Yagi.Tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại nặng nhất do lũ quét và sạt lở đất nên được phân bổ số tiền lớn nhất 180 tỷ đồng. Nhiều thứ hai là tỉnh Yên Bái 130 tỷ đồng.Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn cùng nhận mức 80 tỷ đồng....

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Cầu sông Hồng chính thức hợp long

Sáng ngày 14/9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và nhà thầu thi công tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình đã tổ chức hợp long cầu sông Hồng. Đây là cây cầu cuối cùng hoàn thành của dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình và được đánh giá là hạng mục quan trọng nhất trên toàn tuyến.Cầu sông Hồng có tổng chiều dài 1.400m nối...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định ...

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3 ...

Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Sau bão số 3, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, các đợt mưa lớn gây ngập úng dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, ngành chuyên môn và các hộ dân đang tập trung xử lý môi trường, giám sát và phòng, chống dịch bệnh.Cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hoạt động của trang trại...

Thái Thụy: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống

Sau bão số 3, huyện Thái Thụy khẩn trương khắc phục thiệt hại, tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điện lực Thái Thụy khẩn trương khắc phục sự cố sau bão số 3 Bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Liên Hà Thái đã ổn định sản...

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp ...

Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều diện tích lúa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Kiến Xương bị ảnh hưởng, thiệt hại. Người dân ở các địa phương trong huyện vẫn đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.Các lực lượng tham gia...

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão

Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất