Powered by Techcity

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa úng


Mưa lớn kéo dài những ngày qua đã làm 1.380ha lúa mùa mới gieo cấy và 1.970ha rau màu bị ngập úng, trong đó tập trung tại huyện Vũ Thư. Hai công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc, Nam Thái Bình khoanh vùng, vận hành tối đa công suất các trạm bơm tiêu để khẩn trương rút nước cho diện tích cây trồng bị ngập.

Nông dân xã Nguyên Xá (Vũ Thư) cấy dặm lại diện tích gieo thẳng bị thiệt hại do ngập úng.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to, lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 22 đến 16 giờ ngày 23/7 là 83,1mm, trong đó một số nơi mưa lớn hơn như xã Hùng Dũng (Hưng Hà) 135,2mm, Đông Quan (Đông Hưng) 102,2mm. Trước đó, từ ngày 15 đến ngày 20/7, trên địa bàn tỉnh cũng có mưa vừa, mưa to. Mưa lớn liên tiếp xảy ra vào cuối thời vụ gieo cấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. 

Ghi nhận tại xã Nguyên Xá (Vũ Thư) – địa phương có diện tích gieo thẳng lớn, nhiều diện tích lúa mới xuống giống bị ngập, thiệt hại phải gieo cấy lại. Gia đình ông Phạm Văn Linh, thôn Kiến Xá có hơn 4 sào ruộng gieo thẳng thiệt hại từ 50 – 70% diện tích. Ngay sau khi tạnh ráo, ông Linh mua mạ, thuê nhân công cấy dặm bổ sung những diện tích khuyết thiếu để bảo đảm mật độ. Mỗi sào, ông Linh mất thêm từ 150.000 – 200.000 đồng tiền mạ, chưa kể tiền thuê công cấy.

Bên cạnh ruộng của ông Linh là mảnh ruộng 3 sào của gia đình anh Phạm Văn Mạnh cũng phải cấy lại. Anh Mạnh chia sẻ: Vụ mùa này, tôi mượn ruộng của người dân cấy 20 mẫu. Do chưa đầu tư được máy cấy nên toàn bộ diện tích tôi đều gieo thẳng. Đến nay, hơn nửa diện tích lúa đã mất trắng vì ngập úng. Diện tích thiệt hại hầu hết nằm ở chân ruộng trũng, gieo cuối lịch thời vụ nên cây lúa còn thấp, chịu nước kém. Vụ mùa 3 năm trước cũng gặp tình cảnh tương tự nhưng mưa ngắn ngày, tôi sử dụng bơm dã chiến cứu lúa kịp thời. Vụ này mưa lớn lại kéo dài trong nhiều ngày, thoát nước không kịp. Ước tính thiệt hại trên 30 triệu đồng. Tuy nhiên, làm nông nghiệp cũng khó tránh khỏi rủi ro nên tôi đã mua giống, ngâm ủ, gieo lại mạ khay để thuê máy cấy, quyết tâm phủ kín diện tích.

Vũ Thư là địa phương có tỷ lệ gieo thẳng cao. Đây là những diện tích rất dễ bị ảnh hưởng của mưa lớn, đặc biệt là những vùng sâu, trũng, không chủ động được việc tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, do mực nước trên hệ thống sông trục dâng cao, không thể tiêu ngang nên diện tích bị ngập úng lớn. Đến 17 giờ ngày 23/7, huyện Vũ Thư có khoảng 1.300ha lúa và 1.970ha rau màu bị ngập úng. 

Ông Nguyễn Văn Hòa, trạm trưởng trạm bơm Nguyên Tiến Đoài (Vũ Thư) cho biết: Thực hiện nhiệm vụ tiêu úng cho 750ha canh tác của các xã: Vũ Tiến, Vũ Đoài, Nguyên Xá, Duy Nhất, Hồng Phong, Việt Thuận, những ngày qua, chúng tôi phân công lực lượng trực 24/24 giờ, vận hành 7/7 máy bơm với tổng công suất 28.000m3/giờ, tranh thủ từng giờ, từng phút để vận hành trạm bơm. Nhờ vậy, một số vùng nước đang rút dần. Hy vọng trời không tiếp tục mưa để tiêu thoát nước một cách nhanh nhất.

Ông Đào Văn Phán, Phó Trưởng phòng Quản lý nước và công trình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình cho biết: Do ảnh hưởng của lũ, các cống triền sông khu vực Kiến Xương, Tiền Hải không tiêu được; các cống chính của đơn vị như: cống Lân 1, Lân 2, Hoàng Môn tiêu liên tục từ ngày 10/7 đến nay. Ngoài ra, do lượng mưa tập trung ở các huyện phía Nam trùng thời kỳ bà con khép kín diện tích gieo cấy lúa mùa nên chúng tôi khoanh vùng, vận hành trạm bơm tiêu cho các vùng sâu trũng, úng nặng. Đến 8 giờ ngày 24/7, chúng tôi vận hành 20 cống tiêu qua đê; 9 trạm bơm: Vũ Quý (Kiến Xương); Hiệp Trung, Sa Lung (thành phố Thái Bình); Tân Phúc Bình, Nam Bi, Nguyệt Lãng, Phù Sa, Cự Lâm, Nguyên Tiến Đoài (Vũ Thư), bằng mọi cách tiêu úng nhanh nhất cứu lúa. Nhiều diện tích lúa đến nay được bảo vệ an toàn. Những ngày tới, việc tiêu bằng trọng lực gặp khó khăn do thủy triều và hồ thủy điện Hòa Bình xả lũ do vậy, các đơn vị quản lý thủy nông tiếp tục cập nhật diễn biến thời tiết, thủy văn để vận hành các trạm bơm và điều tiết nước hợp lý, chủ động các biện pháp đối phó với những diễn biến bất thường.

Ngành nông nghiệp chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các địa phương hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khắc phục, khôi phục sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của mưa lớn. Tập trung chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh đối với diện tích lúa và cây màu không bị ảnh hưởng. Đối với diện tích có thể khôi phục được sau mưa lớn cần tiến hành diệt ốc bươu vàng, dặm tỉa bổ sung, chăm sóc phục hồi. Đối với những diện tích ngập úng không có khả năng phục hồi, hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các giống ngắn ngày để gieo cấy lại.

Công nhân các trạm bơm trực 24/24 giờ để vận hành bơm, khẩn trương tiêu thoát nước.

Ngân Huyền





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/204515/khan-truong-khac-phuc-hau-qua-mua-ung

Cùng chủ đề

Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống

Chiều ngày 29/8, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất xem xét, quyết định một số nội dung cấp bách. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban...

Cùng tác giả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối truyền thống...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Chỉ số Dollar Index ở ngưỡng 101,19 điểm

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ – Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang –...

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà ...

Bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội, gió mạnh cấp 10

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Như vậy, với tọa độ trên bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội. Đến 7h ngày 8/9, bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc...

Cùng chuyên mục

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà ...

Thái Bình: Sự cố lưới điện 110kV, ảnh hưởng tới 570.000 khách hàng

Thái Bình: Sự cố lưới điện 110kV, ảnh hưởng tới 570.000 khách hàng ...

Bão số 3 làm tốc mái nhà xưởng, kho của một số doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải

Bão số 3 làm tốc mái nhà xưởng, kho của một số doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải ...

Chủ động ứng phó với mưa úng

Chủ động ứng phó với mưa úng ...

Bảo đảm an toàn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình trước bão số 3

Bảo đảm an toàn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình trước bão số 3 ...

Đồng bộ giải pháp, linh hoạt trong phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Trước tình hình sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục vũ hóa trên đồng ruộng, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá lúa có nguy cơ gây hại, ngành nông nghiệp phân công cán bộ tăng cường về cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa.Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra mật độ sâu bệnh hại...

Tạo xung lực mới để …

Những năm gần đây, Thái Bình trở thành điểm sáng, là địa chỉ tin cậy đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, từ khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được chú trọng, từ đó...

Kết nối giao thương Thái Bình – Bangladesh: Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp

Nhằm mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thái Bình với hơn 40 doanh nghiệp Bangladesh. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư dựa vào những thế mạnh và dư địa phát triển của nhau. Lãnh đạo và doanh nghiệp của...

Quản lý hiệu quả đất đai: Động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.Thi công tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn huyện Thái Thụy. Hiệu quả sử dụng đất được nâng caoÔng Nguyễn...

Sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững

Trước tác động của biến đổi khí hậu, biến chuyển của xu thế tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã đổi mới tư duy, phương thức tổ chức sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho nông dân.Diện tích sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được mở rộng, qua đó giảm phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất