Powered by Techcity

Hội thảo khoa học quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo

Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch phối hợp với Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại”.

Các đại biểu dự phiên họp toàn thể tại hội thảo.

Dự hội thảo có đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thái Bình có đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh. 

Chèo là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, tích hợp âm nhạc, múa, trò diễn, ngữ văn dân gian… với hệ thống nhân vật và làn điệu phong phú, đa dạng, thể hiện các cung bậc cảm xúc, tính cách, sắc thái muôn vẻ của con người. Những tích trò, làn điệu chèo miêu tả nhiều khía cạnh của đời sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa, chứa đựng những tiếng cười, sự hài hước chất phát, thuần hậu và mang tính giáo dục sâu sắc. Được sáng tạo, trao truyền qua bao thế hệ, đến nay, chèo truyền thống vẫn lan tỏa mạnh mẽ, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Di sản nghệ thuật chèo đã được kiểm kê và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại” thu hút các học giả quốc tế đến từ 6 quốc gia: Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Anh, Séc, Hàn Quốc, Trung Quốc và các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa đến từ các cơ quan quản lý, nghiên cứu, các tổ chức, trường đại học trong nước, các nghệ nhân trực tiếp tham gia thực hành nghệ thuật chèo…

Qua hội thảo nhằm tiếp tục nghiên cứu, nhận diện các mặt giá trị, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ, phát huy di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo từ góc độ liên ngành, nghệ thuật và di sản, nghiên cứu và quản lý, hướng tới hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh nghệ thuật chèo vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại hội thảo.

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thái Bình được biết đến là cái nôi của nghệ thuật hát chèo, toàn tỉnh hiện có 234 câu lạc bộ chèo, 100% trường học đưa hát chèo truyền thống vào chương trình giảng dạy. Đây là minh chứng cho sự lan tỏa và sức sống của chèo trong xã hội hiện đại. Thái Bình cũng là địa phương có số lượng người hát chèo đông nhất, có sức lan tỏa mạnh nhất trong các tỉnh, thành phố thực hành chèo ở Bắc Bộ. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng, làm sâu sắc hơn các giá trị truyền thống văn hóa nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng; luôn lưu giữ, phát huy, khai thác những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của ông cha ta và tỉnh Thái Bình mãi xứng danh là quê chèo, nôi chèo và đất chèo. Đất và người Thái Bình đã chắp cánh cho nghệ thuật chèo lan tỏa và bay xa. Nghệ thuật chèo thật sự là hồn cốt của người Thái Bình.

Các đại biểu trong nước, quốc tế chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Về ý nghĩa quan trọng của hội thảo khoa học quốc tế, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thông qua hội thảo sẽ góp phần gìn giữ, bảo vệ các giá trị của nghệ thuật chèo truyền thống, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội đương đại, hướng tới sự phát triển bền vững các giá trị di sản văn hóa của dân tộc; đồng thời còn là dịp tiếp tục khẳng định nghệ thuật chèo đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo khoa học quốc tế, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: Đến nay, Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh trong các danh sách của UNESCO. Điều đó không chỉ thể hiện bản sắc và sự đa dạng của văn hóa Việt Nam mà còn minh chứng cho tinh thần hòa nhập của Việt Nam trong nhiệm vụ chung là cùng bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa cho hiện tại và tương lai. 

Đồng chí Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng tại hội thảo khoa học, các học giả quốc tế, các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và đại diện cộng đồng chủ thể di sản chia sẻ những bài học kinh nghiệm liên quan, làm sáng tỏ những ý nghĩa xã hội – kinh tế của di sản, nhìn nhận đầy đủ vai trò của di sản trong sự thúc đẩy gắn kết xã hội, thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa và đối thoại văn hóa. Thành công của hội thảo cũng sẽ góp phần mở rộng khái niệm về di sản văn hóa, lồng ghép di sản sống và các chính sách, chương trình ở cấp quốc gia, thiết lập vững chắc các nỗ lực bảo vệ ở cấp quốc tế.

Phiên họp Tiểu ban Nghiên cứu di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo từ cách tiếp cận liên ngành.Phiên họp Tiểu ban Sự đa dạng của di sản trình diễn dân gian ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Sau phiên họp toàn thể, hội thảo tiến hành phiên tiểu ban. Các đại biểu đã trình bày tham luận về các vấn đề theo chủ đề của từng tiểu ban: Nghiên cứu di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo từ cách tiếp cận liên ngành; sự đa dạng của di sản trình diễn dân gian ở Việt Nam và các nước trên thế giới; sự biến đổi và phát triển của nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại; bảo vệ và phát huy giá trị di sản trình diễn dân gian và nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại.

Đại biểu trong nước, quốc tế chụp ảnh kỷ niệm cùng nghệ nhân làng chèo Khuốc tại đêm trình diễn nghệ thuật chèo.Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Khoa các khoa học liên ngành chúc mừng nghệ nhân tham gia đêm trình diễn nghệ thuật chèo.

Trong khuôn khổ hội thảo khoa học quốc tế, tối ngày 22/11, tại xã Phong Châu (Đông Hưng), các đại biểu trong nước, quốc tế đã được thưởng thức đêm trình diễn nghệ thuật chèo làng Khuốc. Tại đêm trình diễn, các nghệ nhân, thành viên CLB chèo xã Phong Châu thể hiện 7 tiết mục đặc sắc của nghệ thuật chèo: làn điệu “Ván cờ tiên”, “Sắp bay bổng”, trích đoạn chèo “Lão say cu cậu”, “Từ Thức du tiên”, “Lý trưởng mẹ mõ”, bài hát “Tuyết dạt sông Thương”, “Duyên phận đôi ta”. Thông qua các tiết mục biểu diễn cũng như chia sẻ của nghệ nhân làng chèo giúp các đại biểu thêm hiểu biết, tự hào về nghệ thuật chèo.

 Các nghệ nhân biểu diễn làn điệu.

Tú Anh

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghệ thuật chèo: Trên đường ghi danh thế giới

Năm 2023, nghệ thuật chèo Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2024, hồ sơ nghệ thuật chèo được trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống, đặc biệt ở phong trào quần chúng, tỉnh Thái Bình đã...

Hội thảo khoa học Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Hội thảo khoa học Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình ...

Kỳ 3: Nghệ thuật chèo truyền thống tạo sức bật cho du lịch cộng đồng (Tiếp theo và hết)

Khai thác nghệ thuật chèo truyền thống từ khía cạnh du lịch nhằm quảng bá tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể đồng thời đem lại nguồn thu cho cộng đồng tiếp tục gìn giữ, bảo tồn di sản là mục tiêu hướng tới của mô hình biểu diễn chèo phục vụ du lịch vừa được Trung tâm Văn hóa tỉnh ra mắt tại làng Khuốc, xã Phong Châu (Đông Hưng). Đây là sản phẩm của đề...

Kỳ 2: Phát triển câu lạc bộ chèo – Khi số lượng đi kèm chất lượng

Những năm gần đây, số lượng câu lạc bộ (CLB) chèo trên địa bàn tỉnh gia tăng nhanh chóng trên cơ sở kế thừa giá trị nghệ thuật truyền thống. Theo kiểm kê, có 234 CLB chèo sinh hoạt ở 8 huyện, thành phố, ngoài ra còn có hơn 300 CLB văn nghệ, nghệ thuật dân gian có hát chèo là minh chứng cho sự lan tỏa và sức sống của nghệ thuật chèo trong xã hội đương đại....

Kỳ 1: Từ sân trường đến bảo tồn nghệ thuật

Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo ra đời từ thế kỷ X, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX. Với niềm tự hào là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo, nhiều thập kỷ qua Thái Bình đã ươm mầm tài năng, đào tạo, cung cấp lực lượng diễn viên, nhạc công cho các đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp trong cả nước. Ngày nay, trên quê lúa, song song với...

Cùng tác giả

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 ...

Quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06

Chiều ngày 6/2, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về CĐS và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. ...

Công bố các quyết định về thành lập 2 đảng bộ trực thuộc, hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Chiều ngày 6/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về thành lập, hợp nhất một số tổ chức, cơ quan của Đảng bộ tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh...

Họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025

Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025.Đồng chí Nguyễn Tiến Thành,...

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật

Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn...

Cùng chuyên mục

Vun đắp tình yêu văn học nghệ thuật

Năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học. Qua 15 năm (1976 - 1990) đã bồi dưỡng được gần 200 “nhà văn, nhà thơ nhí”. Dù đến nay còn theo nghiệp viết hay không, họ vẫn luôn vun đắp niềm đam mê, tình yêu văn chương. Với họ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn...

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

Khai mạc hội báo xuân và trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 ...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Văn học nghệ thuật Thái Bình 50 năm trăn trở, sáng tạo

Năm 1970, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dồn sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra đời. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, hơn 50 năm qua, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh luôn phát huy...

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân

Chương trình nghệ thuật Giai điệu mùa xuân ...

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho chuỗi hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Trần năm 2025 ...

Hướng về lễ hội truyền thống của quê hương

Trong không khí tất bật của những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025 như hối hả, nhiệt huyết hơn. Với những người đã có quá trình gắn bó lâu dài với lễ hội đền Trần, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà), mọi phần việc chuẩn bị càng chu toàn hơn, mong sao mỗi mùa lễ hội truyền...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình Thuận An ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất