Powered by Techcity

Hội làng Thượng Liệt và tục múa giáo cờ giáo quạt

Làng Thượng Liệt có tên Nôm là làng Giắng, nay thuộc xã Đông Tân (Đông Hưng). Từ mấy trăm năm trở lại đây, cứ vào dịp tết Nguyên đán là cả làng tấp nập chuẩn bị cho việc mở hội tại đình làng vào ngày mùng 9 tháng Giêng.

Múa giáo cờ giáo quạt ở làng Thượng Liệt. Ảnh tư liệu

Đình làng Thượng Liệt đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ rất sớm. Đình thờ công chúa Quý Minh con vua Trần Huệ Tông. Tương truyền bà có công khai phá vùng đất này và dạy dân làng điệu múa theo tích Chiêu Quân cống Hồ. Khi bà qua đời, dân làng thờ bà làm Thành hoàng. Hàng năm, dân làng Thượng Liệt mở hội vào những ngày sau tết Nguyên đán, trong hội duy trì điệu múa này như một nghi tục chầu Thánh trước cửa đình và vẫn được gọi là múa giáo cờ giáo quạt gắn với những nghi thức cổ truyền.

Trước khi mở hội ít ngày, các sự lệ chuẩn bị cho tục múa giáo cờ giáo quạt được triển khai. Vào thuở trước, sau khi các phe giáp trong làng làm xong thủ tục đăng cai múa thì sự lệ mở đầu là việc làm lễ xin phép Thành hoàng lựa chọn hai bà Thợ. Một bà ở bên Tây đình, một bà ở bên Đông đình để chỉ huy việc luyện tập múa. Ngoài hai bà Thợ phải chọn một ông Thầy để duy trì điển lễ của hội.

Ông Thầy và bà Thợ phải là người có đức độ, trong năm đó không có tang trở, gia đình hòa thuận, sống trọn đạo nghĩa vợ chồng. Sau khi chọn được ông Thầy, bà Thợ xong, các giáp trong làng chọn cử các cô gái đồng trinh sạch người, sạch nết, sạch tang tham gia vào đội hình múa. Các chức sắc cùng chủ hội tổ chức cho dân làng rước chân hương ở đình về nhà hai bà Thợ, đội múa bước vào luyện tập. Những gia đình có người được bầu chọn là bà Thợ được sự hỗ trợ của gia tộc và hàng giáp tất bật trang trí nhà cửa lộng lẫy để đón các cô gái trong làng đến tập và đón thân hữu xa gần đến chúc tụng, chia vui.

Sau ba ngày tập luyện ở nhà bà Thợ, các quan viên trong làng đến xem và tuyển chọn những cô múa đẹp nhất, xinh nhất đóng vai cô đi sứ, đi đôi và đứng cửa đình. Cô đi sứ chính là vai Chiêu Quân.

Việc múa đã thành thạo, ngày mồng 10 làng cho hai đội múa nghỉ để các cô múa tắm gội mình bằng nước lá thơm. Hôm sau, hai đội múa tiến hành múa ở sân đình. Diễn viên tham gia múa thường không hạn chế về số lượng, gồm tất cả các cô gái trẻ, chưa đến tuổi lấy chồng của làng Giắng. Các cô múa gọi là cô lèn. Múa giáo cờ giáo quạt được thực hiện theo sự điều khiển của ông Quản trò, ở một vài lớp múa có lời róng, người đọc róng gọi là ông Róng.

Đạo cụ truyền thống của múa giáo cờ giáo quạt rất đơn giản, chỉ có một trống cái làm hiệu lệnh chỉ huy và cờ, quạt nhỏ bằng giấy cho các cô lèn (tay phải cầm cờ, tay trái cầm quạt). Trang phục cổ truyền được duy trì nghiêm cẩn với ông Thầy, bà Thợ, ông Róng và ông Quản trò. Các cô lèn mặc áo dài, khăn đỏ, thắt lưng xanh yếm đào. Riêng hai cô đi sứ: mặc đẹp hơn các cô lèn. Khi rước được ngồi võng có lọng che như hai bà Thợ.

Nội dung điệu múa diễn tả tâm trạng của một cô công chúa trước khi đi xa làm lễ tạm biệt vua cha.

Múa giáo cờ giáo quạt có tất cả 36 cấp múa. Nhiều cấp sử dụng chất liệu múa dân gian của người Việt và được cải biên cho phù hợp. Các thế múa uyển chuyển, nhịp nhàng, đội hình cũng như tuyến múa khá đa dạng và phức tạp. Nhiều động tác tập trung diễn tả cảnh sinh hoạt nơi thôn dã, đồng quê như chim bay, cò bay, chao tép, vạt tôm, chèo thuyền… tạo cho điệu múa có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thể hiện rõ ở các cấp múa. Trong 36 cấp múa thì có 16 cấp cơ bản gồm: múa đi sứ, múa má, múa bái vua, múa sắc ngũ ph¬ương, múa chèo, múa nhị quấn lân, múa lòng ta cật ta, múa lòng ta cật người, múa diễn hoa cài cổ, múa đổi giáo một tay, múa đối giáo hai tay, múa giáo cờ giáo quạt, múa xênh xang, múa rồng, múa nẩy cờ.

Thuở trước, đội hình múa giáo cờ giáo quạt chỉ bao gồm những cô gái đồng trinh của làng được xét theo tiêu chuẩn sạch người, sạch nết, sạch tang nhưng từ sau năm 1954 trở lại đây gồm cả các phụ nữ ở độ tuổi khác nhau để gìn giữ. Vì nghi thức tế lễ Thành hoàng của làng không thể thiếu múa giáo cờ giáo quạt nên nó có khả năng trường tồn với tín ngưỡng của dân làng Thượng Liệt. Từ xa xưa đến nay, dân làng Thượng Liệt vẫn tự hào coi múa giáo cờ giáo quạt là tài sản văn hóa độc đáo, gắn với tính thiêng của Thành hoàng làng. Con em trong làng được tham gia vào đội hình múa là một vinh dự cho gia đình và dòng họ.

Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, điệu múa này đã được nhiều nhà nghiên cứu dân ca, dân vũ trong và ngoài nước tìm về khảo sát và đã được khôi phục lại nguyên bản bằng sự truyền dạy của lớp nghệ nhân cao niên trong làng. Cho đến nay, đội hình múa cao tuổi đã hội tụ hầu hết các nghệ nhân có tuổi ngoài 70 của làng, trong đó có những nghệ nhân từng đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Đội múa trẻ gồm các thanh thiếu nữ tuổi từ 12 – 13 đến ngoài 40. Ngoài múa ở làng, các nghệ nhân múa giáo cờ giáo quạt còn được mời tham gia liên hoan ca múa nhạc dân gian ở nhiều nơi trong nước.

Múa giáo cờ giáo quạt là điệu múa độc đáo so với nhiều điệu múa dân gian khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ, là điệu múa mang tính nghệ thuật tổng hợp cao. Bằng các cấp múa kết hợp với lời róng kể lại tích Chiêu Quân cống Hồ vốn được lưu truyền trong dân gian. Đây là điệu múa gắn nghệ thuật với các yếu tố tâm linh. Các cấp múa đã dùng diễn xướng dân gian một cách hài hòa, vừa để mô phỏng lai lịch của nhân vật được thờ cúng làm Thành hoàng vừa để khấn Thái Thượng lão quân, cầu cho dân làng an khang, cầu được phong đăng hòa cốc. Điệu múa này vẫn gọi là tục múa và chỉ diễn ra ở đình làng Thượng Liệt vào ngày hội làng. Các động tác múa như xe chỉ luồn kim, chèo đò mô phỏng các động tác lao động của người thời xưa. Trình thức múa của các cấp múa từ động tác chân, động tác tay, thân hình uốn lượn, đội hình di chuyển mang sắc thái đặc trưng tiêu biểu của múa dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ. Điệu múa này phản ánh sự đa dạng về văn hoá và sự sáng tạo của con người, từng được lưu truyền qua nhiều thế hệ cư dân làng Thượng Liệt. Vì nghi thức tế lễ Thành hoàng của làng không thể thiếu múa giáo cờ giáo quạt nên nó có khả năng trường tồn với tín ngưỡng của dân làng Thượng Liệt.

Từ xa xưa đến nay, dân làng Thượng Liệt vẫn tự hào coi múa giáo cờ giáo quạt là tài sản văn hoá độc đáo, gắn với tính thiêng của làng, được cả cộng đồng làng chăm lo xây dựng và gìn giữ. Con em trong làng được tham gia vào đội hình múa là một vinh dự cho gia đình và dòng họ. Mọi người đều đồng tâm cam kết bảo vệ.

Ngoài việc cả cộng đồng làng chăm lo giữ gìn bảo vệ, ngành văn hoá, thể thao và du lịch Thái Bình đã thường xuyên quan tâm khuyến khích và trong điều kiện cho phép đã hỗ trợ kinh phí để giữ gìn thông qua việc hỗ trợ kinh phí tu sửa đình làng vì ngôi đình này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa của quốc gia. Năm 2005, Quỹ phát triển văn hóa Việt Nam – Đan Mạch đã hỗ trợ một dự án để bảo lưu, truyền giữ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định ghi danh hội làng Thượng Liệt và  múa giáo cờ giáo quạt là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguyễn Thanh
(Vũ Quý, Kiến Xương)



Nguồn

Cùng chủ đề

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới ...

Chống lãng phí – Báo Thái Bình điện tử

Báo Thái Bình trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà...

Tiếp tục triển khai 6 nhóm nhiệm vụ về văn hóa

Chiều 3-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024.Đoàn khách Ấn Độ 4.500 người sang Việt Nam là một trong những điểm sáng của hoạt động du lịch trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Quyên Theo Bộ VH,TT&DL, đến nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Luật Di...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Cùng tác giả

Lực lượng vũ trang qua những tác phẩm mỹ thuật ấn tượng

200 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc về lực lượng vũ trang Việt Nam của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tác trong giai đoạn 2019 – 2024 ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sáng 15/11. Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tổ chức...

Giá vàng nhẫn tăng đến bao giờ?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu

Sáng ngày 16/11, xã Liên Hiệp (Hưng Hà) tổ chức khánh thành trùng tu di tích lịch sử quốc gia đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự lễ khánh thành. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Về...

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. (Nguồn: CGTN) Tròn 35 năm qua, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hội tụ 3/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất là Đông Á và Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và...

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ...

Cùng chuyên mục

Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu

Sáng ngày 16/11, xã Liên Hiệp (Hưng Hà) tổ chức khánh thành trùng tu di tích lịch sử quốc gia đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự lễ khánh thành. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Về...

Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tối ngày 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng khai mạc hội diễn. ...

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng ...

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ thuật chèo: Trên đường ghi danh thế giới

Năm 2023, nghệ thuật chèo Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2024, hồ sơ nghệ thuật chèo được trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống, đặc biệt ở phong trào quần chúng, tỉnh Thái Bình đã...

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ 4.0 có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều hoạt động góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.Em Trần Thị Hồng Nhung và em Lê Út Chi thể hiện trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại

Được xây dựng, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay trên địa bàn tỉnh, hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm công trình kiến trúc, di tích khảo cổ, bảo vật, cổ vật… đa dạng, phong phú và là những chứng tích thể hiện cội nguồn, bản sắc văn hóa. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh...

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất