Powered by Techcity

Hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất


Nhằm hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua gắn với triển khai thực hiện các nghị quyết về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai. Qua đó từng bước hình thành các cánh đồng mẫu lớn, mô hình nông nghiệp hiện đại theo hướng tập trung, quy mô lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.

Anh Bùi Văn Trắc, hội viên nông dân xã Việt Thuận (Vũ Thư) đầu tư xây dựng lò sấy nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức quán triệt, phổ biến kịp thời, đầy đủ các nội dung Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai, mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về ban hành quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028 đến cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh. Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình, mô hình hiệu quả của cán bộ, hội viên nông dân trong tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp. 

Những năm qua, các cấp hội nông dân đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia tích tụ, tập trung đất đai gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tổ chức hội đã phối hợp hướng dẫn hội viên hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thẩm định hồ sơ bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả. Từ khi triển khai thực hiện các nghị quyết, diện tích đất đai tích tụ, tập trung tại các địa phương trong tỉnh tăng lên đáng kể. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết sản xuất được đẩy mạnh, góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đem lại hiệu quả cao. Đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có trên 1.920 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai với tổng diện tích tích tụ, tập trung trong sản xuất trồng trọt trên 8.045ha. Năm 2023, các cấp hội nông dân đã xây dựng được 120 mô hình dân vận khéo về tích tụ ruộng đất với 98 mô hình của tập thể và 22 mô hình của cá nhân. Việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm chi phí đầu vào nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên diện tích lớn. 

Năm 2012, nhờ được chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã tạo điều kiện, hỗ trợ, anh Bùi Văn Trắc, xã Việt Thuận (Vũ Thư) mạnh dạn thuê, mượn lại 0,1ha đất cấy lúa kém hiệu quả, ruộng hoang của bà con để đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà và lợn thịt. Sau khi chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, anh Trắc quyết tâm tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa. 

Anh Trắc chia sẻ: Mỗi năm tôi lại thuê, mượn được thêm đất ruộng của bà con để mở rộng diện tích cấy lúa. Đến nay, tôi đang có khoảng 10ha cấy các giống lúa. Để nâng cao năng suất, giảm công lao động, cuối năm 2019, tôi đầu tư trên 300 triệu đồng làm lò sấy thóc với công suất tối đa 18 tấn/mẻ. Năm 2022, tôi tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng để mua mới các loại máy phục vụ sản xuất. Hiện tại, gia đình tôi đang vận hành 1 máy gặt loại lớn, 2 máy làm đất và 2 máy cấy. Nhờ tích tụ được nhiều ruộng đất và ứng dụng khoa học kỹ thuật nên việc sản xuất lúa đạt hiệu quả cao. 

Thành công với 2 vụ lúa trong năm 2023, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Trắc thu lãi 300 triệu đồng. Tính riêng vụ xuân năm nay, gia đình anh thu hoạch được 70 tấn thóc. Cùng với đó, anh còn tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và lao động thời vụ với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ người/tháng. 

Còn với anh Nguyễn Hữu Lâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ), dù chỉ mới tham gia tích tụ ruộng đất hơn 2 năm trở lại đây nhưng anh đã tích tụ được 36ha ruộng của 3 xã: An Hiệp, An Thái, An Cầu để sản xuất nông nghiệp. Theo anh Lâm, trước đây bà con bỏ ruộng nhiều, cánh đồng hoang hóa lâu năm, cỏ mọc cao ngang đầu người. Việc sản xuất không dễ dàng nhưng anh Lâm vẫn mạnh dạn đầu tư với mong muốn “đánh thức” ruộng hoang. 

Anh Lâm chia sẻ: Tôi đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để mua máy phục vụ sản xuất. Vì hầu hết đều là diện tích ruộng úng trũng nên tôi đầu tư khoảng 100 triệu đồng để đắp bờ cao, cải thiện hệ thống mương máng tưới, tiêu. Tôi chủ yếu cấy các giống lúa BC15 và TBR225. Trong vụ mùa năm 2023, tôi thu hoạch được 1,7 – 1,8 tạ thóc/sào. Trong thời gian tới, tôi mong muốn sẽ xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm dành cho các em học sinh tới tham quan, tìm hiểu về nông nghiệp. 

Hội viên nông dân Nguyễn Hữu Lâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ) đầu tư đưa cơ giới hoá vào sản xuất. 

Ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đồng cho biết: Năm 2018, phong trào tích tụ ruộng đất phát triển mạnh. Để hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất đai, Hội Nông dân xã đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền hỗ trợ các hộ để thuê, mượn diện tích đất không canh tác của bà con. Toàn xã hiện có 18 hội viên nông dân tham gia tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tích tụ là 141ha. Các hội viên phát triển đa dạng các mô hình với 10ha trồng cây sắn dây; 3ha trồng hoa cúc, cây hẹ; 10ha trồng các loại cây ngô, rau màu; 7ha trồng ấu và nuôi cá trên ao bán nổi. Cùng với đó, tháng 8/2023, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ hợp tác trồng cây dược liệu thôn Đào Xá thu hút 18 hộ gia đình tham gia trồng 3ha cây hòe và bước đầu cho hiệu quả tích cực. 

Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả phong trào tích tụ, tập trung ruộng đất trong hội viên, Hội Nông dân tỉnh đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh phù hợp với thực tế sản xuất giai đoạn hiện nay; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, kênh mương, đường điện, kho bảo quản… nhằm đáp ứng yêu cầu của vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; có giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã đáp ứng yêu cầu hợp tác, liên kết sản xuất. Cùng với đó tiếp tục hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng sản phẩm OCOP, chứng nhận VietGAP, mã số vùng trồng và quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho nông dân. Tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng, đánh giá hiệu quả các mô hình giống cây trồng mới, có hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu thị trường để nhân rộng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. 

Nguyễn Triệu 





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/212191/ho-tro-nong-dan-tich-tu-ruong-dat

Cùng chủ đề

Tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao cho 210 học viên tại Vũ Thư và thành phố Thái Bình

Tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao cho 210 học viên tại Vũ Thư và thành phố Thái Bình ...

Điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

Tại tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này quyết định ông Trần Đức Thuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lý Nhân thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Lý Nhân; điều động, bổ nhiệm ông Trần Đức Thuấn giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đồng thời quyết định ông Bùi Văn...

Thái Bình: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt từ 0,6% trở lên

Thái Bình: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt từ 0,6% trở lên ...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình

Chiều ngày 17/11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, thông...

Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tối ngày 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng khai mạc hội diễn. ...

Cùng tác giả

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Người dân Thái Bình đồng thuận bàn giao mặt bằng trước …

Đến ngày 21/11, hơn 78% hộ dân có diện tích đất thu hồi đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày để làm dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình).Tuyến đường cao tốc CT.08 đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài khoảng 60,9km, được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với 4 làn...

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 28/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 28/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83-85,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 1,6 triệu đồng/lượng mua vào và giảm 1,1 triệu đồng/lượng bán ra so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,9 triệu đồng/lượng mua...

Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu”, cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

Đi qua “tâm bão” Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng giá dầu từ năm 2015 đến 2019 là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của ngành Dầu khí. Giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn dưới 30 USD/thùng, khiến hoạt động sản xuất...

Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%

Chiều ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025 và một số báo cáo, tờ trình quan trọng khác. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND,...

Cùng chuyên mục

Người dân Thái Bình đồng thuận bàn giao mặt bằng trước …

Đến ngày 21/11, hơn 78% hộ dân có diện tích đất thu hồi đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày để làm dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình).Tuyến đường cao tốc CT.08 đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài khoảng 60,9km, được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với 4 làn...

Toàn tỉnh có 23 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Sáng ngày 27/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Năm 2024, công tác kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn tiếp tục được ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành có liên quan, các địa phương thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kết nối các cơ...

Quỳnh Phụ: Thêm 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Quỳnh Phụ: Thêm 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao ...

Họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác giải …

Chiều ngày 26/11, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Dự họp có đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai …

Sáng ngày 26/11, tại Cụm Công nghiệp Quý Ninh (Quỳnh Phụ), diễn ra lễ động thổ  dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai 30.000 cọc sợi của Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam. ​​​​​Đại diện các sở, ngành, địa phương và nhà đầu tư thực hiện nghi thức động thổ dự án.Dự án nhà máy sản xuất sợi gai triển khai trên diện tích hơn 78.000m², với tổng mức đầu tư trên 51...

Kỳ II: Chợ bị “bỏ quên”

Như chúng tôi đã đề cập ở kỳ trước, mặc dù có vai trò và hiệu quả rõ rệt nhưng hạ tầng chợ dân sinh hiện nay đang xuống cấp và có nhiều bất cập, chủ yếu xuất phát từ cách quản lý, đầu tư chưa đồng bộ, kém hiệu quả và khó khăn trong nguồn lực đầu tư.Chợ hải sản Đông Minh (Tiền Hải) xuống cấp trầm trọng, tiểu thương phải dùng bạt che chắn tạm để kinh...

Khai mạc hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ …

Tối ngày 25/11, tại Quảng Trường Thái Bình, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực Đồng bằng Bắc Bộ năm 2024.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ.Tới dự có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Trung ương Đoàn, Liên minh Hợp tác xã Việt...

Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024

Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 ...

Trên 1.500 đại biểu được tập huấn, hướng dẫn tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước...

Trên 1.500 đại biểu được tập huấn, hướng dẫn tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà...

Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024

Hoàn tất những khâu cuối cùng sẵn sàng khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất