Powered by Techcity

Du xuân về với đền Trần


Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024
Du xuân về với đền Trần

Chủ nhật, 18/02/2024 | 22:40:20

218 lượt xem

Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, du xuân tại đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân và cầu bình an, tài lộc cho năm mới. Tại Thái Bình, Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) là điểm đến của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Trong không khí của những ngày đầu xuân, câu chuyện về các vị vua triều Trần tại Di tích quốc gia đặc biệt như sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại, để mỗi người thêm hiểu và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.



Lễ hội đền Trần năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà).

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, vương triều Trần được biết đến là một vương triều cường thịnh, giỏi trong phát triển kinh tế – xã hội, một triều đại thượng võ với nghệ thuật quân sự vượt bậc và những chiến công lẫy lừng ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Sau các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thắng lợi, các vua Trần thường đi thuyền về bến Ngự và dâng chiến công oanh liệt lên tổ tiên. Các vua Trần thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) vào dịp đầu xuân. Nghi lễ này phản ánh truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam và phản ánh nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt đã được cụ thể hóa thông qua các hình thức thực hành trong sinh hoạt tín ngưỡng – lễ hội rất được chú trọng. Trải qua hơn 7 thế kỷ, ngày nay lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần vẫn được duy trì hàng năm với các nghi lễ long trọng. Hướng đến lễ hội truyền thống năm nay, ngay từ những ngày đầu xuân mới, rất đông nhân dân địa phương và du khách thập phương đã du xuân tại đền Trần.

Là một trong những du khách đến dâng hương tưởng nhớ các vị vua triều Trần và vãn cảnh ngày đầu năm mới tại Di tích quốc gia đặc biệt, chị Bùi Thị Thanh Mai, thành viên CLB Hán Nôm và thư pháp Thái Bình không khỏi bồi hồi, xúc động. Chị là 1 trong 4 thành viên CLB đã trực tiếp thể hiện 2 câu thơ bất hủ của vua Trần Nhân Tông: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Đất nước hai phen chồn ngựa đá/Non sông nghìn thuở vững âu vàng) vào đêm khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023.

 Chị Mai chia sẻ: Nghiên cứu và gắn bó với nghệ thuật thư pháp gần 10 năm nay, kỷ niệm không thể quên đối với tôi là việc được thể hiện 2 câu thơ bất hủ trong không gian linh thiêng của đêm khai mạc lễ hội đền Trần năm 2023. Tiếp nối thành công đó, các thành viên CLB đã dành nhiều công sức xây dựng chương trình giao lưu các CLB thư pháp và cho chữ tại sân đền vua trong ngày diễn ra lễ hội đền Trần năm 2024. Hy vọng đây sẽ là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, là kỷ niệm đáng nhớ của du khách khi đến với lễ hội đền Trần năm nay.

Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) là điểm đến du xuân trong ngày đầu năm mới.

Thiết thực chuẩn bị cho triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật diễn ra trong khuôn khổ lễ hội đền Trần năm 2024, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Phục Anh, Chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình dành nhiều thời gian lưu lại khoảnh khắc đẹp tại đền Trần trong những ngày đầu xuân. Anh chia sẻ: Sẽ có rất nhiều tác phẩm ảnh xuất sắc của các nghệ sĩ Thái Bình được trưng bày trong suốt những ngày diễn ra lễ hội đền Trần năm 2024. Mang trong mình niềm tự hào và mong muốn được quảng bá vẻ đẹp quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế bằng những tác phẩm nghệ thuật, bản thân tôi cùng các nghệ sĩ trong Chi hội nỗ lực sáng tác với góc nhìn độc đáo và sáng tạo, thể hiện ước vọng một năm mới hanh thông và thuận lợi.

Trong những ngày đầu xuân mới, tại khuôn viên đền Trần, công tác chuẩn bị cho lễ hội truyền thống từ ngày 13 – 17 tháng Giêng đang diễn ra khẩn trương. Trong đó, sân khấu bán thực cảnh của khai mạc lễ hội đang được gấp rút xây dựng thu hút sự quan tâm của du khách khi về với nơi đây. Bà Phạm Thị Tuyến, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Chúng tôi rất muốn hàng năm được trở về đây để tham quan di tích bởi đền Trần là nơi linh thiêng và là địa danh nổi tiếng trong nước. Ban quản lý di tích rất tận tình hướng dẫn du khách, chúng tôi dâng lễ các vua Trần và dành nhiều thời gian tham quan, ghi lại hình ảnh đẹp.

Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024.

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, người dân Tam Đường nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung đã gìn giữ di tích suốt chiều dài lịch sử hơn 700 năm. Không chỉ trong mỗi dịp du xuân và lễ hội truyền thống, Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần luôn là điểm đến quan trọng trên hành trình để các thế hệ hôm nay hiểu hơn về hào khí Đông A, về một vương triều hùng mạnh vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc, từ đó góp phần phát huy mạnh mẽ giá trị của di sản văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tú Anh 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Hưng Hà: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Hưng Hà chú trọng phát triển các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng địa phương, tạo điều kiện nâng cao giá trị, tăng doanh số bán hàng cho các chủ thể và mở rộng thị trường tiêu thụ. Để tiếp tục nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP, huyện tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy các sản phẩm...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện Hưng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện...

Tiếp tục huy động tổng lực tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Chiều ngày 9/9, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh; Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 tại huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ. Cùng đi có lãnh đạo...

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà ...

Cùng tác giả

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Nguồn vàng nhẫn không còn khan hiếm như trước – Ảnh: THANH HIỆP Giá vàng giảm sâu và nguồn cung vàng dồi dào, các công ty vàng cũng không còn giới hạn số lượng mua như trước. Giá vàng giảm, nguồn cung vàng bỗng trở nên dồi dào Sau khi hồi phục mạnh lên ngưỡng 2.700 USD/ounce tối qua, giá vàng thế giới chiều nay, 8-11 lại lao dốc mạnh, có lúc về sát 2.680 USD/ounce. Lúc 18h, giá vàng thế giới...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Viglacera nằm trong 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 – Tổng công ty Viglacera

Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản tại Việt Nam. Năm 2024 này, với vị trí xếp hạng – đứng thứ 58/100, Viglacera lại một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc (năm 2023 là vị trí 63/100, cũng do Tổ chức này chấm điểm và đánh giá xếp hạng). Điểm cụ thể của Viglacera...

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Cùng chuyên mục

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ 4.0 có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều hoạt động góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.Em Trần Thị Hồng Nhung và em Lê Út Chi thể hiện trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại

Được xây dựng, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay trên địa bàn tỉnh, hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm công trình kiến trúc, di tích khảo cổ, bảo vật, cổ vật… đa dạng, phong phú và là những chứng tích thể hiện cội nguồn, bản sắc văn hóa. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh...

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc ...

Công chiếu bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” tại huyện Vũ Thư

Công chiếu bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” tại huyện Vũ Thư ...

Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024

Tối ngày 12/10 (ngày 10/9 năm Giáp Thìn), Huyện ủy, UBND huyện Vũ Thư tổ chức khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024.Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chúc mừng khai mạc lễ hội. Đến dự, về phía đại biểu Trung ương có các...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội chùa Keo

Chùa Keo, tên chữ là Thần Quang tự, ở xã Duy Nhất (Vũ Thư) là 1 trong 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh Thái Bình. Năm 2017, lễ hội truyền thống chùa Keo được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã cho thấy giá trị độc đáo riêng có về văn hóa, kiến trúc, lịch sử được bảo tồn tại ngôi chùa cổ kính.Nghi lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh...

Nét đẹp văn hóa làng Keo

Nét đẹp văn hóa làng Keo ...

Lễ hội chùa Keo mùa thu: Hướng đến mùa lễ hội văn minh, mang bản sắc văn hóa truyền thống

Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 được tổ chức trong 8 ngày, từ 12 - 19/10 (10 - 17/9 năm Giáp Thìn). Với đa dạng hoạt động diễn ra, dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt du khách và nhân dân địa phương về dâng hương lễ Phật, lễ Thánh, trảy hội. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội truyền thống đã diễn ra từ nhiều tháng nay, đặc biệt chú trọng gìn...

Tái hiện những điệu múa dân gian tiêu biểu trong chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu

Tái hiện những điệu múa dân gian tiêu biểu trong chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất