Powered by Techcity

Động lực từ kinh tế nông nghiệp trong phát triển bền vững


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trụ cột để bảo đảm sự phát triển bền vững, nâng cao đời sống nông dân và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình sản xuất ngưu tất an toàn, phát triển sản phẩm OCOP tại xã Thống Nhất (Hưng Hà).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, từ năm 2021 đến năm 2023, tỉnh đã xây dựng và triển khai 33 mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại 7 huyện. Các mô hình này không chỉ là động lực thúc đẩy sản xuất mà còn định vị thương hiệu nông sản Thái Bình trên thị trường trong nước và quốc tế. Các mô hình tập trung vào đa dạng lĩnh vực như nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, rau màu, dược liệu, trồng cây bản địa, sản xuất hoa cây cảnh, muối thủ công và nuôi trồng thủy sản. Với cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện, những mô hình này đã mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp Thái Bình, góp phần nâng cao đời sống nông dân. 

Trong các mô hình phát triển kinh tế, việc nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo nhận được sự quan tâm đặc biệt với 16 mô hình, còn lại là các mô hình nâng cao giá trị về cây rau màu, cây dược liệu, cây cảnh… Tiêu biểu là mô hình sản xuất lúa nếp thơm truyền thống Vũ Tây tại xã Tây Sơn (Kiến Xương). Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và tổ chức lại sản xuất, vùng trồng đã mở rộng từ 30ha năm 2021 lên 70ha trong vụ mùa năm 2024. Sản phẩm gạo nếp thơm Vũ Tây đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ chất lượng vượt trội. Cơ sở hạ tầng phục vụ sơ chế, chế biến gạo cũng được đầu tư bài bản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Thành viên Hợp tác xã Hoa sen Vân Đài thu hoạch hoa sen.

Đó còn là mô hình của HTX Hoa sen Vân Đài, xã Chí Hòa (Hưng Hà). Được thành lập năm 2021 với mục tiêu đưa cây sen trở thành cây trồng chủ lực, phát triển theo chuỗi giá trị và gắn với du lịch sinh thái. Sau 4 năm chuyển đổi 5,6ha đất cấy lúa kém hiệu quả, HTX đã thực hiện phương án quy hoạch và tiến hành cải tạo để trồng sen. Đến nay, HTX đã xây dựng thành công 3 sản phẩm OCOP 3 sao: trà lá sen, trà ướp hoa sen và hạt sen khô. 

Bà Nguyễn Thị Chiến, Phó Giám đốc HTX Hoa sen Vân Đài cho biết: Mô hình trồng 15 giống hoa sen, 8 giống hoa súng. Mỗi giống cây lại cho hiệu quả và năng suất riêng, tính hiệu quả kinh tế thì lãi gấp 3 – 4 lần cấy lúa. Trồng sen với diện tích lớn, thế nhưng đầu ra cho sản phẩm ở HTX rất thuận lợi do khách hàng biết đến nhiều thông qua trang web, facebook để đến tham quan, mua và đặt mua các sản phẩm của HTX. Sau vụ sen, hiện HTX trồng 2ha hoa lay ơn, 7.000 cây đỗ quyên, 5.000 cây trà, 1.000 cây mai vàng… phục vụ thị trường tết. Việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi không chỉ mang lại thu nhập cao cho các thành viên HTX mà còn tạo việc làm ổn định cho trên 20 lao động địa phương. 

Sau vụ sen, HTX Hoa sen Vân Đài trồng hoa phục vụ thị trường tết.

Từ các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, Thái Bình đã thành lập 14 HTX mới, giúp nông dân liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mô hình này đã tổ chức lại sản xuất ngành trồng trọt, thay đổi tư duy của người sản xuất, đặc biệt là định vị lại ngành sản xuất lúa gạo, tạo hình ảnh mới cho nông sản Thái Bình. Việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm từ khâu tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là áp dụng công nghệ số trong sản xuất và tiếp thị đã giúp nông sản Thái Bình dễ dàng tiếp cận khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. 

Dù đạt được nhiều thành công, các mô hình vẫn đối mặt với không ít thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, chi phí đầu vào tăng cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để vượt qua những thách thức này, thời gian tới Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Phát triển chuỗi giá trị, tăng cường liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng thương hiệu nông sản, đẩy mạnh quảng bá, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai và các chính sách ưu đãi để thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân đầu tư vào sản xuất. 

Kinh tế nông nghiệp không chỉ là trụ cột mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thái Bình. Với hướng đi đúng và sự nỗ lực không ngừng, tỉnh đã và đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Việc triển khai các mô hình nông nghiệp hiệu quả, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh liên kết sản xuất là những bước đi chiến lược để Thái Bình tiếp tục vươn xa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.

Minh Nguyệt





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/213337/dong-luc-tu-kinh-te-nong-nghiep-trong-phat-trien-ben-vung

Cùng chủ đề

Một số lưu ý chuẩn bị tái đàn vật nuôi sau tết Nguyên đán

Ảnh minh họa. 1. Chuẩn bị và vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôiSau khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi cần để trống chuồng từ 15 - 21 ngày. Trong thời gian để trống chuồng cần vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và toàn bộ khu vực chăn nuôi:- Dọn sạch các chất thải...

UN Tourism dự đoán nền du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

UN Tourism dự đoán nền du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 ...

Việt Nam là điểm sáng về phục hồi du lịch ở châu Á-Thái Bình Dương

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, năm 2024, ngành du lịch nước ta đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, đạt 98% so cùng kỳ năm 2019. Mức tăng trưởng này tương đương với sự phục hồi chung của nền du lịch thế giới là 99% và cao hơn đáng kể mức phục hồi trung bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 87% so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.Năm 2024, du...

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng ...

Ba ngôi chùa Bắc Bộ cho chuyến vãng cảnh xuân

Các chùa ở Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình có không gian thanh tịnh, kiến trúc độc đáo, mang không khí làng quê Bắc Bộ, thích hợp để dạo chơi ngắm cảnh đầu năm. Chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà NamChùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách...

Cùng tác giả

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại

Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình - nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân

Thái Bình: Trồng trên 12.320ha cây màu xuân ...

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Trong năm 2024 và hai tháng đầu năm 2025, không có báo cáo từ các địa phương trong tỉnh ghi nhận trường hợp gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh Cúm gia cầm (CGC). Tuy nhiên nguy cơ bệnh CGC phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC, các loài động vật mẫn cảm, đặc biệt không để trường hợp người...

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Sáng ngày 21/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban...

Cơ giới hóa trong gieo cấy lúa xuân

100% diện tích cấy lúa vụ xuân năm nay của tỉnh đã được cơ giới hóa trong khâu làm đất và trên 35% diện tích lúa được cấy bằng máy - đây là bước tiến quan trọng giúp giảm công lao động, tối ưu hóa chi phí sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.Nông dân xã Song Lãng (Vũ Thư) mở rộng diện tích cấy máy. ...

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Theo ngành chuyên môn, trong tháng 2 có đợt không khí lạnh tăng cường xuống các tỉnh, thành phố phía Bắc gây rét đậm, rét hại. Các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.Hộ chăn nuôi của xã Duyên Hải (Hưng Hà) sưởi ấm cho đàn lợn sau khi tái đàn trước thời tiết rét đậm. ...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm của tỉnh

Chiều ngày 18/2, UBND thành phố Thái Bình họp nghe báo cáo kết quả, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn. Đồng chí Hoàng Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự và chỉ đạo cuộc họp.Đồng chí Hoàng Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự...

Phấn đấu khởi công dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình trong tháng 9/2025

Đó là một trong những yêu cầu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Công ty TNHH Tokyo Gas, Tập đoàn quốc tế Kyuden, Công ty Cổ phần Công nghiệp Trường Thành Việt Nam về tình hình triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình, chiều ngày 18/2.Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm...

Doanh nghiệp Tiền Hải: Ổn định sản xuất ngay từ đầu xuân

Sau những ngày vui xuân đón tết, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiền Hải bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh. Với nhiều kỳ vọng vào một năm mới khởi sắc, các doanh nghiệp nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, tận dụng tốt cơ hội để bứt phá ngay từ những ngày đầu xuân.Sản xuất tại nhà máy sợi An Ninh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất