Powered by Techcity

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão


Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.

Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị Quế, xã Đông Cường giảm lương thức ăn, diệt khuẩn trong nước, tăng đề kháng cho cá.

Có mặt tại cánh đồng chuyên màu, bãi ven đê của bà con nông dân xã Hồng Bạch, chúng tôi không khỏi bất ngờ, xót xa bởi sự tiêu điều, xơ xác của những giàn bí đang đến kỳ thu hoạch và những vườn chuối bị gió bão quật đổ gục. 

Bà Nguyễn Thị Xuyến, xã Hồng Bạch chia sẻ: Gia đình tôi trồng 6 sào bí xanh, thời điểm này bí bắt đầu cho thu hoạch. Tôi mới bán được khoảng 2 triệu đồng thì bão số 3 đổ bộ khiến 50% diện tích giàn bị đổ sập, bí bị ngập nước, quả thối hỏng hoàn toàn. 3 sào còn lại lá và ngọn đều bị bão quật gãy, xác xơ. Gia đình đang tập trung gia cố lại giàn, chăm sóc bí để thu thêm quả thì tốt còn không thì phá đi, làm đất chuẩn bị trồng cây vụ đông. Kiến nghị chính quyền hỗ trợ giống cho chúng tôi trồng vụ mới để bù lại thiệt hại của vụ bí hè thu này.

Đứng chết lặng trước vườn chuối bị bão số 3 đánh đổ gục hết, ông Đỗ Thành Trung, xã Hồng Bạch ngậm ngùi cho biết: Gió to làm 4.000 gốc chuối dự kiến sẽ cho thu hoạch vào dịp tết đổ hoàn toàn. Chờ tạnh, nước rút hết, gia đình tổ chức cắt bỏ chuối đổ, hỏng, làm đất, trồng lứa chuối mới. Thiệt hại của gia đình lên tới gần 500 triệu đồng, vì vậy chúng tôi mong tỉnh, huyện có biện pháp hỗ trợ để nông dân chúng tôi giảm thiệt hại.

Vụ hè thu năm nay, bà con nông dân xã Hồng Bạch trồng 55ha cây màu, một số diện tích dưa lê, dưa chuột và cây màu đã thu hoạch xong; 20ha bí xanh bắt đầu được thu hoạch, 20ha chuối đang ra quả. Ảnh hưởng của bão số 3 làm 50% diện tích giàn bí bị sập, cây bí bị dập và chết, 90% diện tích chuối bị gãy đổ. 

Để hỗ trợ bà con nông dân khắc phục thiệt hại, HTX DVNN Bạch Đằng, xã Hồng Bạch đã tổ chức khơi thông dòng chảy, bơm tiêu nước chống úng cho rau màu, vận động, hướng dẫn bà con củng cố giàn bí, tập trung chăm bón diện tích cây màu còn có thể cứu để sớm phục hồi. HTX cũng đã tổ chức cho bà con đăng ký giống cây trồng mới để chủ động trồng vụ tiếp theo, đồng thời kiến nghị với cấp trên hỗ trợ giống cho bà con sản xuất.

Trở lại mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Phạm Văn Tài, xã Phong Châu, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi vườn dưa chuột xanh ngát, trĩu quả trước đây giờ hóa tiêu điều. 

Anh Tài nén lòng chia sẻ: Trong nhà màng, tôi trồng 3.500 cây dưa chuột, mỗi ngày thu được 1,5 triệu đồng nhưng bão gió lớn đã thổi bay 200m2 nóc áo mưa, khung, giàn bị đổ gãy nhiều chỗ. Gia đình đang mua nguyên vật liệu, thuê thợ mắc lại giàn, làm lại khung nhà màng, phá toàn bộ dưa hỏng đi, xử lý đất bằng cách trộn đất cùng với tro trấu, xơ dừa, phân lân hữu cơ để đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, chuẩn bị hạt giống chất lượng để trồng vụ dưa khác. Tôi mong các cấp, các ngành tạo điều kiện về vốn để gia đình có điều kiện sớm khôi phục sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Xuyến, xã Hồng Bạch cố tìm những quả bí còn sót lại dưới giàn bị bão làm sập.

Bão số 3 không chỉ gây thiệt hại cho các hộ trồng rau màu mà nhiều vùng nuôi thủy sản của bà con cũng bị ngập, thiệt hại nhiều tỷ đồng. 

Chị Phạm Thị Quế, xã Đông Cường cho biết: 13 tấn cá rô, 10 tấn ếch thịt, 2 vạn ếch con đang phát triển tốt, dù gia đình đã chủ động các biện pháp phòng, chống nhưng bão số 3 gây mưa to đã làm ngập hết ao, một lượng lớn cá và ếch tràn ra ngoài. Nước mưa có nhiều axit lại mất điện khiến cá và ếch thiếu oxy bị chết khoảng 1,5 tạ/ngày. Để cứu ếch và cá, tôi phải thuê 5 lao động múc nước ở sông vào thay thế cho nước trong ao; giảm lượng thức ăn; diệt vi khuẩn có hại bằng men vi sinh để giảm khí độc ở ao; cho ếch ăn men tỏi, kháng sinh để phòng bệnh tiêu chảy… Gia đình muốn xuất ếch và cá đi song khó vì giờ nhiều người bán, ít người mua.

Nông dân đang gia cố lại khung nhà màng bị bão làm hỏng để chuẩn bị trồng vụ dưa chuột mới.

Do ảnh hưởng của bão khiến 6.500/11.000ha lúa mùa bị nghiêng, đổ, trong đó đổ ệp khoảng 500ha; gây thiệt hại 100ha rau màu, trên 80ha nuôi thủy sản, trên 5.600 con gia cầm… 

Ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, UBND huyện chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị, địa phương tập trung khắc phục thiệt hại, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ trên sông nhằm hỗ trợ bà con giảm thiểu thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất. Tổ chức vận hành trạm bơm Hậu Thượng, trạm bơm Cống Lấp tiêu úng cho lúa và rau màu, vùng nuôi thủy sản. Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước nhanh nhất, ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích lúa, rau màu, ao nuôi thủy sản bị ngập úng nặng, khó tiêu thoát nước. Động viên bà con dựng buộc những diện tích lúa bị đổ; bỏ diện tích cây màu bị hỏng; chăm sóc, chống úng, phòng, trừ sâu bệnh cho diện tích cây, con còn lại theo đúng hướng dẫn của các ngành chức năng cho cây nhanh phục hồi. Ngành nông nghiệp có phương án để kịp thời hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản khi cần; chuẩn bị giống cây, con phục vụ bà con nông dân nuôi, trồng vụ mới. Các địa phương tăng cường quản lý, không để xảy ra tình trạng thiếu vật tư nông nghiệp, bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ bà con nông dân sản xuất.

Thu Hiền





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/207648/dong-hung-no-luc-khac-phuc-thiet-hai-on-dinh-san-xuat-sau-bao

Cùng chủ đề

Phát triển bền vững sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản

Thái Bình có 194 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 40 sản phẩm. Những sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đạt tiêu chuẩn OCOP đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế mới cho nông dân, doanh nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh phát triển kinh tế.Nước mắm Diêm Điền của huyện Thái Thụy - sản phẩm OCOP 3...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định ...

Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều diện tích lúa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Kiến Xương bị ảnh hưởng, thiệt hại. Người dân ở các địa phương trong huyện vẫn đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.Các lực lượng tham gia...

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Bàn giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục thiệt hại sau bão

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Bàn giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục thiệt hại sau bão ...

Tập trung chăm sóc thủy sản sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có diện tích nuôi trồng thủy sản. Để bảo vệ thủy sản, các ngành, địa phương đã chỉ đạo nông dân triển khai nhiều biện pháp. Hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) sử dụng hóa chất xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản sau bão số 3. ...

Cùng tác giả

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành...

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng ngày 19/12, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh,...

Trồng cây dược liệu – hướng đi mới hiệu quả kinh tế cao

Cây dược liệu được xác định là hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương trong tỉnh đã tập trung xây dựng các vùng chuyên canh cây dược liệu giá trị cao như kim ngân, đinh lăng, cà gai leo, ngưu tất, xạ can, khổ sâm và địa liền thay thế các cây trồng kém hiệu quả.Cây ngưu tất giúp nhiều nông dân xã Thống...

Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới

Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mớiNgày 16/12, Công ty Tân Đệ tổ chức hội nghị đại biểu người lao động và tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với 8 điểm cầu tại các nhà máy của Công ty. Mặc dù năm 2024 đối mặt với nhiều khó khăn, song Công ty Cổ phần Sản xuất...

Thiết lập bảng giá mới với 67.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (19/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh ở tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình cùng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 19/12/2024: Thiết lập bảng giá mới với 67.000 đồng. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình...

Vàng giảm thấp nhất trong tháng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

Cùng chuyên mục

Trồng cây dược liệu – hướng đi mới hiệu quả kinh tế cao

Cây dược liệu được xác định là hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương trong tỉnh đã tập trung xây dựng các vùng chuyên canh cây dược liệu giá trị cao như kim ngân, đinh lăng, cà gai leo, ngưu tất, xạ can, khổ sâm và địa liền thay thế các cây trồng kém hiệu quả.Cây ngưu tất giúp nhiều nông dân xã Thống...

Đưa Thái Bình trở thành điểm đến mới trong thu hút đầu tư phát triển

Trước đây, Thái Bình thường được biết đến là tỉnh thuần nông, trồng lúa và cây màu, rồi chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nhưng hiện nay quê lúa vẫn giữ ổn định đất lúa song đã có bước đột phá nhanh chóng trong phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Qua theo dõi, những thành tựu đạt được hiện nay có sự chuyển...

Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 ...

Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Tổng …

Sáng ngày 18/12, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành trung ương và các địa phương triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg, ngày 07/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Lãnh đạo Cục...

Sản phẩm lụa đũi Nam Cao tham gia chương trình “Tinh hoa …

Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban ngành thành phố tổ chức.Gian hàng sản phẩm tiêu biểu tỉnh Thái Bình tham gia chương trình.Chương trình năm nay thu hút sự tham gia của hơn 30 tỉnh, thành phố, quy tụ hơn 200 doanh nghiệp tiêu biểu với hơn 500 sản phẩm làng...

Bảo đảm đủ nguồn nước phục vụ sản xuất vụ xuân, vụ hè …

Sáng ngày 17/12, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình triển khai phương án công tác thủy lợi phục vụ sản xuất vụ xuân, vụ hè năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Vụ xuân, vụ hè năm 2025, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình phục vụ tưới, tiêu cho trên 50.358 ha lúa và cây màu, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Để phục vụ...

Phát triển nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công …

Sáng ngày 17/12 tại khu công nghiệp (KCN) Liên Hà Thái (Thái Thụy), UBND tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng và Công ty Cổ phần Green i-Park tổ chức tọa đàm với chủ đề Phát triển nhà ở xã hội (NOXH) dành cho người lao động (NLĐ) trong KCN, từ chính sách đến thực tiễn.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự tọa đàm.Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Giải phóng mặt bằng – từ Chỉ thị số 08-CT/TU đến Nghị quyết số 10-NQ/TU

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả, hoàn thành việc đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng của tỉnh, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đồng thuận của đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, trong bối...

Công bố kết quả Bộ chỉ số DDCI năm 2024

Chiều ngày 16/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả khảo sát, đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình (DDCI) năm 2024.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị. ...

Công bố kết quả khảo sát, đánh giá Bộ Chỉ số DDCI năm …

Chiều ngày 16/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kết quả khảo sát, đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố  tỉnh Thái Bình (DDCI) năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện Liên đoàn thương mại và công nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất