Powered by Techcity

Để làng nghề cất cánh

Với những lợi thế về bề dày văn hóa lịch sử và hàng chục làng nghề truyền thống hiện có, huyện Kiến Xương hướng tới phát triển làng nghề gắn với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm, đưa làng nghề cất cánh.

Sản phẩm chạm bạc được nhiều du khách mua về sử dụng và làm quà tặng.

Nghề phụ thành nghề chính

Nói là làng nghề nhưng thực ra cả xã đều làm nghề, gọi là nghề phụ nhưng thực chất lại là nghề chính –  đó chính là cái hay của một số làng nghề ở huyện Kiến Xương. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề truyền thống ở nơi đây vẫn phát triển đa dạng và duy trì 25 làng nghề. Nhiều làng nghề, sản phẩm làng nghề có chiều hướng phát triển tốt như chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan Thượng Hiền, dệt đũi Nam Cao, gạo rươi Hồng Tiến… Ngoài phát triển ổn định các nghề truyền thống, huyện đã du nhập thêm một số nghề mới như dệt chiếu nilon, móc sợi, làm lông mi giả… góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn. Đến nay toàn huyện có 6 nghệ nhân được công nhận nghệ nhân cấp quốc gia, có 3 sản phẩm là chạm bạc Đồng Xâm, mắm cáy Hồng Tiến, gạo rươi Hồng Tiến đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm làng nghề. Nhiều làng nghề nhộn nhịp, hối hả, làm việc quanh năm và là nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương. 

Nghề mây tre đan ở Thượng Hiền phát triển tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động. 

Điển hình như ở xã Thượng Hiền, nhờ có nghề phụ người dân nơi đây thu nhập ổn định từ 3,5 – 5 triệu đồng/người/tháng. 

Ông Phạm Xuân Hợp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Làng nghề truyền thống mây tre đan có cách đây trên 100 năm nhưng đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân trong xã. Nghề này có nhiều công đoạn khác nhau và đa dạng các sản phẩm từ mặt mây đến các hàng hoa, giỏ hàng phục vụ xuất khẩu nên chưa bao giờ làng nghề dừng hoạt động. Đến nay toàn xã vẫn duy trì 75% số hộ làm nghề, có hai doanh nghiệp lớn và hàng chục cơ sở chuyên cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Điều đặc biệt nhất là những người ngoài độ tuổi lao động, học sinh, trẻ em, cán bộ, công chức đều có thể làm nghề cho thu nhập cao. 

Cùng với đó, huyện Kiến Xương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề. Vì thế, mô hình sản xuất nghề và làng nghề đang từng bước thay đổi sang hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, dịch chuyển dần từ các hộ làm nghề cá thể sang thành lập các doanh nghiệp tư nhân để tăng khả năng phát triển, tăng cạnh tranh trên thị trường. Đến nay, toàn huyện có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã và 256 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong làng nghề với trên 10.000 lao động. Điển hình như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hiện có trên 300 hộ làm nghề thu hút khoảng 4.000 lao động, tập trung ở 3 xã: Hồng Thái, Lê Lợi, Trà Giang. Năm 2022, giá trị sản xuất từ nghề đạt trên 1.000 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2018 – 2022 đạt 13,5%/năm, thu nhập bình quân 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Cần phải đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề, đó là một trong những định hướng mới trong phát triển làng nghề ở Kiến Xương nhằm đẩy mạnh quảng bá nét đẹp văn hóa làng nghề, qua đó gìn giữ, phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển bền vững làng nghề, thu hút thêm nhiều du khách đến với làng nghề nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung. 

Ông Nguyễn Văn Dực, Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương cho biết: Các làng nghề ở huyện được đánh giá vẫn còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để xây dựng sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch. Nhiều làng nghề còn giữ được nhiều nét đẹp xưa, tạo ra nhiều điểm hấp dẫn và mới lạ cho du khách. Để làng nghề trở thành một sản phẩm văn hóa đặc sắc, Kiến Xương sẽ quy hoạch, lựa chọn đầu tư, bảo tồn, gìn giữ những làng nghề đặc trưng, hướng đến nhiều đối tượng khách; xây dựng không gian văn hóa làng nghề; tạo ra những sản phẩm hàng hóa hấp dẫn để thu hút du khách mua sắm; gìn giữ những nét đẹp truyền thống của làng nghề; phát triển hệ thống giao thông tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan. Điển hình như đối với dệt đũi Nam Cao trong thời gian qua không chỉ trở thành điểm sáng về mô hình, cách làm mới khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà còn gắn với du lịch làng quê và du lịch trải nghiệm. Kiến Xương đã và đang hình thành chuỗi du lịch làng nghề từ chạm bạc Đồng Xâm đến dệt đũi Nam Cao sang mây tre đan Thượng Hiền tạo ra những sản phẩm, dấu ấn cho du khách trải nghiệm, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ, thương mại ở các địa phương. Đối với làng nghề dệt đũi Nam Cao, UBND huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tư liệu để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể làng nghề. 

Những chiếc khung cửi và những người thợ điêu luyện đam mê với nghề. 

Bà Lương Thanh Hạnh, Giám đốc HTX Lụa đũi Nam Cao chia sẻ: Việc khôi phục lại làng nghề đã là một thành công lớn nhưng quan trọng nhất là tôi đã dần hình thành được điểm du lịch trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan mua sắm. Mô hình này được kết hợp giữa nông dân, HTX và công ty, tạo thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm, thu hút hơn 200 hộ dân ở Nam Cao làm nghề và cơ sở Hanh Silk trên Hà Nội chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Điều đặc biệt là làng nghề ở Nam Cao vẫn giữ được hồn cốt, hình ảnh độc đáo của làng quê Việt trước đây như những căn nhà quê xưa, con đường làng nhỏ uốn lượn cùng những hàng cây cảnh, bức tường gạch cổ và những khung cửi gỗ, tiếng máy dệt và những người già cần mẫn làm nghề tạo nên bức tranh ấn tượng, thú vị đối với du khách. Khi về làng nghề, du khách sẽ được tham quan ngắm cảnh làng quê, lắng nghe câu chuyện phục dựng lại làng nghề, chiêm ngưỡng và trải nghiệm đánh ống, se tơ, dệt lụa qua đó hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của làng nghề truyền thống Việt Nam. Vì thế, định hướng của HTX là sẽ xây dựng phát triển nghề dệt đũi kết hợp du lịch trải nghiệm trên quy mô 5ha có đầy đủ cơ sở hạ tầng để đón 50.000 khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 1.000 lao động, đưa doanh thu từ hoạt động thương mại, du lịch tăng trưởng 30%/năm.

Như vậy, phát triển du lịch làng nghề được coi là giải pháp quan trọng trong gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho khu vực nông thôn ở Kiến Xương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Do đó, ngoài việc ban hành cơ chế, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ góp phần khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nghề và làng nghề Kiến Xương sẽ tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, mời gọi thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển làng nghề, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Thu Thủy  



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Cử tri các huyện Vũ Thư, Kiến Xương quan tâm kiến nghị về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng

Cử tri các huyện Vũ Thư, Kiến Xương quan tâm kiến nghị về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng ...

Bắt thêm 1 lãnh đạo Sở TN&MT Thái Bình liên quan đến vụ doanh nhân La ‘điên’

Chiều nay (1/7), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Tô Duy Diệp (42 tuổi, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến Xương (thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở TN&MT Thái Bình) để điều tra...

Kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Kiến Xương

Kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Kiến Xương ...

Kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh tại huyện Kiến Xương và Tiền Hải

Kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh tại huyện Kiến Xương và Tiền Hải ...

Cùng tác giả

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết về ý nghĩa của chuyến công tác tại Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam? Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru, dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 – Ảnh: TTXVN Chiều 16-11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với chủ...

Cùng chuyên mục

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới ...

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của cả...

Đây là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03 tháng 10 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ảnh: Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo, huyện Vũ Thư.Theo Nghị quyết 09-NQ/TU, những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, đặc...

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nghiên cứu khoa học thúc đẩy phát triển du lịch

Là sáng kiến đạt giải tại hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 vừa qua, công trình khoa học “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số hóa xây dựng cẩm nang du lịch tỉnh Thái Bình góp phần khai thác và phát triển du lịch bền vững” do Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình biên soạn là tư liệu ý nghĩa, hiện đang được lan tỏa tới du khách trong và ngoài...

Làm muối ở Tam Đồng: Hành trình trải nghiệm khó quên

Giữa nắng hè chói chang, trong không khí tất bật thường ngày trên ruộng muối của các diêm dân làng Tam Đồng, xã Thụy Hải (Thái Thụy), hơn 50 học sinh và giáo viên của Trường THPT Lê Quý Đôn (thành phố Thái Bình) cũng trở nên hối hả với trải nghiệm thu hoạch muối. Lần đầu tiên được tìm hiểu về nghề muối truyền thống, nhiều học sinh bày tỏ niềm xúc động khi trực tiếp thực hành...

Hòn Tằm ở đâu? – Báo Thái Bình điện tử

Hòn Tằm là một địa danh mà rất nhiều người sẽ nghĩ ngay khi đặt chân đến du lịch ở thành phố biển Nha Trang. Hòn Tằm ở đâu?Hòn Tằm là một hòn đảo thuộc vịnh Nha Trang, nằm cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam, còn được biết đến với cái tên đảo Thủy Kim Sơn....

Phát huy tiềm năng – Phát triển du lịch Thái Bình

Phát huy tiềm năng – Phát triển du lịch Thái Bình ...

Tổ chức tour du lịch miễn phí dành cho học sinh

Tổ chức tour du lịch miễn phí dành cho học sinh ...

9 địa điểm bước ra từ phim Disney đáng để ghé thăm quanh thế giới

Dưới đây là những địa điểm mang phong cảnh đầy mê hoặc, là nguồn cảm hứng cho những bộ phim nổi tiếng thế giới của Disney. Lâu đài HohenzollernẢnh: Getty ImagesPháo đài Akershus ở Oslo được cho là nguồn cảm hứng của lâu đài Arendelle, nhà của Anna và Elsa trong phim Frozen. Trong khi đó, lâu đài Hohenzollern...

Tin nổi bật

Tin mới nhất