Powered by Techcity

Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Ngày 13/12 (tức mồng 1/11 năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam phối hợp Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2023).

Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Tại lễ tưởng niệm, các đại biểu, phật tử, người dân và du khách đã cùng ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông cả về đạo và đời. Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng của một triều đại anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 và năm 1288, bảo vệ non sông bờ cõi Đại Việt. 

Ở trên đỉnh cao danh vọng, Ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời, xây dựng Yên Tử trở thành Kinh đô phật giáo của quốc gia Đại Việt.

Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 âm lịch năm 1308. Xá lị của Ngài sau này được phát về nhiều nơi, trong đó có am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (thị xã Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử, thành phố Uông Bí).

Phát biểu tại Đại lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh khẳng định, đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ công lao, bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông; là dịp để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn đối với công lao của những người đi trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cùng hướng tới sự phát triển chung, ổn định xã hội, nâng cao vị thế các tổ chức tôn giáo, chất lượng cuộc sống người dân.

Đại lễ 715 ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn năm nay gắn với khánh thành Cung Trúc Lâm Yên Tử (được xây dựng tại Bến xe Giải Oan cũ thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí).

Đây là công trình văn hóa tâm linh có giá trị lớn, tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là hơn 6.000m2, có sức chứa 5.000 người; phần thờ tự và nội thất bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng mang bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với quần thể Trung tâm Văn hóa Lễ hội Trúc Lâm và quần thể Di tích danh thắng Yên Tử.

Công trình là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa Phật giáo.

Đặc biệt, nguồn kinh phí xây dựng công trình hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa do Ban Trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh vận động và nguồn công đức của Phật tử khoảng 250 tỷ đồng

Trước đó, Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức nghi lễ dâng hương tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, cùng với các nghi lễ cúng Phật, cúng Tổ, lễ nhiễu tháp Phật hoàng tại Chùa Hoa Yên và Huệ Quang Kim Tháp thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Ngọa Vân – Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều.

Theo nhandan.vn



Nguồn

Cùng chủ đề

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới ...

Chống lãng phí – Báo Thái Bình điện tử

Báo Thái Bình trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà...

Tiếp tục triển khai 6 nhóm nhiệm vụ về văn hóa

Chiều 3-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024.Đoàn khách Ấn Độ 4.500 người sang Việt Nam là một trong những điểm sáng của hoạt động du lịch trong thời gian qua. Ảnh: Hoàng Quyên Theo Bộ VH,TT&DL, đến nay, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Luật Di...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Cùng tác giả

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết về ý nghĩa của chuyến công tác tại Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam? Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru, dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 – Ảnh: TTXVN Chiều 16-11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với chủ...

Cùng chuyên mục

Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu

Sáng ngày 16/11, xã Liên Hiệp (Hưng Hà) tổ chức khánh thành trùng tu di tích lịch sử quốc gia đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự lễ khánh thành. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Về...

Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tối ngày 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng khai mạc hội diễn. ...

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng ...

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ thuật chèo: Trên đường ghi danh thế giới

Năm 2023, nghệ thuật chèo Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2024, hồ sơ nghệ thuật chèo được trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống, đặc biệt ở phong trào quần chúng, tỉnh Thái Bình đã...

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ 4.0 có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều hoạt động góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.Em Trần Thị Hồng Nhung và em Lê Út Chi thể hiện trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại

Được xây dựng, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay trên địa bàn tỉnh, hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm công trình kiến trúc, di tích khảo cổ, bảo vật, cổ vật… đa dạng, phong phú và là những chứng tích thể hiện cội nguồn, bản sắc văn hóa. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh...

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất