Powered by Techcity

Cốm Thanh Hương quà quê mùa heo may

Nói về những thứ quà sinh ra từ sự mộc mạc của đồng quê nhưng lại mê đắm lòng người muôn phương không thể không nhắc đến cốm. Làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (huyện Vũ Thư) có loại cốm nổi tiếng khắp xa gần.

Loại gạo được chọn để làm cốm phải là nếp ngon, đều hạt, thích hợp nhất là nếp cái hoa vàng.

Khi xưa, người ta làm cốm như kết tinh của công sức lao động, thể hiện tấm lòng của của con cháu thắp hương kính gia tiên. Sau này, cốm Thanh Hương dần nổi tiếng, người dân làm để bán cho khách khắp nơi, quảng bá như một đặc sản quê lúa.

Hương cốm dịu dàng, phảng phất trong tiết heo may, những mẹt cốm xanh tươi bên những trái hồng đỏ mọng là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc gắn liền với mùa thu Bắc Bộ. Ở miền Bắc, có không ít ngôi làng từ lâu đã sống và gắn bó với nghề làm cốm, trong đó làng cốm Thanh Hương thuộc xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư là một trong những làng nghề phát triển mạnh nhất về nghề làm cốm hiện nay.

Không ai nhớ rõ cốm xuất hiện ở Thanh Hương từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân nơi đây từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đã lớn lên cùng tiếng chày giã cốm và mùi hương dịu dàng của lúa nếp.

“Làng Thanh Hương hiện nay có 108 hộ làm cốm, trong đó có 96 hộ chuyên sản xuất, 12 hộ chuyên thu mua. Nghề sản xuất cốm đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Ý nghĩa hơn khi người dân Thanh Hương vẫn có thể duy trì và phát triển nghề truyền thống cha ông để lại.

Khác với một số làng cốm chủ yếu sản xuất cốm theo mùa, ở Thanh Hương, cốm được sản xuất quanh năm, tuy nhiên, thời điểm cốm cho chất lượng ngon nhất vẫn là vào dịp tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Lúc này cốm được làm bằng lúa mới, hạt gạo còn giữ mùi thơm sữa non, có độ dẻo vừa tầm. Loại gạo được chọn để làm cốm phải là nếp ngon, đều hạt, thích hợp nhất là nếp cái hoa vàng, thứ gạo có độ dẻo, thơm bậc nhất trong các loại lúa nếp. Vào mùa này, khi lúa trên đồng đã uốn câu, chờ đến đúng độ, không quá già cũng không quá non, người nông dân gặt về, chọn ra những hạt thóc mẩy ngon làm cốm. Thóc được rang trong chảo gang, đun nhỏ lửa cho đến khi chín tới, không giòn quá mà tróc trấu, dậy mùi thơm thì bắc ra. Thóc chín, sau đó được cho vào cối giã đều đến khi bung ra những hạt cốm đều, mỏng như lá me thì dừng lại. Sau quá trình sàng sảy kỹ càng, chỉ còn lại những hạt cốm trắng tinh trên mặt sàng thì công đoạn làm cốm mới được coi là hoàn thiện.

Cốm được phân chia làm hai loại, một loại là cốm mộc có màu trắng đặc trưng dùng để xuất bán cho các cơ sở chế biến bánh cốm, chè cốm, chả cốm, một loại là cốm màu được dùng để ăn ngay. Để lên màu cho cốm, người dân sử dụng ngay chính những loại cây lá từ vườn nhà để tạo màu, loại lá thường được sử dụng là lá nếp, lá gừng hay lá cau… Các loại lá này sau khi được giã lấy nước cốt sẽ đem trộn với cốm mộc cho ra màu xanh như ngọc, trông rất bắt mắt và tươi ngon. Cốm màu được bọc trong lá sen, ướp hương thơm thoang thoảng, là món ăn mà người miền Bắc, đặc biệt là người Hà thành rất ưa chuộng.

Trước kia, theo truyền thống, người Thanh Hương có những quy tắc rất nghiêm ngặt trong phân công lao động. Người đứng cối giã cốm bắt buộc phải là đàn ông, phụ nữ làm những công việc còn lại như đảo cốm, sàng sảy để cho ra những sản phẩm cuối cùng. Ngày nay, hầu hết mọi công đoạn trong quy trình sản xuất cốm đều do máy móc thực hiện, người làm cốm đã bớt đi những vất vả nhưng không vì “công nghiệp hóa” mà cốm Thanh Hương đánh mất đi hương vị đặc trưng đã lưu truyền từ bao đời.

Người sản xuất cốm ở làng Thanh Hương cho biết: Mỗi ngày cơ sở của chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 1 tạ cốm, chủ yếu là thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng và một số tỉnh phía Nam. Sản phẩm cốm của chúng tôi rất được bạn hàng ưa chuộng và cam kết đặt hàng lâu dài.

Một số gia đình bên cạnh việc giữ gìn nghề thủ công truyền thống đã phát triển thêm một số mặt hàng như bánh cốm, kẹo cốm để tạo đầu ra thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường như gia đình ông Nguyễn Hữu Mười. Đặc biệt, từ khi Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Hương ra đời, các hộ sản xuất cốm tại địa phương cũng có sự thay đổi về tư duy làm kinh tế. Từ những gia đình sản xuất cá thể nhỏ lẻ, các hộ sau khi trở thành thành viên Hợp tác xã đã có sự liên kết với nhau, cùng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường, tìm đầu mối tiêu thụ ổn định, nhờ đó đã thu về hiệu quả kinh tế cao./.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ diễn ra với 2 kịch bản

 Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TT KTTV) Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hưởng – Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia với phóng viên về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông vào chiều tối ngày 16/9. Theo ông Hưởng, hồi 13h chiều nay (16/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 123,9 độ Kinh Đông trên vùng biển phía...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ cho các địa phương và người lao động TKV, đồng thời tích cực khôi phục nhanh sản xuất.  Dọn đến đâu...

Cùng tác giả

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nuôi thủy sản trong ao bán nổi ở Thái Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Từ một vùng đất ven đê rất khó khăn cho việc canh tác lúa vì cao ghềnh và chuột phá hoại, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi lần đầu tiên được triển khai tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) cho hiệu quả ấn tượng. Cuối năm 2019, gia đình ông Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung (xã Bình Định) xin được chuyển đổi diện tích 5,5ha đất trồng lúa kém hiệu...

Đặc điểm địa hình Thái Bình

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc...

Đặc điểm khí hậu Thái Bình

Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển. Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển bào làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình....

Điều kiện tự nhiên Thái Bình

Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao...

Cùng chuyên mục

Lưu ý khi check-in biển vô cực Thái Bình

Biển vô cực Thái Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km, có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và hiện đang thu hút giới trẻ đến check-in. Biển vô cực Thái Bình hay còn được biết đến với tên gọi biển Quang Lang là một viên ngọc hiếm hoi của du lịch Việt Nam. Nằm sát bờ sông Diêm Hộ, bãi biển này có diện tích khoảng 10km2 nhưng lại mang đậm vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo...

Nuôi thủy sản trong ao bán nổi ở Thái Bình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Từ một vùng đất ven đê rất khó khăn cho việc canh tác lúa vì cao ghềnh và chuột phá hoại, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao bán nổi lần đầu tiên được triển khai tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) cho hiệu quả ấn tượng. Cuối năm 2019, gia đình ông Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung (xã Bình Định) xin được chuyển đổi diện tích 5,5ha đất trồng lúa kém hiệu...

Đặc điểm địa hình Thái Bình

Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc...

Đặc điểm khí hậu Thái Bình

Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hòa bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ tràn vào. Gió mùa đông bắc qua vịnh Bắc Bộ vào Thái Bình làm tăng độ ẩm so với những nơi khác nằm xa biển. Vùng áp thấp trên đồng bằng Bắc Bộ về mùa hè hút gió biển bào làm bớt tính khô nóng ở Thái Bình....

Điều kiện tự nhiên Thái Bình

Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao...

Giữ nghề dệt chiếu cho làng

Người làng Hới, xã Tân Lễ (Hưng Hà) tự hào có nghề “độc” mà ít nơi có được, ấy là nghề dệt chiếu. Với kỹ thuật vê đay, cải tiến khung dệt, kỹ thuật chế biến cói và dệt các loại chiếu vừa cao, vừa độc đáo, người thợ thủ công làng Hới đã tạo ra những sản phẩm chiếu đặc sắc nổi tiếng khắp vùng. Cách thành phố Thái Bình hơn 40km, du khách đến với xã Tân Lễ (Hưng...

Đặc sản rươi Hồng Tiến

Được xếp vào một trong ba loại ẩm thực đặc sản của huyện Xiến Xương, rươi Hồng Tiến là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mỗi độ "tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm". Xếp đầu bảng song cách chế biến lại tương đối cầu kỳ, đó là món chả rươi (rươi nướng). Theo lời các cụ truyền lại, khi xưa chưa có cống Trà Linh, nước biển dâng rươi lên tận các huyện phía Bắc và...

Soi đèn ngắm ‘biển vô cực’ từ 3h sáng

Hàng nghìn người vượt hàng trăm km trong đêm để đến biển Quang Lang, xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ ngắm bình minh...

Tiền Hải – Thật xứng với tên mình

Cách đây 195 năm, từ thành quả của công cuộc đại khẩn hoang có quy mô lớn nhất trong lịch sử dân tộc do Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ chỉ huy ở vùng đất bãi Tiền Châu, một huyện mới mang tên Tiền Hải đã được thành lập. Theo từ điển Hán Việt thì Tiền Hải nghĩa là biển tiền. Bãi biển Đồng Châu, xã Đông Minh (Tiền Hải). Ảnh khai thác internet Gần hai thế kỷ qua, có cứng...

Nghệ thuật chèo – niềm tự hào của người dân quê lúa

“Đường về quê lúa hôm nay/Nghe lòng xao xuyến đắm say bồi hồi/Thái Bình đã tự bao đời/Quê hương em đó là nôi hát chèo...” - lời ca trong bài hát “Thái Bình quê lúa là nơi hát chèo” của soạn giả Văn Nhân thường được vang lên trong những buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, thể hiện niềm tự hào sâu sắc của mỗi người con quê lúa đối với vốn cổ của cha ông. Người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất