Powered by Techcity

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Chú thích ảnh
Lãnh đạo Đại học Chile đón Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học và mở rộng phong phú, tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề quốc gia và khu vực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Chile. Đây là một cơ sở giáo dục – đào tạo có bề dày lịch sử và uy tín tại Chile và Mỹ Latinh, với các chương trình đào tạo đa ngành chất lượng cao. Đại học Chile là nơi đã đào tạo nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn, nhiều nhân vật mang tầm ảnh hưởng quốc tế, trong đó có hai người đoạt giải Nobel Văn học. Đặc biệt, rất nhiều tổng thống của Cộng hòa Chile, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Gabriel Boric, từng theo học tại ngôi trường này.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Lương Cường đã đề cập tới một số vấn đề về nền tảng quan hệ Việt Nam – Chile, con đường phát triển và đường lối đối ngoại Việt Nam, cũng như tầm nhìn và định hướng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác toàn diện Việt Nam – Chile trong thời đại mới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Những nét tương đồng đặc biệt

Chủ tịch nước Lương Cường cho biết mặc dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Chile luôn có sợi dây gắn kết đặc biệt và cảm giác gần gũi mỗi khi nhắc tới nhau. Điều này xuất phát từ nhiều điểm tương đồng hiếm có của hai nước từ lịch sử, văn hóa, địa lý, đến mô hình phát triển kinh tế và tầm nhìn về thế giới hiện nay.

Chia sẻ về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của hai nước, Chủ tịch nước cho rằng Việt Nam và Chile đều là các nước đang phát triển, là thành viên của Phong trào Không liên kết, có lịch sử lâu dài và oanh liệt về đấu tranh giành độc lập dân tộc; đồng thời có quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh nhân dân Việt Nam không bao giờ quên tình đoàn kết mà nhân dân Chile đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đầy gian khó của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó ấn tượng nhất là các cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của các thanh niên, sinh viên Chile. Bài hát “Quyền được sống trong hòa bình” của nhạc sĩ Victor Jara, một cựu sinh viên của Đại học Chile, viết về Bác Hồ – Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho khát vọng chung về hòa bình và độc lập dân tộc mà hai nước cùng chia sẻ.

Chú thích ảnh

Trong khi đó, theo Chủ tịch nước, về kinh tế, cả Chile và Việt Nam đều là hai nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu, coi trọng tiến trình hội nhập quốc tế để thúc đẩy phát triển đất nước. Điều này được chứng tỏ qua việc Việt Nam và Chile đều là thành viên của các tổ chức quốc tế và các hiệp định thương mại tự do đa phương lớn, liên khu vực như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)…

Chủ tịch nước khẳng định với tầm nhìn rộng mở và bao trùm, ủng hộ tự do hóa thương mại, cả hai nước cùng chia sẻ nhận thức chung về xây dựng, củng cố một trật tự thế giới đa cực, công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó các nước phương Nam đóng vai trò và có tiếng nói ngày càng quan trọng. Cả Việt Nam và Chile đều đã cam kết và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để đạt mức trung hòa phát thải vào năm 2050. Hai nước đều thấy được tầm quan trọng của phát triển xanh, bền vững, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, cũng như sự cần thiết của việc quản lý thỏa đáng các khoáng sản chiến lược.

Đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội của Chile, quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh và là một trong số ít các nước đang phát triển đã vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, Chủ tịch nước cho rằng Chile chính là một điển hình của việc tận dụng tối ưu quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước khẳng định Chile đang ngày càng khẳng định và phát huy vị thế, vai trò ở khu vực và trên thế giới, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục tham khảo những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế của Chile, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045.

Con đường phát triển và đường lối đối ngoại của Việt Nam

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đề cập tới con đường phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước cho biết sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử của kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Từ một nước nghèo, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cấm vận khắc nghiệt, Việt Nam đã vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng. Sau gần 4 thập kỷ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng 95 lần, đứng thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và quy mô thương mại.

Về đối ngoại, từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, mạng lưới 32 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ 5 nước là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nền kinh tế của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Ngày nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 nước, vùng lãnh thổ, kim ngạch thương mại năm 2023 đạt 683 tỷ USD và có thể đạt con số kỷ lục gần 800 tỷ USD trong năm nay. Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 450 tỷ USD, với hơn 41.000 dự án đến từ hơn 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam cũng là một điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam coi chống biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn coi trọng và triển khai hệ thống chính sách cụ thể để bảo đảm mọi người dân được hưởng thành quả phát triển, đổi mới. Dù thu nhập đầu người còn ở mức trung bình thấp nhưng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam luôn ở nhóm mức cao trong nhiều năm qua.

Chủ tịch nước nhấn mạnh thế giới đang trong thời kỳ thay đổi mang tính thời đại, nhưng với Việt Nam có một điều không thay đổi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, lấy đó làm tư tưởng, kim chỉ nam để bảo vệ và phát triển đất nước. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Việt Nam chia sẻ quan điểm của các nước về tầm quan trọng của việc đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định tại các khu vực, đồng thời mong muốn thể hiện trách nhiệm và tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình, yêu hòa bình và cho rằng hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển. Vì vậy, kế thừa truyền thống hòa bình, hòa hiếu, Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng 4 không: (1) Không tham gia liên minh quân sự; (2) Không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; (4) Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng luôn ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, phản đối các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt và phức tạp, vai trò của các nước phương Nam cũng như hợp tác Nam – Nam sẽ ngày càng được coi trọng. Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao nhất vào những nỗ lực chung, đảm nhiệm thành công trọng trách tại nhiều cơ chế đa phương quan trọng, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và cứu hộ, cứu nạn quốc tế.

Tầm nhìn và định hướng quan hệ Việt Nam – Chile

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường tặng Đại học Chile bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Điểm lại lịch sử mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Chile trong hơn 50 năm qua, Chủ tịch nước cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. Hai bên cũng tái khẳng định các giá trị chung cùng chia sẻ như coi trọng hòa bình, tinh thần độc lập tự chủ, đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và sức mạnh của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế.

Trên nền tảng vững chắc của hơn 50 năm quan hệ hai nước, sự tương đồng về lịch sử và tầm nhìn chung về thế giới, tính bổ sung cao về kinh tế, Chủ tịch nước đề xuất một số định hướng cho quan hệ Việt Nam – Chile trong giai đoạn tới, trong đó hai nước cần tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất thông qua trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh, trong đó có trao đổi, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng lớn tại Chile.

Chủ tịch nước đề nghị tăng cường thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Chile, xác định hợp tác kinh tế là ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hai nước. Trong đó, tiếp tục tận dụng, triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và cơ chế Hội đồng Thương mại Tự do Việt Nam – Chile, cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tạo xung lực mới đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Chile đạt những cột mốc mới.

Cùng với đó, Chủ tịch nước cho rằng cần thúc đẩy hơn nữa các cơ hội đầu tư song phương cũng như xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác mang tính đột phá chiến lược, giúp gắn kết hai nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào thịnh vượng chung của toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng khuôn khổ hợp tác phù hợp trong các tổ chức và diễn đàn, cơ chế quốc tế mà hai bên cùng là thành viên.

Chủ tịch nước cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và phát triển hợp tác du lịch, qua đó tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Trong quá trình đó, Đại học Chile có thể có những đóng góp quan trọng và Việt Nam khuyến khích sự hợp tác giữa các trường đại học của hai nước. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy hiểu biết, chia sẻ tri thức, hợp tác đổi mới sáng tạo.

Mặt khác, theo Chủ tịch nước, trước một thế giới với nhiều biến động và thách thức, đòi hỏi các nước vừa và nhỏ như Việt Nam và Chile phải vươn lên đóng góp tích cực hơn trong nền quản trị toàn cầu, cùng đề cao cách tiếp cận đa phương và luật pháp quốc tế. Nhiều vấn đề quốc tế mới như phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, quản trị trí tuệ nhân tạo cần sớm có khuôn khổ quốc tế đầy đủ hơn.

Việt Nam và Chile cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên các vùng biển và đại dương trong đó có Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng với truyền thống quan hệ tốt đẹp, thiện chí và tiềm năng hợp tác toàn diện giữa hai bên, quan hệ Việt Nam – Chile sẽ tiếp tục vươn lên những tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển tại hai khu vực và thế giới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường với các đại biểu chụp ảnh chung tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

* Đây là hoạt động cuối cùng trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Chiều 12/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 – 16/11. 

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru, dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay Jorge Chávez ở Thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 – Ảnh: TTXVN Chiều 16-11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với chủ...

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ...

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC

Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời – Ảnh: TTXVN Sáng 15-11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao và là cơ hội để các nhà Lãnh đạo APEC trao đổi, chia...

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao VN tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Lima. Ngay sau lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra Tạo xung lực đưa quan...

Cùng tác giả

Tuyệt đối không gieo cấy trong những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C

Tuyệt đối không gieo cấy trong những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C ...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự án khu công nghiệp Hải Long

Sáng ngày 7/2, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bảo Minh - nhà đầu tư hạ tầng KCN Hải Long về kết quả thực hiện dự án năm 2024, kế hoạch triển khai xây dựng, thu hút đầu tư KCN năm 2025. Dự buổi làm việc...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự án và trồng cây tại Khu Công nghiệp Hải Long

Sáng ngày 7/2, các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh - nhà đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp (KCN) Hải Long về kết quả thực hiện dự án năm 2024, kế hoạch triển khai xây dựng, thu hút đầu tư KCN năm 2025. Dự buổi làm...

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo huyện Đông Hưng: Thăm, động viên doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 ...

Quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06

Chiều ngày 6/2, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về CĐS và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. ...

Cùng chuyên mục

Quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06

Chiều ngày 6/2, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban quốc gia về CĐS và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. ...

Công bố các quyết định về thành lập 2 đảng bộ trực thuộc, hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Chiều ngày 6/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về thành lập, hợp nhất một số tổ chức, cơ quan của Đảng bộ tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị. Các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh...

Họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025

Sáng ngày 6/2, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo triển khai cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ V, năm 2025.Đồng chí Nguyễn Tiến Thành,...

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 4/2, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh.Đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại...

Ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng...

Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời...

Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Sáng ngày 3/2, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự lễ kỷ niệm. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy;...

Bản lĩnh, trí tuệ, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường vẻ vang Đảng đã đi qua, tự hào về những thành tựu to lớn Đảng đã mang lại cho dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng...

Rạng rỡ Việt Nam – Báo Thái Bình điện tử

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: Rạng rỡ Việt Nam. Trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.Chiều 19-1-2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn kiều bào tiêu biểu về đón Tết cổ truyền dân tộc và tham dự chương trình "Xuân quê hương" năm 2025. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. ...

Tổng duyệt lần cuối chương trình lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng duyệt lần cuối chương trình lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ...

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất