Powered by Techcity

Các địa phương, đơn vị chủ động phòng chống, khắc phục ảnh hưởng bão số 2


Ngày 23/7, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang chủ động, tích cực phòng, chống, khắc phục ảnh hưởng bão số 2

Lãnh đạo huyện Hưng Hà kiểm tra công tác tiêu úng cho lúa mùa và rau màu tại các địa phương.

* Hưng Hà: Chủ động tiêu úng cho lúa mùa và rau màu

Hiện nay, huyện Hưng Hà có trên 10.300ha lúa mùa mới gieo cấy, 1.920ha cây màu hè, trong đó đã thu hoạch được 1.720ha gồm 620ha dưa, 350ha ngô, 750ha rau màu các loại. Tính đến sáng ngày 23/7, huyện Hưng Hà có trên 650ha lúa mùa và một số diện tích rau màu bị ảnh hưởng ngập úng do mưa lớn. 

Cán bộ Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Hưng Hà vớt bèo bồng tránh gây ách tắc trong quá trình tiêu thoát nước. Ảnh: Thanh Thủy

Để chủ động tiêu thoát nước cho lúa mùa và rau màu, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Hưng Hà đã chỉ đạo 3 trạm bơm tiêu úng gồm: Hà Thanh, Tịnh Xuyên, Minh Tân và các trạm bơm tiêu của các địa phương khẩn trương bơm tiêu thoát nước; Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Hưng Hà, HTX DVNN các xã, thị trấn giải phóng dòng chảy, triệt để tiêu nước trong hệ thống nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão. Các HTX DVNN các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra diện tích lúa, rau màu bị ngập; có biện pháp tiêu nước vùng trũng, giữ nước vùng cao. 

Các địa phương huyện Hưng Hà tổ chức khơi thông dòng chảy trên các sông trục chính. Ảnh: Thanh Thủy

Nông dân xã Thái Hưng tổ chức tiêu thoát nước cho lúa mùa bị ngập úng. Ảnh: Thanh Thủy

UBND huyện Hưng Hà yêu cầu các xã, thị trấn tập trung huy động lực lượng giải phóng dòng chảy trên các tuyến sông trục chính, đặc biệt là khu vực nội đồng, khơi thông mương máng, đào rãnh thoát nước chống úng cục bộ cho các vùng thấp trũng. 

Theo dự báo, trong những ngày tới, trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục có mưa to kéo dài, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống úng bảo vệ cho lúa mùa, rau màu.

* Đông Hưng: Phòng, chống úng cho lúa và rau màu

Sáng ngày 23/7, các đồng chí lãnh đạo huyện Đông Hưng đã đi kiểm tra công tác phòng, chống úng cho lúa và rau màu, công tác canh coi điếm nước, các trọng điểm đê kè xung yếu trên địa bàn.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Đông Hưng kiểm tra tại cánh đồng xã Hồng Bạch. Ảnh: Thu Hiền

Đến nay, Đông Hưng đã gieo cấy trên 11.000ha lúa mùa, đạt 100% kế hoạch; diện tích cây màu hè đã thu hoạch 1.250/1.400ha; diện tích cây màu hè thu đã trồng 800/1.000ha. Lúa đang sinh trưởng phát triển tốt nhưng do ảnh hưởng của mưa vừa, mưa to, toàn huyện có khoảng 10ha lúa bị ngập úng cục bộ. 

Để chống úng cho lúa, theo chỉ đạo của huyện từ 16 giờ ngày 17/7 đến 13 giờ ngày 20/7/2024, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện đã chủ động vận hành 2 trạm bơm tiêu úng vùng Hậu Thượng và Cống Lấp. Do đó, vùng úng Hậu Thượng và Cống Lấp hiện không còn diện tích lúa bị úng ngập.

Cán bộ HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phú Lương khơi thông dòng chảy tiêu nước chống úng cho lúa mùa.  Ảnh: Thu Hiền

Tập trung khắc phục ảnh hưởng của bão số 2, huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương tổ chức khơi thông dòng chảy; chủ động kiểm tra, vận hành chạy thử các trạm bơm chống úng sẵn sàng bơm úng nếu tình huống xấu xảy ra. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến, hư hỏng của đê, kè, cống, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu đê điều, củng cố, tu bổ ngay để bảo đảm an toàn mùa mưa lũ. Giải phóng các bãi vật liệu, hàng hóa ở bãi sông gây cản trở thoát lũ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lớn, báo động mực nước trên các sông để có phương án tiêu nước kịp thời bảo vệ lúa, hoa màu. Với diện tích lúa bị úng trước đó, tuyên truyền, vận động nông dân tỉa dặm và đẩy mạnh chăm sóc để lúa phát triển.

* Quỳnh Phụ: Kiểm tra, chỉ đạo tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp; bảo đảm an toàn lồng bè nuôi cá

Huyện Quỳnh Phụ hiện có gần 11.000ha lúa mùa mới gieo cấy, trên 1.500ha cây rau màu. Do ảnh hưởng của bão số 2, trong 2 ngày 22 – 23/7 trên địa bàn huyện có mưa nhiều, lượng mưa trung bình khoảng 70mm. Mưa kéo dài đã ảnh hưởng tới gần 100ha lúa mùa mới gieo cấy ở vùng trũng và ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rau màu.

Lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống úng cho lúa tại xã Quỳnh Minh.  Ảnh: Nguyễn Cường

Lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ kiểm tra, chỉ đạo xử lý sạt lở tại xã An Quý.  Ảnh: Nguyễn Cường

Để chủ động phòng, chống úng cho lúa và rau màu, ngày 23/7, lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ đã đi kiểm tra công tác tiêu úng lúa tại các xã: Quỳnh Minh, An Quý và Đồng Tiến; kiểm tra công tác vận hành tiêu úng tại trạm bơm Cao Nội, xã An Cầu và một số vị trí xung yếu tại đê, kè, cống trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra, lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ yêu cầu Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện và các địa phương chủ động vận hành các trạm bơm tiêu úng, huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm để chống úng cho diện tích lúa mới cấy. Tổ chức khơi thông dòng chảy tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước nhanh. Sau khi tiêu thoát nước, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khuyến cáo bà con nông dân có biện pháp chăm sóc rau màu, bảo đảm cây sinh trưởng và phát triển tốt. Với các tuyến đê, kè, cống, nhất là những vị trí xung yếu, cán bộ Hạt Quản lý đề điều huyện cùng địa phương thường xuyên kiểm tra có phương án ứng cứu kịp thời.

Trạm bơm Cao Nội, xã An Cầu mở cống để tiêu thoát nước cho lúa và rau màu. Ảnh: Nguyễn Cường

* Trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có 200 lồng nuôi cá trên sông, tập trung ở 3 xã: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hoàng. Để ứng phó với bão số 2 gây mưa lớn, nước các sông Luộc, sông Hóa lên cao, chảy xiết, huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương có diện tích nuôi cá lồng kiểm tra, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi cá trên sông khi thời tiết diễn biến xấu.

Các hộ dân huyện Quỳnh Phụ nuôi cá lồng trên sông tăng cường các biện pháp để ứng phó bão số 2. Ảnh: Mạnh Thắng

Trong đó, di chuyển lồng bè về vị trí gần bờ, tránh bị trôi khi nước chảy xiết. Thường xuyên kiểm tra, tu sửa lồng bè, vệ sinh, tẩy dọn lồng để bảo đảm nước lưu thông và môi trường trong sạch; gia cố hệ thống dây neo, phao lồng, điểm nối để gia cố lại cho chắc chắn, đặc biệt là lưới xung quanh lồng, đáy lồng, lưới chắn mặt lồng để có biện pháp xử lý kịp thời. Chú trọng theo dõi mực nước, thời tiết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi cá lồng trên sông.

* Nông dân Vũ Thư: Thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa mùa

Nông dân huyện Vũ Thư đã hoàn thành gieo cấy trên 7.500ha lúa mùa. Đến nay, lúa trong giai đoạn bén rễ, hồi xanh. Do thời tiết mưa nhiều và diễn biến thất thường, một số diện tích lúa mùa bị ngập úng, nghẹt rễ.

Nông dân Vũ Thư tỉa dặm lúa mùa mới gieo cấy. Ảnh: Quỳnh Lưu

Các đơn vị, địa phương chỉ đạo nông dân tiến hành tiêu thoát nước mặt ruộng và khẩn trương bón thúc, kết thúc chăm bón đợt 1 cho cây lúa trước ngày 26/7. Hướng dẫn bà con sử dụng vôi bột kết hợp với 1 loại phân bón qua lá để bón, xử lý diện tích lúa bị nghẹt rễ do ngập úng. Đối với diện tích lúa bị hư hỏng nặng, khuyến cáo nông dân tiêu hủy, khẩn trương làm đất, gieo cấy lại ngay trong tháng 7, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày như Đài thơm 8, TBR 279, TBR 97. Qua kiểm tra đồng ruộng, phát hiện có sâu keo mùa thu và một số loại sâu ăn lá gây hại chủ yếu trên lúa gieo vãi; khi mật độ sâu từ 10 con/m2 trở lên, nông dân cần tiến hành phun trừ ngay bằng các loại thuốc nội hấp lưu dẫn kết hợp với thuốc sinh học. 

Ngoài ra, khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp thủ công để diệt trừ, loại bỏ ốc bươu vàng, chuột, cỏ dại, lúa cỏ, bảo vệ an toàn cây lúa, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

* Thái Thụy: 70 ha lúa mùa bị ngập úng

Hiện nông dân Thái Thụy đã gieo cấy được hơn 12.000ha lúa mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn huyện xảy ra mưa, mưa vừa đã làm ảnh hưởng một phần diện tích lúa gieo sạ. Thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, địa phương có khoảng 70ha lúa mùa vùng gieo sạ ở các xã: Tân Học, Thái Thịnh, Mỹ Lộc… bị ngập úng cục bộ. 

Trạm bơm Khái Lai (Dương Hồng Thủy) thực hiện bơm tiêu úng. Ảnh: Nguyễn Thắm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Thái Thụy chỉ đạo các địa phương, đơn vị tích cực, chủ động tiêu thoát nước, sẵn sàng phương án chống úng để bảo vệ lúa, hoa màu vùng trũng, thấp, các ao đầm nuôi trồng thủy sản, chống tràn tại các điểm đê thấp; đóng các cống tưới, mở các cống tiêu, triệt để tiêu nước trong hệ thống, tiêu kiệt nước mặt ruộng để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra; kiểm tra hoạt động các trạm bơm để sẵn sàng bơm tiêu nước do mưa lớn gây ngập úng; kiểm tra các điểm ách tắc do thi công tuyến đường bộ ven biển, dự án kênh N2, các tuyến đường huyện…, chỉ đạo thực hiện khơi thông ách tắc; tổ chức thường trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó khi tình huống xấu xảy ra. 

70ha lúa mùa vùng gieo sạ ở các xã: Tân Học, Thái Thịnh, Mỹ Lộc… bị ngập úng cục bộ. Ảnh: Nguyễn Thắm

* Vận hành 16 trạm bơm tiêu 

Do ảnh hưởng của bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, từ đêm ngày 22 đến 16 giờ ngày 23/7 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn diện rộng, lượng mưa trên 60mm, có nơi trên 100mm. Mưa lớn gây ngập úng cục bộ một số diện tích lúa mới gieo cấy tại các vùng trũng, thấp.

Trạm bơm Lịch Bài (Kiến Xương) vận hành tối đa công suất. Ảnh: Ngân Huyền

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 15 giờ ngày 23/7, 2 công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc, Nam Thái Bình đang vận hành 16 trạm bơm (Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình vận hành 6 trạm bơm; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình vận hành 10 trạm bơm) gồm: Tịnh Xuyên, Minh Tân, Hà Thanh (Hưng Hà); Quỳnh Hoa, Đại Nẫm, Cao Nội (Quỳnh Phụ); An Quốc, Lịch Bài, Trà Giang, Vũ Quý (Kiến Xương); Sa Lung, Hiệp Trung (thành phố Thái Bình); Tân Phúc Bình, Phù Sa, Nguyên Tiến Đoài, Nguyệt Lãng (Vũ Thư). Hai công ty cũng phân công cán bộ, công nhân trực tại các cống, mở tiêu tối đa để khẩn trương tiêu thoát nước. Đồng thời, các HTX DVNN sử dụng máy bơm điện, máy bơm dầu dã chiến tiêu úng cục bộ cho lúa mùa. 

Công nhân trực vận hành các trạm bơm tiêu thường xuyên thu vớt vật cản tạo thuận lợi cho quá trình tiêu nước. Ảnh: Ngân Huyền

Ngành nông nghiệp đang tổng hợp diện tích lúa, rau màu bị ảnh hưởng do mưa lớn. Những địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại chỉ đạo nông dân chủ động gieo mạ nền cứng, mạ khay, tìm mua mạ dự phòng từ nơi khác để chuẩn bị các điều kiện gieo cấy lại các diện tích thiệt hại trên 70% số cây. Cùng với đó, dặm bổ sung tại chỗ cho các diện tích bị ảnh hưởng.

* Tổ chức phát quang hành lang lưới điện 110kV

Đề phòng tai nạn điện thời điểm mưa do ảnh hưởng của bão số 2, trong 2 ngày 22 – 23/7, Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Công ty Điện lực Thái Bình đã triển khai 3 tổ với 15 công nhân thực hiện phát quang hành lang lưới điện.

Công nhân Công ty Điện lực Thái Bình sử dụng thiết bị nâng chặt cây bảo đảm an toàn hành lang lưới điện. Ảnh: Mạnh Thắng

Các tổ công nhân huy động nhân lực, vật tư thiết bị, dụng cụ an toàn, dụng cụ lao động như dao chặt cây, cưa máy, câu liêm, sào cách điện, tổ chức thực hiện chặt, tỉa cành cây tại các điểm, vị trí đã được thống kê. Kết quả, Đội đã phát quang được 4km hành lang tuyến lưới điện, bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.

Các tổ công nhân Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế triển khai phát quang hành lang lưới điện. Ảnh: Mạnh Thắng

Ngoài ra, Đội tăng cường kiểm tra tuyến đường dây nhằm phát hiện những điểm bất thường tại các vị trí tiếp xúc, mối nối, các hiện tượng phóng điện làm ảnh hưởng đến an toàn tuyến đường dây. Kiểm tra hệ thống thoát nước tại các trạm biến áp 110kV, chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị dự phòng, thành lập đội xung kích và sẵn sàng khắc phục những sự cố do mưa bão gây ra.

Nhóm phóng viên





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/204356/cac-dia-phuong-don-vi-chu-dong-phong-chong-khac-phuc-anh-huong-bao-so-2

Cùng chủ đề

Tham vấn ý kiến Đồ án Khu công nghiệp Dược

Tham vấn ý kiến Đồ án Khu công nghiệp Dược – Sinh học Quỳnh Phụ, Thái BìnhKhu công nghiệp Dược – Sinh học được triển khai trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đang được UBND tỉnh Thái Bình xây dựng đồ án quy hoạch với diện tích khoảng 292 ha. Phối cảnh Dự án khu công nghiệp Dược – Sinh học Thái Bình. Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn...

Chủ động phòng, chống úng do ảnh hưởng của bão số 2

Dự báo do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 22 đến ngày 24/7 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến từ 100 - 200m. Mưa lớn có thể gây ngập úng một số diện tích lúa mới cấy và gieo thẳng tại một số địa phương gieo cấy cuối lịch thời vụ.Ông Nguyễn Văn Tuy, xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) gia cố lại lồng nuôi cá trước diễn biến...

Điểm đến của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Trải nghiệm ở Sunny Farm

Điểm đến của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Trải nghiệm ở Sunny Farm ...

Quỳnh Phụ: Thi đua tạo động lực phát triển kinh tế

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, kinh tế huyện Quỳnh Phụ có bước phát triển vượt bậc, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, đưa Quỳnh Phụ trở thành “cực tăng trưởng mới” của tỉnh. Yếu tố quan trọng mang lại thành công là huyện đã chủ động phát động, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.Công nhân Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor, cụm công nghiệp Đông Hải (Quỳnh Phụ)...

Quỳnh Phụ: Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Năm 2020, Quỳnh Phụ triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Sau hơn 4 năm, toàn huyện có 22 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Quyết tâm đưa sản phẩm vươn xa, huyện chỉ đạo các địa phương nỗ lực giữ vững thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.Bánh đa Quỳnh Côi, xã Đông Hải là 1 trong 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của...

Cùng tác giả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối truyền thống...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Chỉ số Dollar Index ở ngưỡng 101,19 điểm

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ – Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang –...

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà ...

Bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội, gió mạnh cấp 10

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 20h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Như vậy, với tọa độ trên bão Yagi đang “càn quét” Hà Nội. Đến 7h ngày 8/9, bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc...

Cùng chuyên mục

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà

Thống kê bước đầu thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Hưng Hà ...

Thái Bình: Sự cố lưới điện 110kV, ảnh hưởng tới 570.000 khách hàng

Thái Bình: Sự cố lưới điện 110kV, ảnh hưởng tới 570.000 khách hàng ...

Bão số 3 làm tốc mái nhà xưởng, kho của một số doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải

Bão số 3 làm tốc mái nhà xưởng, kho của một số doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải ...

Chủ động ứng phó với mưa úng

Chủ động ứng phó với mưa úng ...

Bảo đảm an toàn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình trước bão số 3

Bảo đảm an toàn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình trước bão số 3 ...

Đồng bộ giải pháp, linh hoạt trong phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Trước tình hình sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục vũ hóa trên đồng ruộng, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá lúa có nguy cơ gây hại, ngành nông nghiệp phân công cán bộ tăng cường về cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa.Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra mật độ sâu bệnh hại...

Tạo xung lực mới để …

Những năm gần đây, Thái Bình trở thành điểm sáng, là địa chỉ tin cậy đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, từ khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được chú trọng, từ đó...

Kết nối giao thương Thái Bình – Bangladesh: Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp

Nhằm mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thái Bình với hơn 40 doanh nghiệp Bangladesh. Đây là cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư dựa vào những thế mạnh và dư địa phát triển của nhau. Lãnh đạo và doanh nghiệp của...

Quản lý hiệu quả đất đai: Động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.Thi công tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn huyện Thái Thụy. Hiệu quả sử dụng đất được nâng caoÔng Nguyễn...

Sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững

Trước tác động của biến đổi khí hậu, biến chuyển của xu thế tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu, ngành nông nghiệp đã đổi mới tư duy, phương thức tổ chức sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững nhằm bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho nông dân.Diện tích sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được mở rộng, qua đó giảm phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất