Powered by Techcity

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian: Trong xã hội đương đại


Trong quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, tỉnh Thái Bình – nơi hội tụ và lan tỏa các sắc thái văn hóa, văn minh của vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ sớm quan tâm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến. Đặc biệt, phải kể đến sự tham gia tích cực của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình. Suốt 55 năm qua, Chi hội quy tụ những nhà nghiên cứu tâm huyết với văn hóa dân gian góp phần khẳng định giá trị đặc sắc riêng có của mảnh đất và con người Thái Bình.

Hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình trao đổi thông tin nghiệp vụ.

Trăn trở với văn hóa dân gian

Năm 1967, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được thành lập. Đến năm 1970, Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình là một trong những chi hội sớm được ra đời trên cả nước. 

Là hội viên cao tuổi nhất trong Chi hội hiện nay, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh vẫn ngày ngày miệt mài với nghiệp viết. Ông là 1 trong 2 hội viên Chi hội đã có khoảng 10 cuốn sách được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản. Ngoài ra còn có nhiều tập sách về Thái Bình mà ông trực tiếp chủ biên, chắp bút. Trăn trở với những nghiên cứu về lễ hội, làng nghề, hương ước, quy ước… mọi mặt trong đời sống xã hội khắp các làng quê, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh cho biết ông còn những tập bản thảo đã hoàn thiện nhưng chưa có cơ hội được gửi đến công chúng. Niềm tự hào của ông là các thành viên trong Chi hội hiện nay đều được đào tạo bài bản hơn thế hệ của mình, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của những nghiên cứu sau này.

Từ niềm đam mê và nỗ lực, Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình với số ít hội viên nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao ở trong và ngoài tỉnh. Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian địa phương trong Chi hội diễn ra thường xuyên, liên tục. Những năm gần đây, hội viên Chi hội tích cực tham mưu và có nghiên cứu chuyên sâu góp phần vào thành công các cuộc hội thảo như: hội thảo khoa học quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo, hội thảo khoa học quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”; ngoài ra, đã phối hợp hoàn thiện nhiều công trình nghiên cứu như bộ sách “Từ điển Thái Bình” (2 tập, mỗi tập trên 1.000 trang); cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tỉnh Thái Bình” giới thiệu 13 di sản đã được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh; tài liệu giáo dục địa phương Thái Bình…

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nhận định: Sức lao động, giá trị chất xám trong nghiên cứu, sưu tầm dịch thuật của các hội viên Chi hội đối với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian tỉnh Thái Bình là rất lớn. Trong đó nổi bật là công tác nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, công bố các công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa, văn hiến, truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương. Đã có rất nhiều lễ hội lớn, mang bản sắc văn hóa của tỉnh có công sức viết kịch bản chương trình nghệ thuật khai hội cũng như tham gia đóng góp ý kiến vào công tác quản lý, tổ chức lễ hội của các nhà nghiên cứu trong Chi hội.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá: Chi hội tại Thái Bình là một trong những chi hội có hoạt động sưu tầm, nghiên cứu rất sâu về văn hóa dân gian không chỉ của Thái Bình mà còn cả khu vực xung quanh. Từ những năm 80 của thế kỷ trước cho đến nay, chúng tôi vẫn luôn đánh giá rất cao các nhà nghiên cứu với công trình bài bản, công phu.

Tạo nguồn cho thế hệ kế cận

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, khó khăn lớn hiện nay của Chi hội tại Thái Bình cũng giống với các chi hội trên toàn quốc là số lượng hội viên không nhiều vì tiêu chí được kết nạp vào hội tương đối khắt khe như phải là người hoạt động trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian; phải có ít nhất từ 2 – 3 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trung ương hoặc công trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian… Trong nhiệm kỳ tới, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đang nghiên cứu việc mở rộng kết nạp hội viên là các nghệ nhân dân gian đã được vinh danh, những người trực tiếp thực hành, gìn giữ và có vai trò quan trọng đối với việc phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.

Riêng với Chi hội tại Thái Bình, với số lượng hội viên không nhiều, để tiếp tục phát triển nguồn hội viên trong thời gian tới, hiện nay, Chi hội khuyến khích sự tham gia tích cực của các cộng tác viên trong nghiên cứu, dịch thuật… Từ đó, thiết thực tạo nguồn lực về con người góp phần phát huy sức mạnh văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại. 

Về mục tiêu hoạt động trong thời gian tới của Chi hội, Tiến sĩ Trần Hồng Hoa, Chi hội trưởng Chi hội thông tin thêm: Chi hội sẽ tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giá trị, vai trò của văn hóa, văn nghệ dân gian trong phát triển văn hóa, góp phần hoàn thành thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp về lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hơn nữa các hoạt động của Chi hội trong thực hành văn hóa, văn nghệ dân gian ở các địa phương.

Dưới nhiều hình thức khác nhau, hoạt động của Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình đã không chỉ góp phần vào việc nhận diện, khơi dậy tiềm năng, tiềm lực về sáng tạo văn hóa của vùng đất, con người nơi đây, xây dựng đời sống văn hóa mỗi địa phương mà còn có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cả nước.

Trưng bày sách văn hóa dân gian Thái Bình do hội viên Chi hội biên soạn.

Tú Anh





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/218601/bao-ton-van-hoa-van-nghe-dan-gian-trong-xa-hoi-duong-dai

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tận dụng cơ hội, tăng tốc xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2025, bức tranh kinh tế của tỉnh xuất hiện nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực không ngừng để đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu, tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.Công nhân Công ty TNHH Greenworks Việt Nam tại khu công nghiệp...

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai

Thái Thụy: Quán triệt công tác quản lý, sử dụng đất đai ...

Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Sáng ngày 21/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình. ...

Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Sáng ngày 21/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất

Sáng ngày 20/2, Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất để xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh chủ trì hội nghị. ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền Trần: Văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống

Năm thứ ba liên tiếp tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) đã đón tiếp rất đông du khách về dâng hương, tế lễ và dự hội. Nỗ lực của ban tổ chức, ban quản lý nhà đền và nhân dân địa phương đã tạo nên mùa lễ hội thành công, để...

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc

Đầu xuân, thăm đền Vua Rộc ...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thái Bình ...

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội

Rất đông du khách về đền Trần (Thái Bình) trong ngày đầu tiên lễ hội ...

Hội thi cỗ cá: Nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần

Những mâm cỗ cá với trọng lượng hàng chục cân là nét độc đáo riêng có tại lễ hội đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà). Năm nào cũng vậy, về với di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, trong niềm vui hân hoan đầu xuân mới, du khách thập phương, nhân dân địa phương hào hứng hòa mình vào hội thi dân gian với sự ngưỡng mộ tài...

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

Tối ngày 10/2 (ngày 13 tháng Giêng), tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025. Đến dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các bộ,...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Quảng bá vẻ đẹp quê hương

Năm 2024 là năm gặt hái nhiều thành công trong sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh. Không ít tác phẩm chất lượng của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thái Bình đã đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi, triển lãm, qua đó góp phần thiết thực quảng bá vẻ đẹp mảnh đất, con người Thái Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế.Chuyến thực tế...

Lễ hội đền Trần: Điểm hẹn đầu xuân

Kỷ niệm 800 năm sáng lập vương triều Trần (1225 - 2025), năm nay, lễ hội đền Trần tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) tiếp tục được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Trong chuỗi hoạt động phần hội, lần đầu tiên sẽ có hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài...

Hướng đến mùa lễ hội văn minh

Hướng đến mùa lễ hội văn minh ...

Lễ hội đền Trần: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mảnh đất Long Hưng xưa - Hưng Hà ngày nay là nơi phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần, nơi sinh ra các bậc minh quân, tướng lĩnh tài ba, đồng thời là khởi nguồn hào khí Đông A, hun đúc nên ý chí kiên cường. Từ giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa độc đáo riêng có, năm 2014, lễ hội đền Trần tại Thái Bình được đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất