Powered by Techcity

Hưng Hà: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn


Hưng Hà có vị trí thuận lợi, là cực tăng trưởng phía Tây Bắc của tỉnh, với nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái. Tranh thủ thuận lợi, tận dụng thời cơ, Hưng Hà đang thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nhằm khẳng định vị thế, sức vươn lên mạnh mẽ của vùng quê địa linh nhân kiệt.

Một cung đường – nhiều điểm đến 

Những ngày đầu xuân, chúng tôi trở về vùng đất địa linh nhân kiệt, được chìm đắm trong kiến trúc cổ kính, uy nghi, lộng lẫy của đền Trần (xã Tiến Đức). Đây là nơi yên nghỉ của Thái tổ Trần Thừa và 3 vị vua đầu triều Trần. Ngày 27/1/2014, lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nhiều nghi lễ, phong tục độc đáo đậm nét văn hóa thời Trần như: lễ rước nước, lễ giao chạ, thi cỗ cá, các trò chơi dân gian… Nghệ nhân ưu tú Vũ Xuân Thắng, thành viên Ban Quản lý di tích đền Trần cho biết: Mỗi kỳ lễ hội truyền thống, khu di tích đón tiếp hàng vạn du khách về dâng hương, tế lễ và tìm hiểu lịch sử dân tộc. Mong muốn thông qua lễ hội du khách gần xa sẽ hiểu hơn về những dấu mốc lịch sử của dân tộc và mỗi người dân địa phương thêm tự hào về quê hương mình là nơi phát tích của một vương triều hùng mạnh.

Là một trong những du khách du xuân tại đền Trần, bà Hà Thị Tuyết, thành phố Hà Nội cho biết: Đền Trần là một trong những địa điểm du xuân nổi tiếng ở Thái Bình nói riêng, miền Bắc nói chung. Đây không chỉ là nơi để chúng tôi tỏ lòng tri ân công lao các vị vua triều Trần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là cơ hội để mỗi người dân thêm hiểu, thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi khi đến đây, tôi thấy dâng lên một cảm xúc thiêng liêng để khi ra về cảm thấy trong lòng thanh thản với niềm tin một năm mới may mắn, thành công.

Từ đền Trần, du khách có thể đến tham quan, vãn cảnh tại đền Tiên La (xã Đoan Hùng), nơi thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục. Bà là nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng, có công đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Đền Tiên La được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Ông Đặng Vũ Trần Nhã, thủ nhang đền Tiên La cho biết: Đền Tiên La hiện đang được quy hoạch tổng thể 4 khu gồm: khu vực tâm linh, khu vực nhà khách, khu vực nghỉ ngơi và ăn uống, khu vực vui chơi lễ hội. Khuôn viên khang trang nhưng vẫn không mất đi nét đẹp cổ kính nên thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, chiêm bái tại đền, tạo cơ hội cho phát triển du lịch tâm linh tại đây.

Trên cung đường mùa xuân, du khách còn có thể đến thăm Hành Cung Lỗ Giang, xã Hồng Minh; khu di tích lịch sử cách mạng Trường Vỵ Sỹ; khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Diệu Dung công chúa, xã Chí Hòa; khu lưu niệm nhà bác học Lê Quý Đôn, xã Độc Lập; nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Hồng An; cụm di tích lịch sử quốc gia đình, đền, lăng thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, xã Liên Hiệp…

Không chỉ khai thác lợi thế về tâm linh, Hưng Hà còn là địa phương có nguồn nước khoáng nóng dồi dào là cơ hội để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Nắm bắt thời cơ đó, Hưng Hà đã có nhiều quyết sách thu hút nhà đầu tư xây dựng một khu vui chơi giải trí kết hợp tắm khoáng nóng quy mô lớn vừa được khởi công tại xã Duyên Hải. Dự án gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là khu tổ hợp thương mại, dịch vụ lưu trú và khoáng nóng Wyndham Duyên Hải quy mô 4,8ha, mức đầu tư gần 240 tỷ đồng. Khi dự án đi vào hoạt động dự kiến sẽ thu hút hàng vạn khách du lịch đến vui chơi giải trí, tắm khoáng nóng, chăm sóc sức khỏe, trị liệu.

Trong tương lai không xa, sau những hành trình hòa mình vào cuộc sống người dân địa phương để khám phá chiều sâu văn hóa, lịch sử tâm linh trên địa bàn, du khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và hàng trăm tiện ích tại khu nghỉ dưỡng khoáng nóng xã Duyên Hải, tận hưởng một chuyến đi ngập tràn các cung bậc cảm xúc. Đây chính là điểm hấp dẫn để du lịch Hưng Hà trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Phát huy tiềm năng và tầm nhìn phát triển 

Những năm qua, huyện Hưng Hà luôn chú trọng phát triển du lịch tâm linh. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã tu bổ, tôn tạo 77 di tích; đầu tư xây dựng 26 tuyến đường huyết mạch với tổng mức đầu tư 736,97 tỷ đồng; tổ chức và quy hoạch xây dựng các điểm du lịch gắn với các di sản văn hóa, tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch trong huyện. Hiện toàn huyện có 598 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 19 di tích quốc gia, 95 di tích cấp tỉnh, có 135 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 114 lễ hội truyền thống lưu giữ hàng chục trò chơi dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút lượng khách đến tham quan năm sau luôn cao hơn năm trước từ 10 – 15%. Ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho biết: Huyện quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trước mắt là đẩy nhanh tiến độ thi công công trình hạ tầng về giao thông, văn hóa, dịch vụ… đang được triển khai; chú trọng phát triển hoạt động du lịch trong cộng đồng dân cư gắn với phát triển sản xuất, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa nghề, làng nghề thủ công truyền thống… nhằm hình thành điểm tham quan, du lịch trải nghiệm cho du khách và đa dạng hóa các loại hình du lịch; xây dựng một số sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu có thương hiệu để trưng bày, giới thiệu cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tạo điều kiện sớm đưa Hưng Hà trở thành trung tâm du lịch tâm linh – nghỉ dưỡng – sinh thái của tỉnh.

Đặc biệt, Hưng Hà còn là địa bàn trọng điểm vùng kinh tế tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là lợi thế thu hút nhà đầu tư tại huyện. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thực hiện dự án tuyến đường từ thành phố Thái Bình đi huyện Hưng Hà, kết nối với tỉnh Hưng Yên (phạm vi tỉnh Thái Bình) dự kiến có điểm đầu tại nút giao giữa đường vào khu công nghiệp TBS Sông Trà với quốc lộ 10 (tuyến tránh S1), trên địa phận thành phố Thái Bình và điểm cuối tại đầu cầu vượt sông Luộc, trên địa phận xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 24,8km, được thiết kế theo quy mô đường cấp II đồng bằng, tốc độ thiết kế 100km/h là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến huyện tham quan, trải nghiệm. Trong bối cảnh đó, Hưng Hà đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đưa du lịch thành 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Ông Trần Hữu Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà cho biết: Để du lịch Hưng Hà thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, theo dự thảo Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chúng tôi tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú, sẵn có để tạo bước đột phá phát triển toàn diện du lịch của huyện cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững, hiệu quả; gắn lợi ích cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; phấn đấu đến năm 2030, du lịch Hưng Hà trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện; chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và có sức cạnh tranh mang đậm bản sắc riêng, thân thiện với môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ, gìn giữ hình ảnh du lịch Hưng Hà độc đáo, thân thiện, mến khách, góp phần hình thành điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh gắn với hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội và dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực có sức thu hút đối với du khách.

Bảo An





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/38/217132/hung-ha-dua-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon

Cùng chủ đề

Hưng Hà: Sản phẩm OCOP “đón sóng” thị trường

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Hưng Hà tất bật sản xuất, cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng.HTX Nông dược Mộc An Nhiên gieo trồng 2ha dược liệu. Những ngày này, hơn 20 công nhân HTX Nông dược Mộc An...

Hưng Hà: Dồn sức thi công các dự án trọng điểm

Cuối năm, trên các công trình trọng điểm ở Hưng Hà rộn ràng khí thế thi đua. Từng tốp công nhân bám công trường, chạy đua với thời gian để đẩy nhanh tiến độ thi công theo kế hoạch.Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Thủy Sơn huy động nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Phúc Lộc, thị trấn Hưng Hà (Hưng Hà). ...

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Hưng Hà: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Hưng Hà chú trọng phát triển các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng địa phương, tạo điều kiện nâng cao giá trị, tăng doanh số bán hàng cho các chủ thể và mở rộng thị trường tiêu thụ. Để tiếp tục nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP, huyện tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy các sản phẩm...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện Hưng...

Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với lũ tại huyện...

Cùng tác giả

“Chân lấm tay bùn” vẽ mùa xuân

Từ đôi bàn tay, khối óc cùng sự chăm chỉ của mình, những người nông dân Thái Bình đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, qua đó tạo nên những nét chấm phá trong bức tranh nông nghiệp. Không chỉ vươn lên làm giàu chính đáng, họ còn góp phần quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Anh Bùi Ngọc Thắng, xã Thái Phương (Hưng Hà) thu lãi 300...

Ba ngôi chùa Bắc Bộ cho chuyến vãng cảnh xuân

Các chùa ở Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình có không gian thanh tịnh, kiến trúc độc đáo, mang không khí làng quê Bắc Bộ, thích hợp để dạo chơi ngắm cảnh đầu năm. Chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà NamChùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách...

Hướng tới lễ hội chùa Keo mùa xuân

Trong không khí rộn ràng những ngày đầu xuân mới, việc chuẩn bị cho lễ hội chùa Keo mùa xuân tại xã Duy Nhất (Vũ Thư) như càng hối hả hơn. Nối tiếp thành công từ mùa lễ hội xuân năm 2024, lễ hội xuân chùa Keo năm nay kéo dài thời gian tổ chức chuỗi hoạt động phần hội. Thay vì chỉ diễn ra trong ngày mùng 4 tháng Giêng, lễ hội được tổ chức từ ngày 4...

Mùa xuân – trẩy hội chùa keo

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XVII nổi tiếng bậc nhất của vùng quê lúa Thái Bình. Ngôi chùa tọa lạc tại làng Keo (xưa là làng Dũng Nhuệ) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hằng năm, chùa Keo tổ chức hai kỳ hội chính, đó là lễ hội mùa xuân diễn ra vào ngày mùng 4 tết và hội mùa thu từ ngày 10...

Hành động vì mục tiêu tăng trưởng hai con số

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm 2025 tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu tăng trưởng ngân sách trên địa bàn (GRDP) đạt 10,5% trở lên.Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Công ty TNHH Toyoda Gosei Hải Phòng tại Thái Bình (Khu công nghiệp Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).Đây là thách thức không nhỏ đối với địa phương tuy nhiên, cùng với quyết tâm cải cách mạnh mẽ, những giải pháp quyết liệt, linh...

Cùng chuyên mục

Ba ngôi chùa Bắc Bộ cho chuyến vãng cảnh xuân

Các chùa ở Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình có không gian thanh tịnh, kiến trúc độc đáo, mang không khí làng quê Bắc Bộ, thích hợp để dạo chơi ngắm cảnh đầu năm. Chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà NamChùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách...

Làng hoa Bách Thuận: Rực rỡ sắc xuân

Làng hoa Bách Thuận: Rực rỡ sắc xuân ...

Năm 2024 du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Năm 2024 du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch ...

Đại hội Chi bộ phòng Quản lý Du lịch nhiệm kỳ 2025 – 2027

Sáng ngày 07/01, Chi bộ phòng Quản lý Du lịch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027. Đồng chí Trương Văn Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Đồng chí Trương Văn Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.Nhiệm...

Phát động Cuộc thi “Ảnh đẹp Thái Bình” năm 2025

Cuộc thi “Ảnh đẹp Thái Bình” đã chính thức được Ban Tổ chức Cuộc thi phát động vào sáng ngày 08/01/2025. Đồng chí Trương Thị Hồng Hạnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi cùng các đại biểu dự hội nghị phát động Cuộc thi. Ảnh: Phục Anh.Cuộc thi "Ảnh đẹp Thái Bình" năm 2025 do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp...

10 quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới

10 quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới ...

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh

Ngày 3/10/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết các khó khăn, hạn chế của du lịch nội tỉnh, hướng tới mục tiêu có bước phát triển đột phá về sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, thân thiện môi trường, có thương hiệu, bản sắc, tính...

Thái Bình: Những điểm đến thú vị

Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội 120 km về phía đông nam, giáp Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định và biển Đông. Tỉnh có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, món ăn ngon và nhiều bãi biển. Thái Bình thích hợp với trải nghiệm lần đầu, hoặc với những người muốn thay đổi không khí, ra khỏi không gian chật hẹp của thành phố lớn. ...

Du lịch nội địa sẽ lên ngôi trong năm 2025

Du lịch nội địa sẽ lên ngôi trong năm 2025 ...

Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và thi hành Luật Du lịch

Sáng ngày 19/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và thi hành Luật Du lịch năm 2017. Hội nghị được tổ chức trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến tới 58 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Hồ An Phong - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự và chủ trì hội nghị. Thứ trưởng Bộ Văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất