Powered by Techcity

Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ trở thành động lực phát triển mới của Hải Phòng

Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ trở thành động lực phát triển mới của Hải Phòng

Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ là một trong những động lực quan trọng để Thành phố hiện thực hóa các mục tiêu theo định hướng Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị.

KKT Đình Vũ – Cát Hải – bước đệm tạo đà cho sự phát triển

Được thành lập năm 2008 tại Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế (KKT) Đình Vũ – Cát Hải đã trở thành một động lực tăng trưởng to lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy Hải Phòng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải). Ảnh: Huy Dung
Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải). Ảnh: Huy Dung

Từ những chủ trương đúng đắn, KKT Đình Vũ – Cát Hải sau 16 năm thành lập phát triển sôi động, hiệu quả đứng đầu cả nước. Lũy kế đến nay, KKT Đình Vũ – Cát Hải thu hút đầu tư đạt hơn 19,7 tỷ USD với hơn 300 dự án trong nước và nước ngoài.

Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý KKT Hải Phòng, tính đến hết năm 2023, hiệu quả thu hút vốn đầu tư của KKT Đình Vũ – Cát Hải đạt 1,81 triệu USD/ha, cao nhất cả nước. KKT này đạt hiệu suất thu ngân sách đứng đầu, có tỷ lệ đóng góp ngân sách nhà nước từ khi thành lập đạt 11,82%. Đồng thời, KKT cũng thu hút lực lượng lao động lớn nhất (hơn 185.000 người), với mức thu nhập cao nhất (trung bình 11,5 triệu đồng/người/tháng).

Có thể khẳng định, KKT Đình Vũ – Cát Hải đã thực sự là động lực tăng trưởng lớn, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sự phát triển bứt phá của Hải Phòng. Tại đây, có sự hiện diện của rất nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như các dự án của Tập đoàn LG (hơn 8,2 tỷ USD); Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast (khoảng 7,6 tỷ USD), các nhà máy Bridgestone (1,2 tỷ USD), Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (gần 900 triệu USD), SK (500 triệu USD)…

Xe ô tô điện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá cao với công nghệ hàng đầu thế giới tại Nhà máy ô tô VinFast Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải). Ảnh: Thanh Sơn
Xe ô tô điện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá cao với công nghệ hàng đầu thế giới tại Nhà máy ô tô VinFast Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải). Ảnh: Thanh Sơn

Từ thành công của KKT Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động đề xuất Trung ương thành lập KKT thứ 2 – KKT ven biển phía Nam. Khi hình thành KKT thứ hai này, mở rộng dư địa phát triển bứt phá, góp phần hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng và phát triển Hải Phòng và cả Vùng đồng bằng sông Hồng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-TW của Bộ Chính trị đã tạo ra thế và lực mới cho thành phố. Nhưng để phát triển Hải Phòng đúng với tiềm năng, vị thế cần phải có sự quan tâm của Trung ương và cơ chế chính sách đủ mạnh, phù  hợp. Vì vậy, ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045, là sự tiếp nối sau Nghị quyết số 32 về xây dựng, phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, Nghị quyết số 45 đã nêu rõ: “Tập trung nghiên cứu, đánh giá, phân tích các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay ở trong nước và quốc tế, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới để có thể vận dụng phù hợp với điều kiện của Hải Phòng”.

Cụ thể hóa Nghị quyết 45, một trong những nội dung nêu tại Nghị quyết 30/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là “Phát triển các KKT ven biển”.

Do đó, thành lập và phát triển KKT ven biển phía Nam bao gồm mô hình khu thương mại tự do là bước cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Nghị quyết 30, Nghị quyết 45 đặt ra đối với Hải Phòng. Thành lập KKT ven biển phía Nam là không gian phù hợp, khả thi để vận dụng các cơ chế, chính sách đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới tại Hải Phòng.

Bên cạnh đó, việc phát triển KKT ven biển phía Nam còn hoàn toàn phù hợp với quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 368/QĐ-TTg và nằm trong danh mục dự kiến các dự án quan trọng của vùng được ưu tiên đầu tư. Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg cũng đã xác định rõ khâu đột phá về phát triển cảng biển và dịch vụ logistics là “thành lập KKT ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới”.

Tại Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 15, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã nhấn mạnh: “Trong nhiều năm qua, động lực tăng trưởng chính của thành phố là KKT Đình Vũ – Cát Hải, nhưng hiện nay tỷ lệ lấp đầy gần 80%. Do đó, ngay tại thời điểm này, nhiệm vụ rất cấp thiết và cần thiết là phải khai thông động lực tăng trưởng mới, bảo đảm cho tương lai phát triển của Thành phố trong 10, 15, 20 năm tới. Với tinh thần quyết liệt, nỗ lực cao nhất, tăng tốc, Thành phố đã gấp rút hoàn thành Đề án thành lập KKT ven biển phía Nam để trình Trung ương xem xét, phê duyệt trong năm 2024”.

Động lực mới chủ đạo, quan trọng

KKT ven biển phía Nam Hải Phòng có diện tích khoảng 20.000 ha – là KKT sinh thái thế hệ 3.0 đa ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, logistics hiện đại và đô thị thông minh. Đến năm 2030, KKT ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế TP. Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của KKT Đình Vũ – Cát Hải. KKT thứ 2 sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các KKT lân cận, tạo thành chuỗi KKT ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng. Ngoài ra, KKT ven biển phía Nam còn được kỳ vọng đóng góp ngân sách 550.000 tỷ đồng và tạo 301.000 việc làm lao động.

Phối cảnh quy hoạch Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng
Phối cảnh quy hoạch Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Với vị trí chiến lược, cửa ngõ ra biển của miền Bắc, Hải Phòng nằm trong vùng động lực tăng trưởng phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình), giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Xây dựng KKT ven biển phía Nam không chỉ riêng cho Hải Phòng mà còn tạo sự liên kết phát triển vùng, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế vị trí chiến lược và hạ tầng giao thông kết nối vùng đang dần hoàn thiện.

Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển đi xuyên tâm KKT ven biển phía Nam Hải Phòng đang dần hình thành. Đồng thời, tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng được quy hoạch hoàn thành trước năm 2030 sẽ giúp hàng hóa của các tỉnh duyên hải Bắc bộ rút ngắn quãng đường kết nối và thuận lợi với cảng Nam Đồ Sơn.

Các bến tại Cảng cửa ngõ quốc tế ở Lạch Huyện, Cát Hải. Ảnh: Việt Dũng
Các bến tại Cảng cửa ngõ quốc tế ở Lạch Huyện, Cát Hải. Ảnh: Việt Dũng

Trong xu thế phát triển nền kinh tế “mở”, không gian của Hải Phòng còn có thể mở ra vùng Tây Nam Trung Quốc, trực tiếp là hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam khi Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng tuyến đường sắt mới Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cùng với cảng biển, đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy nội địa, tại KKT ven biển phía Nam quy hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng, công suất đạt 12 triệu hành khách/năm.

Việc sớm xây dựng KKT thứ 2 là rất cần thiết để “chạy đua” đón “làn sóng” đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang hướng về Hải Phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chip, bán dẫn, điện tử. Khi đó, KKT ven biển phía Nam sẽ là nơi duy nhất tại Việt Nam tới nay triển khai những chính sách hội nhập cao, tạo lợi thế vượt trội thu hút đầu tư nước ngoài, đủ sức cạnh tranh trong khu vực.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, PGS. TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Có 4 mục tiêu chủ yếu để đẩy nhanh việc thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng. Đó là, thí điểm mô hình, cơ chế, chính sách quản lý mới có hiệu quả hơn; tạo sức hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp hóa; thu hút lao động chất lượng cao; đẩy nhanh nhịp độ xây dựng kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hóa. Bên cạnh đó, các chính sách miễn giảm thuế, giảm thiểu các quy định và thủ tục hành chính sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi làm cho khu thương mại tự do Hải Phòng trở thành một dự án hấp dẫn, thu hút và kích thích các nhà đầu tư lớn của nước ngoài đầu tư vào các dự án mới, công nghệ cao mang tầm cỡ toàn cầu, góp phần vào sự đa dạng hóa nền kinh tế của Hải Phòng và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của Thành phố”.

Nguồn: https://baodautu.vn/khu-kinh-te-ven-bien-phia-nam-se-tro-thanh-dong-luc-phat-trien-moi-cua-hai-phong-d221499.html

Cùng chủ đề

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 hơn 92.420 tỷ đồngHĐND TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND về việc cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030. Đây là bước đầu để thành phố hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo Nghị quyết, dự kiến tổng nguồn đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030 là...

Lúa, hoa màu, thủy sản thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Đông Bắc

Bão số 3 là cơn bão đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Bão lớn, gió giật mạnh khiến 121.500ha...

(Trực tiếp) Bão Yagi giảm xuống cấp 13 khi vào vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng

Lúc 6h15 ngày 7/9, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) mưa to, gió bắt đầu mạnh dần lên, khoảng cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Cơ quan khí tượng địa phương cho biết lượng mưa đo được trong đêm qua ở Hạ Long đến sáng nay khoảng 50mm. Thời tiết tại Hạ Long xuất hiện mưa kèm gió giật vào sáng sớm 7/9 (Ảnh: Hữu Khoa). Ảnh hưởng của hoàn lưu bão có thể tiếp tục gây mưa...

Cùng tác giả

Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và xu hướng chuyển đổi “xanh”

Năng động vươn lên phát triển kinh tế, nhiều hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn góp phần bảo vệ môi trường sống bằng sự sáng tạo, linh hoạt, thực hiện “xanh” hóa quy trình sản xuất. ...

Những kỳ nghỉ mùa Đông mơ ước

Để giúp bạn tìm địa điểm phù hợp với mong muốn và nhu cầu trong kỳ nghỉ Đông của mình, US News đã tổng hợp danh sách những địa điểm tốt nhất để ghé thăm vào mùa Đông. Hy vọng những giới thiệu sơ lược về các điểm đến dưới đây có thể giúp bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ đông sắp tới. ...

Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 28/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu dự lễ phát động. ...

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và...

Đề xuất miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập.  Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) phát biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) nêu rõ, tại Điều 4 Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều...

Cùng chuyên mục

Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và xu hướng chuyển đổi “xanh”

Năng động vươn lên phát triển kinh tế, nhiều hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn góp phần bảo vệ môi trường sống bằng sự sáng tạo, linh hoạt, thực hiện “xanh” hóa quy trình sản xuất. ...

Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 28/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu dự lễ phát động. ...

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và...

Đề xuất miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

Sáng 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần miễn, giảm thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập.  Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) phát biểu Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) nêu rõ, tại Điều 4 Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 2: Mất cân bằng nghiêm trọng

Học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 – Ảnh: NAM TRẦN Theo thầy Nguyễn Văn Hoàng, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Bình), trong đợt khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp mới đây, có tới 80% học sinh chọn các môn thi khoa học xã hội (hai môn được lựa chọn bên cạnh hai môn bắt buộc là toán, ngữ văn). Chỉ có 20% số học sinh lựa...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Bật tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 28/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 28/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83-85,5 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, giảm 1,6 triệu đồng/lượng mua vào và giảm 1,1 triệu đồng/lượng bán ra so với sáng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 83,9 triệu đồng/lượng mua...

Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu”, cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

Đi qua “tâm bão” Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng giá dầu từ năm 2015 đến 2019 là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của ngành Dầu khí. Giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn dưới 30 USD/thùng, khiến hoạt động sản xuất...

Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%

Chiều ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025 và một số báo cáo, tờ trình quan trọng khác. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND,...

Vàng chuẩn bị đón sóng lớn?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất