Powered by Techcity

Chủ động phòng, chống úng do ảnh hưởng của bão số 2


Dự báo do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 22 đến ngày 24/7 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến từ 100 – 200m. Mưa lớn có thể gây ngập úng một số diện tích lúa mới cấy và gieo thẳng tại một số địa phương gieo cấy cuối lịch thời vụ.

Ông Nguyễn Văn Tuy, xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) gia cố lại lồng nuôi cá trước diễn biến phức tạp của bão số 2.

Nhiều diện tích lúa mới gieo cấy bị ảnh hưởng do mưa lớn trước bão

Đến ngày 22/7, toàn tỉnh đã gieo cấy được 98,2% diện tích lúa mùa. Diện tích chưa gieo cấy tập trung ở một số địa phương của huyện Tiền Hải, vùng trũng khu Nam huyện Kiến Xương. Do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới qua khu vực Bắc Trung Bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao, từ ngày 14/7 đến 7 giờ ngày 20/7 trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; lượng mưa trung bình phổ biến gần 190mm, có nơi cao hơn như: Vũ Hòa (Kiến Xương) 208mm; thị trấn Hưng Hà 294,3mm, Minh Hòa (Hưng Hà) 237,8mm; Mê Linh 236,2mm, Đông Các (Đông Hưng) 240mm; Trung An (Vũ Thư) 261,2mm. Mưa lớn trùng vào thời điểm triều cường và xả lũ từ các hồ thủy điện nên việc tiêu úng gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, mưa lớn ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của 6.790ha lúa mới cấy, trong đó 560ha phải gieo cấy lại hoặc chăm sóc sau phục hồi.

Tại huyện Vũ Thư, mưa lớn làm cho nhiều diện tích ngập úng cục bộ, nhất là những vùng thấp, trũng, vùng gieo thẳng, gần 1.000ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là lúa mới gieo cấy.

Canh tác 5 sào lúa bằng phương thức gieo thẳng, gặp mưa lớn liên tiếp nên cả 5 sào ruộng của gia đình bà Vũ Thị Sợi, thôn Văn Lâm, xã Duy Nhất đều bị ngập. Bà Sợi cho biết: Mặc dù chính quyền địa phương tích cực tiêu úng nhưng do ngâm nước lâu nên cây lúa bị lướt, nhiều diện tích thối thân khó có thể phục hồi. Một phần là do mưa lớn nhiều ngày, một phần là do nông dân gieo thẳng, cây lúa còn thấp nên không chịu được nước ngập. Để khôi phục sản xuất, tôi tìm mua mạ để cấy lại cho kịp thời vụ.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các địa phương. 

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngành nông nghiệp đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX NN và các hộ dân tiếp tục áp dụng các biện pháp tiêu nước cục bộ cho các vùng úng trũng bị ngập, phân loại diện tích lúa bị ngập úng để có biện pháp xử lý phù hợp. Sử dụng lượng mạ dự phòng đã gieo và chủ động ngâm ủ các giống ngắn ngày (TBR-1, Hương cốm 4, Đài thơm 8, Nếp 97…) để gieo cấy lại cho diện tích bị ngập không có khả năng phục hồi. Những diện tích lúa có bộ rễ còn trắng, điểm sinh trưởng còn tươi sau khi tiêu nước tiến hành làm sạch lá lúa, té nước rửa lá để không bị rong rêu, bùn đất bám trên bề mặt lá, thuận lợi cho cây lúa quang hợp; phun các chế phẩm sinh học như KH, ET, siêu lân, Pennac P giúp cây phục hồi nhanh, chủ động phòng, trừ ốc bươu vàng.

Các đơn vị quản lý thủy nông phân công cán bộ, công nhân trực 24/24 giờ tại các công trình.

Chủ động phòng, chống bão số 2 

Dự báo do ảnh hưởng của bão số 2, từ ngày 22 đến ngày 24/7 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa phổ biến từ 100 – 200m. Mưa lớn có thể gây ngập úng một số diện tích lúa mới cấy và gieo thẳng tại một số địa phương gieo cấy cuối lịch thời vụ.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Trạm trưởng Trạm bơm Minh Tân (Hưng Hà) cho biết: Từ đợt mưa lớn 14 – 21/7, chúng tôi đã bố trí 100% quân số trực thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng vận hành trạm bơm khi có chỉ đạo, đồng thời thay phiên nhau liên tục kiểm tra, theo dõi điện áp, việc thoát nhiệt của động cơ máy bơm; vớt bèo, rác, vật cản trước các cửa lưới chắn để ngăn tắc, bảo đảm các máy bơm vận hành an toàn, hiệu quả, tiêu thoát nước tối đa. Trước những dự báo bất lợi từ cơn bão số 2, anh em tiếp tục trực 100% quân số để chủ động, kịp thời tiêu thoát nước, hạn chế tối đa ngập úng.

Không chỉ tại các trạm bơm, hiện tại, hai công ty khai thác công trình thủy lợi tiếp tục phân công lực lượng trực 24/24 giờ tại các cống để vận hành tiêu nước, khẩn trương hạ thấp mực nước nội đồng phòng ngập úng cho lúa mới cấy, hoa màu.

Tại thời điểm 15 giờ ngày 21/7, toàn tỉnh đang vận hành 8 trạm bơm.

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình cho biết: Công ty đã tổ chức khoanh vùng, xác định diện tích có nguy cơ bị ngập úng và có phương án ứng phó cụ thể phù hợp với đặc điểm địa hình, dự báo tình hình mưa và năng lực công trình tiêu úng. Chúng tôi cũng chỉ đạo cán bộ, công nhân tổ chức trực 24/24 giờ tại các công trình, chủ động theo dõi mực nước, đóng các cống tưới, mở cống tiêu, triệt để tiêu nước đệm trong hệ thống đề phòng khi có mưa lớn gây ngập úng.

Ngoài bảo vệ lúa mùa, toàn tỉnh có 681 lồng nuôi trồng thủy sản trên sông. Tất cả các hộ nuôi cá lồng trên sông đã được thông tin về bão và ảnh hưởng của bão, được tuyên truyền, hướng dẫn gia cố thêm các neo, dây buộc, bổ sung dây thép vào phao bè.

Ông Nguyễn Văn Tuy, thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) cho biết: Gia đình tôi hiện có 16 lồng cá. Sau khi biết thông tin về bão số 2, do đã có kinh nghiệm ứng phó với bão từ nhiều năm nay, gia đình tôi đã nhanh chóng gia cố lồng bè, hệ thống dây neo, phao lồng, gia cố tấm chắn phía đầu lồng nuôi để hạn chế tốc độ dòng chảy; sơ tán các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thức ăn, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. 

Bão số 2 còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng cực đoan, vì vậy người dân cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và các khuyến cáo của cơ quan chức năng để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngân Huyền – Nguyễn Thơi





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/204355/chu-dong-phong-chong-ung-do-anh-huong-cua-bao-so-2

Cùng chủ đề

Tập trung chăm sóc thủy sản sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có diện tích nuôi trồng thủy sản. Để bảo vệ thủy sản, các ngành, địa phương đã chỉ đạo nông dân triển khai nhiều biện pháp. Hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) sử dụng hóa chất xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản sau bão số 3. ...

Các địa phương, đơn vị chủ động phòng chống, khắc phục ảnh hưởng bão số 2

Ngày 23/7, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang chủ động, tích cực phòng, chống, khắc phục ảnh hưởng bão số 2 Lãnh đạo huyện Hưng Hà kiểm tra công tác tiêu úng cho lúa mùa và rau màu tại các địa phương. * Hưng Hà: Chủ động tiêu úng cho lúa mùa và rau màuHiện nay, huyện Hưng...

Cùng tác giả

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ cho các địa phương và người lao động TKV, đồng thời tích cực khôi phục nhanh sản xuất.  Dọn đến đâu...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO – Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Giá vàng thế giới và vàng nhẫn cùng nhau lập đỉnh mới

Tại thời điểm khảo sát lúc 13h chiều ngày 16/9, giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Giá vàng nhẫn cùng đà tăng với giá vàng thế...

Cùng chuyên mục

Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ

Rất nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, trong đó nhiều diện tích mất trắng, không thể hồi phục do ảnh hưởng của bão số 3. Hiện nay, mực nước trên các sông đang rút dần, bà con nông dân ra đồng khôi phục sản xuất.Ngay sau khi nước rút, nông dân các địa phương khẩn trương xuống đồng chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa mùa. ...

Cầu sông Hồng chính thức hợp long

Sáng ngày 14/9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và nhà thầu thi công tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình đã tổ chức hợp long cầu sông Hồng. Đây là cây cầu cuối cùng hoàn thành của dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình và được đánh giá là hạng mục quan trọng nhất trên toàn tuyến.Cầu sông Hồng có tổng chiều dài 1.400m nối...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ để duy trì sản xuất công nghiệp ổn định ...

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3

Hướng dẫn các địa phương thủ tục đề nghị hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại do bão số 3 ...

Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Sau bão số 3, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, các đợt mưa lớn gây ngập úng dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, ngành chuyên môn và các hộ dân đang tập trung xử lý môi trường, giám sát và phòng, chống dịch bệnh.Cán bộ chuyên môn Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra hoạt động của trang trại...

Thái Thụy: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống

Sau bão số 3, huyện Thái Thụy khẩn trương khắc phục thiệt hại, tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điện lực Thái Thụy khẩn trương khắc phục sự cố sau bão số 3 Bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Liên Hà Thái đã ổn định sản...

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp ...

Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều diện tích lúa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Kiến Xương bị ảnh hưởng, thiệt hại. Người dân ở các địa phương trong huyện vẫn đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.Các lực lượng tham gia...

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão

Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị...

Cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình: Lấy trí, tài vượt thiên tai

Bão số 3 đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề về tài sản đối với rất nhiều doanh nghiệp. Bằng tinh thần vượt khó, tự lực cánh sinh, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, sớm đưa nhà máy, xí nghiệp trở lại hoạt động.Bão số 3 làm tốc 6.500m2 mái nhà xưởng sản xuất và kho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất