Powered by Techcity

Giúp người cũng là giúp mình

Diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng tốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương (PALM) lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình
Các đại biểu tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương. (Nguồn: japan.kantei.go.jp)

Ngày 16/7, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio đón chào đại diện đến từ 18 thành viên của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) tham dự PALM 10. Diễn ra trong ba ngày, Hội nghị với chương trình nghị sự tập trung vào những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến khu vực, từ củng cố an ninh cho đến tìm kiếm các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu đang ngày càng khốc liệt.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Nhật Bản và các nước thành viên “đã hợp tác chặt chẽ để giải quyết những thách thức chung, như biến đổi khí hậu và ứng phó với thảm họa”. Ông đồng thời khẳng định “khi cùng nhau thích nghi với những hoàn cảnh đang thay đổi, Tokyo sẽ cùng các quốc đảo và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương tiếp tục tiến bước”.

Nhật Bản có mối quan hệ lịch sử với các quốc đảo Thái Bình Dương. Hơn hai thập kỷ qua, kể từ hội nghị đầu tiên với các quốc đảo Thái Bình Dương được tổ chức vào năm 1997, Tokyo luôn duy trì chính sách hỗ trợ các nước khu vực này trên hiều lĩnh vực, từ an ninh hàng hải đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thích ứng với biến đổi khí hậu… Chính sách này đã giúp Tokyo mở rộng ảnh hưởng, nâng cao hình ảnh và gia tăng lợi ích quốc gia ở khu vực đang ngày càng trở nên “hấp dẫn”.

Bên cạnh đó, bản thân Nhật Bản cũng có nhu cầu hợp tác thực chất, hiệu quả hơn với các nước trong khu vực nhằm ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu, vấn đề mà không quốc gia nào có thể thực hiện thành công một mình. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt với thiên tai nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, thậm chí có khả năng chìm hẳn xuống biển, các nước này cũng giống Nhật Bản có nhu cầu hợp tác thực chất theo phương châm “giúp người cũng là giúp mình”.

Trước thực tế đó, một vấn đề mà Thủ tướng Kishida sẽ thảo luận sâu với các quốc gia thành viên là xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima. Hồi tháng 11/2023, lãnh đạo các quốc đảo từng đưa ra tuyên bố chung bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc xả nước thải nhiễm xạ của Nhật Bản. Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu trước lễ khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Kishida cho biết, Nhật Bản và 18 nước thành viên “đã hợp tác chặt chẽ để giải quyết những thách thức chung, như biến đổi khí hậu và ứng phó với thảm họa”, đồng thời khẳng định Tokyo “tiếp tục đồng hành với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Thái Bình Dương”…

Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng hợp tác với các quốc đảo trong khu vực, Tokyo cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các cường quốc, đặc biệt là vai trò và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhiều nhà quan sát đánh giá Nhật Bản vẫn có một số lợi thế đáng kể. Thứ nhất là về cách làm, bởi trước khi đưa ra một gói hỗ trợ nào đó, Nhật Bản luôn nghiên cứu kỹ xem đối tác thực sự muốn gì, hỗ trợ ra sao cho hiệu quả theo hướng “không cho cá mà đưa cần câu”. Thứ hai, Nhật Bản có tiềm năng kinh tế hùng mạnh và khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực quan trắc, cảnh báo, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu.

Có thể thấy, PALM 10 là diễn đàn quan trọng, cơ hội thuận lợi để Nhật Bản và các nước tiếp tục thảo luận sâu hơn, đưa ra các biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhằm ứng phó và giải quyết những thách thức chung về an ninh, kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, củng cố hợp tác để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong khu vực và ở mỗi nước.

Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-cac-nha-lanh-dao-quoc-dao-thai-binh-duong-giup-nguoi-cung-la-giup-minh-279262.html

Cùng chủ đề

Mỹ ‘chuyển nhà’ cho tàu ngầm hạt nhân đến cảng chiến lược Thái Bình Dương

Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Minnesota, với lượng giãn nước 7.800 tấn và dài gần 115 m, sẽ là tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đầu tiên đồn trú tại cảng Guam của Mỹ. Trong tuyên bố ngày 26.11, quân đội Mỹ cho biết việc điều động tàu ngầm nằm trong kế hoạch bố trí chiến lược cho lực lượng hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Hải quân Mỹ cũng nói...

Nhật Bản muốn đồng hành cùng Việt Nam trong “kỷ nguyên vươn mình”

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/11 (Ảnh: Thành Đạt). “Việt Nam đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới và Nhật Bản mong muốn đồng hành, tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đó”, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày 26/11, nhân dịp tròn một năm Việt Nam và Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược...

Mỹ – Hàn – Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ

Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản (từ trái) gặp nhau tại thủ đô Lima của Peru, bên lề tuần lễ cấp cao Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ngày 15/11. Đây là một trong những nội dung tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sau cuộc gặp bên lề Diễn đàn...

Ấn Độ Dương “tăng nhiệt”: Nhật Bản

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 8/10, tàu khu trục JS Ariake của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) mới đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với tàu tiếp liệu INS Shakti của Hải quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal. Theo phân tích từ trang tin quân sự Armyrecognition, Ấn Độ và Nhật Bản chia sẻ mối quan ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân...

Ấn Độ khẳng định luôn coi trọng mối quan hệ với Việt Nam

Tối 7/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) tại trụ sở ở thủ đô New Delhi. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tham dự lễ kỷ niệm có Quốc vụ khanh Dầu mỏ, Khí đốt và Du lịch Ấn Độ Suresh Gopi; Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Doraisamy Raja; lãnh đạo Đảng...

Cùng tác giả

Bứt phá để phát triển

Năm 2024 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bão số 3 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bám sát các chủ trương, định hướng của Trung ương, Thái Bình đã nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,...

Ngành ngân hàng Thái Bình: Phát huy vai trò huyết mạch, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của...

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động ngành ngân hàng Thái Bình vẫn duy trì ổn định, hiệu quả. Tín dụng tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra; nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp; công tác phát triển các dịch vụ, áp dụng công nghệ hiện đại vào ngân hàng tiếp tục được đẩy mạnh; các ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện lợi, mang...

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh

Ngày 3/10/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết các khó khăn, hạn chế của du lịch nội tỉnh, hướng tới mục tiêu có bước phát triển đột phá về sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, thân thiện môi trường, có thương hiệu, bản sắc, tính...

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025 ...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Cùng chuyên mục

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Tựa cho báo VietNamnet đặt.  Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và toàn...

Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Xuân mới đã về trên khắp mọi miền của Tổ quốc, quê hương thân yêu. Trời đất giao hòa đón xuân cùng niềm tin và khát vọng vào một năm mới bứt phá thành công, để Thái Bình vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Năm 2024 qua đi, trong khó khăn...

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn)

10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Thái Bình trong 2024 (Do Báo Thái Bình bình chọn) ...

Liên tục tung ra sản phẩm mới, “ông lớn” ngành phân bón Supe Lâm Thao đạt doanh thu 3.580 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế tăng 16% so với cùng kỳ Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) diễn ra mới đây, đại diện doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn thách thức, Supe Lâm Thao đã chủ động, linh hoạt trong việc điều hành hoạt...

Cả nước đón năm mới 2025: Bạn trẻ xếp hàng từ sáng, trời mưa vẫn ‘cháy’ hết mình

Trước thời khắc chuyển giao sang năm 2025, nhiều sự kiện âm nhạc, bắn pháo hoa được tổ chức trên khắp cả nước thu hút hàng triệu người dân ra đường hòa mình vào không khí chào đón năm mới 2025 với đầy niềm vui và hy vọng. Dù tới tối 31-12, các sự kiện chào đón năm mới tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) mới được diễn ra, nhưng từ sáng rất nhiều các bạn trẻ đã đổ về...

Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc – sắc – đắc”

Chiều ngày 31/12, tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (TNLPTC) và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống TNLPTC chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành nội...

Thúc đẩy hạ tầng số quốc gia, tiên phong thương mại hóa AI tại Đông Nam Á

Mảng kinh doanh “non trẻ” nhất tại VNG,  VNG Digital Business (VNG DB), đã có những bước bứt phá và vươn mình  mạnh mẽ trong năm  2024, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng số, bảo mật và AI.  Đây cũng là một trong những mũi nhọn chủ lực thực hiện sứ mệnh “Go Global” của VNG. Tính đến hết Quý 3/2024, VNG Digital Business ghi nhận doanh thu tăng trưởng 58% so với cùng kỳ. Trong đó,...

Dự báo giá vàng ngày đầu năm mới 2025

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế

  Tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” – Ảnh: VGP/Đức Tuân Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ông Jonathan Wallace Baker và đại diện một số bộ, ngành đã tham dự sự kiện, được...

Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay 31/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 31/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC hiện đang giao dịch ở mức chiều mua vào là 82,5 triệu đồng/lượng – bán ra 84,5 triệu đồng/lượng (giảm 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào – bán ra). Chênh lệch giữa hai chiều mua và bán là 2,0 triệu đồng. Vàng Phú Quý SJC hiện mua vào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất