Powered by Techcity

Kỳ 3: Đồng hành cùng ngư dân hướng đến phát triển ngành thủy sản bền vững

Những ngày này, Thái Bình đang tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp cùng với cả nước quyết tâm chống khai thác IUU để vượt qua được đợt thanh tra lần thứ 5 của EC. Trong đó, trọng tâm là quản lý tốt đội tàu, duy trì kết nối thiết bị VMS và quản lý tốt sản lượng hải sản qua cảng. Ngoài tổ chức tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác, đánh bắt trên ngư trường, lực lượng chức năng còn thành lập các tổ liên ngành phối hợp với địa phương “đi từng ngõ, gõ từng tàu” để tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong ngư dân, quyết tâm sớm khắc phục các khuyến nghị của EC, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam tặng quà ngư dân huyện Thái Thụy.

Tại khu vực bến neo đậu tàu thuyền Đông Tiến, xã Thái Đô (Thái Thụy), nhiều ngư dân cho biết đã có nhận thức nghiêm túc về chống khai thác IUU và đồng thuận cao với việc siết chặt quản lý của cơ quan chức năng. Gần gũi và tiếp cận hàng ngày với ngư dân chính là cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh. Các anh đã chủ động bám sát địa bàn, đến với dân để nói cho dân nghe, tuyên truyền cho dân hiểu, vận động dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và chống khai thác IUU. 

Trung tá Hoàng Ngọc Khánh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Trà Lý cho biết: Chúng tôi đã tổ chức lực lượng đến từng nhà, rà từng tàu, trước hết là kiểm tra mức độ an toàn của tàu thuyền, tình trạng trang thiết bị thông tin liên lạc, ngư lưới cụ và nhân thân của ngư dân trước khi xuất và cập bến, sau đó là xử lý những chủ phương tiện và tàu cá cố tình vi phạm các quy định về chống khai thác IUU. Mục tiêu chung là giúp ngư dân hiểu được lợi ích của việc chống khai thác IUU, tổ chức khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cũng như góp phần xây dựng vùng biển xanh và hòa bình. 

Ngư dân Nguyễn Văn Chỉnh, thôn Tân Tiến, xã Thái Đô chia sẻ: Cán bộ Đồn Biên phòng Trà Lý xuống tận tàu của chúng tôi để tuyên truyền cho các thuyền viên về chống khai thác IUU. Qua đó chúng tôi đã hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc gỡ “thẻ vàng” EC. 

Ngư dân Phạm Văn Đại cùng thôn Tân Tiến là chủ tàu đánh cá TB92989, trong tháng 1/2024 khi đánh bắt hải sản ngoài khơi do yếu tố khách quan đã để tàu mất kết nối trên 6 giờ, được lực lượng chức năng nhắc nhở, xử lý theo quy định của pháp luật. Ông Đại chia sẻ: Khi được lực lượng chức năng tuyên truyền về các hành vi vi phạm chống khai thác IUU, bản thân tôi đã nhận ra và khắc phục. Nếu những năm trước việc ghi nhật ký khai thác còn khó khăn thì bây giờ đã trở thành thói quen. Khi ra khơi, chúng tôi chỉ đánh bắt ở ngư trường của Việt Nam, tuyệt đối không xâm phạm vùng biển nước ngoài bởi vi phạm không chỉ bị bắt giữ, phạt tiền mà còn ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản cả nước. 

Còn ông Bùi Xuân Cử, xã Nam Thịnh (Tiền Hải) cho biết: Để góp phần gỡ “thẻ vàng” EC, tàu của tôi luôn thực hiện đầy đủ các quy định. Trong suốt hành trình khai thác trên biển, tôi ghi lại nhật ký khai thác và mở thiết bị giám sát hành trình, đồng thời liên hệ với ban quản lý cảng cá khi xuất hoặc cập bến. Nếu việc làm của mỗi cá nhân mà ảnh hưởng đến cả cộng đồng, xã hội thì mình cần phải thay đổi. 

Ngư dân huyện Thái Thụy khai thác thủy sản trên biển.

Chống khai thác IUU hơn 6 năm qua đã trở thành vấn đề bức thiết; không chỉ riêng Thái Bình mà các tỉnh, thành phố ven biển đã nhập cuộc, tập trung triển khai quyết liệt nhiều giải pháp thực hiện các khuyến nghị, quy định của EC về chống khai thác IUU để sớm gỡ “thẻ vàng”. Các cơ quan nhà nước tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với quy định của quốc tế, trong đó có EC như: Rà soát, bổ sung 14 quy định nhận diện và chống khai thác IUU; ban hành mới các văn bản, kế hoạch hành động của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 715 tàu cá đang hoạt động và đã được đăng ký trên hệ thống VNFishbase, gồm: 341 tàu có chiều dài từ 6 – 12m, 204 tàu ó chiều dài từ 12 – 15m, 170 tàu có chiều dài trên 15m. Số tàu cá phân theo nhóm nghề khai thác: lưới kéo 190 tàu, lưới rê 358 tàu, lưới chụp 2 tàu, hậu cần 25 tàu và lưới vây 14 tàu, 126 tàu nghề khác. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2023 đạt 101.395 tấn, tăng 3% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác nước mặn 97.029 tấn, sản lượng khai thác nước ngọt 4.366 tấn. Giá trị khai thác thủy sản đạt 1.543 tỷ đồng, tăng 3,2%. 

Ông Vũ Mạnh Thía, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU, quyết tâm cùng các cơ quan, đơn vị và ngư dân sớm gỡ “thẻ vàng” EC đối với thủy sản Việt Nam. Sở cũng chủ động tổ chức các buổi làm việc với các huyện ven biển, các đồn biên phòng, các xã, thị trấn ven biển. Tích cực phối hợp với các ngành liên quan khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác chống khai thác IUU và đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá nào có chiều dài từ 15m trở lên vi phạm vùng biển nước ngoài. Tỷ lệ đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp phép tàu cá được nâng lên trên 95,38%. Tỷ lệ tàu cá có chiều dài trên 15m lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 99,41%. Cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá vào hệ thống VNFishbase quốc gia đạt 100%… 

Vươn khơi bám biển không chỉ là phát triển kinh tế của ngư dân mà còn góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Do đó, các cấp, ngành, địa phương luôn nỗ lực đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con yên tâm đánh bắt thủy hải sản trên các ngư trường truyền thống, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Mạnh Thắng – Lưu Ngần



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển bền vững sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản

Thái Bình có 194 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 40 sản phẩm. Những sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đạt tiêu chuẩn OCOP đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế mới cho nông dân, doanh nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh phát triển kinh tế.Nước mắm Diêm Điền của huyện Thái Thụy - sản phẩm OCOP 3...

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão

Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị...

Tập trung chăm sóc thủy sản sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có diện tích nuôi trồng thủy sản. Để bảo vệ thủy sản, các ngành, địa phương đã chỉ đạo nông dân triển khai nhiều biện pháp. Hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) sử dụng hóa chất xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản sau bão số 3. ...

Lúa, hoa màu, thủy sản thiệt hại nặng nề ở các tỉnh Đông Bắc

Bão số 3 là cơn bão đặc biệt, hình thành phía Đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Bão lớn, gió giật mạnh khiến 121.500ha...

Thả 15 vạn con giống thủy sản ra môi trường tự nhiên

Thả 15 vạn con giống thủy sản ra môi trường tự nhiên ...

Cùng tác giả

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dược và Luật Dữ liệu

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dược và Luật Dữ liệu ...

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT), dự án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục. Một trong những vấn đề được dư luận xã hội rất quan tâm là việc tuyến...

Thái Bình: Gieo trồng 74.000ha lúa và trên 15.000ha cây màu vụ xuân 2025

Thái Bình: Gieo trồng 74.000ha lúa và trên 15.000ha cây màu vụ xuân 2025 ...

Nhanh chóng sản xuất vụ Đông, bù đắp thiệt hại vụ Mùa

Thời điểm này đang là cao điểm thu hoạch lúa Mùa của người dân tỉnh Thái Bình, nhưng do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ lụt vào tháng 9 đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa vụ này.Để đảm bảo giá trị ngành trồng trọt, khôi phục sản xuất của người dân, tỉnh Thái Bình chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa mùa, tiến hành làm đất, sớm gieo...

OMODA & JAECOO Việt Nam được trao giấy chứng nhận đăng …

Sự hợp tác giữa hai tập đoàn Geleximco và Chery không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.Bước tiến chiến lược tại Việt NamTừ ngày 17-21/10, Tập đoàn Chery đã tổ chức thành công Hội nghị Người dùng Toàn cầu tại An Huy, Trung Quốc, với sự tham gia của khoảng 700 khách mời từ 49 quốc gia, đặc biệt là đoàn Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Gieo trồng 74.000ha lúa và trên 15.000ha cây màu vụ xuân 2025

Thái Bình: Gieo trồng 74.000ha lúa và trên 15.000ha cây màu vụ xuân 2025 ...

Nhanh chóng sản xuất vụ Đông, bù đắp thiệt hại vụ Mùa

Thời điểm này đang là cao điểm thu hoạch lúa Mùa của người dân tỉnh Thái Bình, nhưng do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ lụt vào tháng 9 đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa vụ này.Để đảm bảo giá trị ngành trồng trọt, khôi phục sản xuất của người dân, tỉnh Thái Bình chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa mùa, tiến hành làm đất, sớm gieo...

OMODA & JAECOO Việt Nam được trao giấy chứng nhận đăng …

Sự hợp tác giữa hai tập đoàn Geleximco và Chery không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.Bước tiến chiến lược tại Việt NamTừ ngày 17-21/10, Tập đoàn Chery đã tổ chức thành công Hội nghị Người dùng Toàn cầu tại An Huy, Trung Quốc, với sự tham gia của khoảng 700 khách mời từ 49 quốc gia, đặc biệt là đoàn Việt Nam...

Phát triển bền vững sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản

Thái Bình có 194 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 40 sản phẩm. Những sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đạt tiêu chuẩn OCOP đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế mới cho nông dân, doanh nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh phát triển kinh tế.Nước mắm Diêm Điền của huyện Thái Thụy - sản phẩm OCOP 3...

Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề

Sản phẩm của các làng nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển thành sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.Chiếu cói của gia đình ông Nguyễn Văn Xanh, khu Vân Nam, thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023. ...

Không để khó khăn, vướng mắc cản trở tiến độ thực hiện …

Sáng ngày 18/10, các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Thận Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân...

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành …

Sáng ngày 17/10, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành Nội thất Trung Quốc. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị.Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ...

Doanh nghiệp, doanh nhân huyện Tiền Hải: Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Tiền Hải đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Sản xuất tấm panel năng lượng mặt trời tại nhà máy AD Green (cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải). ...

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn đưa các loại cây dược liệu có giá trị vào trồng. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa mất giá” khiến nhiều chủ vườn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Để giải quyết bài toán này, họ đã thực hiện liên kết vùng sản xuất, tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu.Công nhân đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất