Powered by Techcity

Dấu ấn phát triển 73 năm ngành ngân hàng Thái Bình

Cách đây 73 năm, ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành, xây dựng, phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày nay. Đến tháng 9/1951, Tỉnh ủy Thái Bình quyết định thành lập Đại lý Ngân hàng Quốc gia tỉnh Thái Bình, trên cơ sở tiếp nhận hai tổ chức “Ty tín dụng sản xuất” và “Ngân khố quốc gia”, sau đổi thành Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Thái Bình, rồi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Thái Bình, nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình. Chặng đường 73 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng ngành ngân hàng Thái Bình luôn giữ vững vai trò huyết mạch của nền kinh tế, để lại nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và của đất nước.

Hoạt động giao dịch ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thái Bình.

Truyền thống vẻ vang

Những ngày đầu mới thành lập, hệ thống ngân hàng cả nước nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, bởi một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, tự cung, tự cấp, thị trường nhỏ bé, phân tán và bị chia cắt, chi phối bởi chiến tranh; ngân sách bội chi lớn, lạm phát gia tăng, nền kinh tế mất cân đối lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình, góp phần tích cực vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT chính thức chuyển đổi cơ bản mô hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Cùng với cả nước, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình thực hiện chuyển đổi từ mô hình hoạt động một cấp thành hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của NHNN Chi nhánh tỉnh với chức năng kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD). Sau chuyển đổi, hệ thống ngân hàng trên địa bàn từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng. NHNN Chi nhánh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, với nhiệm vụ chủ yếu: tổ chức triển khai cơ chế, chính sách; trung gian thanh toán, tiền tệ kho quỹ; thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các TCTD, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Các TCTD thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tự chủ về tài chính, phát triển quy mô, mạng lưới hoạt động, loại hình sở hữu; tập trung huy động vốn, đầu tư cho vay các thành phần kinh tế, phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và của ngành ngân hàng.

Công ty TNHH Mỹ nghệ Phương Đông (Đông Hưng) phát triển sản xuất từ nguồn vốn của Quỹ Tín dụng nhân dân Đông Phương.

Giữ vững vai trò huyết mạch của nền kinh tế

73 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, ngành ngân hàng Thái Bình không ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất, giữ vững vai trò huyết mạch của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển của ngành, sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đến nay, mạng lưới hoạt động của ngành ngân hàng Thái Bình gồm: NHNN Chi nhánh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và 28 chi nhánh ngân hàng, 85 quỹ tín dụng nhân dân, 1 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô. Các TCTD đã thành lập 8 chi nhánh cấp huyện và thành phố, 95 phòng giao dịch, 44 quỹ tín dụng nhân dân mở rộng địa bàn sang 60 xã và 260 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các xã, phường, thị trấn. Với mạng lưới ngân hàng phủ khắp từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn đã tạo thêm nhiều kênh dẫn vốn đầu tư cho nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch của các thành phần kinh tế.

Không chỉ mở rộng địa bàn hoạt động, nguồn vốn huy động của hệ thống ngành ngân hàng Thái Bình cũng không ngừng tăng trưởng. Đến ngày 30/4/2024, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt 126.450 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 6,5% và tiền gửi dân cư chiếm 93,5% tổng nguồn vốn huy động. Nhờ chủ động được nguồn vốn huy động, ngành ngân hàng Thái Bình đã tích cực đầu tư vốn tín dụng, giúp các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt gần 94.600 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó cho vay lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 17,6%, cho vay lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 30% và cho vay lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 52,4% tổng dư nợ cho vay. Để đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, NHNN Chi nhánh tỉnh chủ động chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN của NHNN cho 225 khách hàng (trong đó có 27 doanh nghiệp và 198 cá nhân) với tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoảng 445 tỷ đồng, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoảng 253 tỷ đồng; cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ cho vay các chương trình đạt gần 505 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các TCTD còn thực hiện giảm lãi suất cho vay theo quy định của NHNN Việt Nam; đến nay mức lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường phổ biến ở mức 6,5 – 8,5%/năm đối với ngắn hạn, 8,5 – 10%/năm đối với trung và dài hạn; riêng lãi suất cho vay mới ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) ở mức 4%/năm (đối với các ngân hàng) và 5%/năm (đối với các quỹ tín dụng nhân dân).

Không ngừng đổi mới, phát triển

Dấu ấn phát triển 73 năm ngành ngân hàng Thái Bình còn thể hiện ở sự đột phá trong ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ số vào các dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN Chi nhánh tỉnh, các TCTD đã tích cực đầu tư đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai hàng loạt các sản phẩm dịch vụ, tiện ích hiện đại, thân thiện, mang lại trải nghiệm và lợi ích thiết thực cho khách hàng như: QRcode, internet banking, mobile banking, thanh toán không tiếp xúc, ví điện tử… tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán, giao dịch. Thói quen chi tiêu, tiết kiệm của người dân và xã hội đã được thay đổi theo hướng tích cực; người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, giao dịch, thanh toán mọi lúc, mọi nơi, giúp cho dòng vốn ngân hàng vận hành linh hoạt, khơi thông và “chảy” vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Phương thức thanh toán số lan tỏa nhanh chóng và quen thuộc được người dân đón nhận, nhất là thanh toán cho dịch vụ hành chính công và các dịch vụ thiết yếu khác như tiền học phí, viện phí, chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội… Đến ngày 30/4/2024, các TCTD trên địa bàn lắp đặt 208 máy ATM, 1.265 thiết bị chấp nhận thẻ POS, mở gần 1,8 triệu tài khoản, phát hành hàng nghìn mã QRcode, trên 2,2 triệu thẻ thanh toán các loại; thực hiện trả lương qua tài khoản cho 2.100 cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp với gần 180.000 lao động nhận lương qua tài khoản. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng nhanh, trở thành phương thức thanh toán chủ yếu trong nền kinh tế.

Tự hào, kế thừa và phát huy truyền thống 73 năm thành lập, xây dựng, đổi mới, phát triển và hội nhập của Ngân hàng Thái Bình, trong thời gian tới, tập thể lãnh đạo, công chức, nhân viên ngành ngân hàng Thái Bình tiếp tục đồng tâm hiệp lực, đổi mới và sáng tạo, quyết tâm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được Thống đốc NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao, góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra, phấn đấu đến năm 2030 đưa Thái Bình trở thành tỉnh phát triển khá và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình

Chiều ngày 17/11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, thông...

Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tối ngày 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng khai mạc hội diễn. ...

Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình

Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình ...

Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024

Chiều ngày 12/11, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc bộ năm 2024 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghe và cho ý kiến về công tác tổ chức hội chợ và các sự kiện: Liên hoan thanh niên nông thôn toàn quốc; lễ trao Giải...

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng ...

Cùng tác giả

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình

Chiều ngày 17/11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, thông...

Nhiều đề xuất chiến lược và đột phá nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của APEC

 Chủ tịch nước Lương Cường rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự...

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết về ý nghĩa của chuyến công tác tại Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam? Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Cùng chuyên mục

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật …

 Ngày 13/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai. Dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm...

Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024

Chiều ngày 12/11, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc bộ năm 2024 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghe và cho ý kiến về công tác tổ chức hội chợ và các sự kiện: Liên hoan thanh niên nông thôn toàn quốc; lễ trao Giải...

Phối hợp tổ chức thành công hội chợ nông nghiệp quốc tế …

Chiều ngày 12/11, đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức hội chợ quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 chủ trì cuộc họp triển khai các nội dung liên quan đến hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024; Liên hoan Thanh niên nông thôn toàn quốc; lễ trao Giải thưởng Lương Định Của...

UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng

UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng ...

Gỡ vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) VSIP Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore tại Quyết định số 1004/QĐ-TTg, ngày 29/8/2023. Dự án được thực hiện tại 2 xã An Tân, Thụy Trường (Thái Thụy) với quy mô sử dụng đất hơn...

Nỗ lực chống khai thác IUU tại tỉnh Thái Bình

Các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình và các huyện ven biển quyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Theo đó, tỉnh tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá, có nhiều giải pháp xóa tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép).Thực hiện chống khai thác IUU, các lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình...

Phát triển nông nghiệp bền vững với nhiều mô …

Cùng với duy trì phát huy thế mạnh các loài vật nuôi chủ lực của địa phương, thời gian qua nhiều người dân tỉnh Thái Bình đã mạnh dạn chuyển đổi, phát triển các mô hình chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp.Sau những khó khăn trong chăn nuôi do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi của vài năm về trước, ông Hoàng Xuân Tùng,...

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ...

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ...

Trung tâm Hỗ trợ xúc tiến đầu tư và Phát triển tỉnh Thái …

Sáng ngày 7/11, tại Bắc Ninh, Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Sở Công Thương Bắc Ninh tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Trung tâm Hỗ trợ xúc tiến đầu tư và Phát triển tỉnh Thái Bình đã ký kết biên bản ghi nhớ với Hiệp hội rau quả Việt Nam.Đây là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất