Powered by Techcity

Phát huy giá trị lễ hội đền Trần trong phát triển kinh tế – xã hội

Đền Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014. Hàng năm, lễ hội được tổ chức từ ngày 13 – 17 tháng Giêng với nhiều hoạt động phong phú, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Đây là niềm tự hào, nguồn động viên, cổ vũ nhân dân tiếp tục lưu giữ và trao truyền hào khí Đông A, đồng thời mở ra cơ hội cho phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Đền Trần Thái Bình có nhiều nét văn hóa riêng đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương.

Hưng Hà là vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất thiêng với bề dày truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng, nơi hội tụ linh khí đất trời, phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần – một vương triều hùng mạnh bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam, một triều đại gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy oanh liệt, hiển hách, lẫy lừng, một triều đại oai hùng với những tiền nhân kiệt xuất, “sinh vi tướng, tử vi thần”, từng có công khai sáng, làm rạng danh non sông đất nước. Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông nhà Trần và các vua đầu triều Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông); đồng thời, đây cũng là nơi có các đền, miếu linh thiêng thờ các vị vua đầu triều Trần, các hoàng hậu, thái hậu, vương phi, công chúa cùng nhiều tướng soái tài ba, nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Chính vì thế mà những năm gần đây đền Trần đã có hàng chục vạn người từ khắp nơi về dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị vua triều Trần.

Ông Bùi Hồng Thái, phường Cổ Nhuế, thành phố Hà Nội cho biết: Đền Trần là một trong những địa điểm du xuân nổi tiếng ở Thái Bình nói riêng, miền Bắc nói chung. Đây không chỉ là nơi để chúng tôi tỏ lòng tri ân công lao các vị vua triều Trần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là cơ hội để mỗi người dân thêm hiểu, thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi khi đến đây, tôi thấy dâng lên một cảm xúc thiêng liêng để khi ra về cảm thấy trong lòng thanh thản với niềm tin một năm mới may mắn, thành công.

Không chỉ bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử đền Trần, lễ hội đền Trần còn là cơ hội để địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các hoạt động dịch vụ thương mại. Hiện tại, xã Tiến Đức có hơn 200 hộ kinh doanh dịch vụ với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và biếu tặng của nhân dân. Trong thời gian diễn ra lễ hội, lượng du khách sẽ tăng lên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ sẽ cao hơn, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây. 

Bà Nguyễn Thị Sửu, xã Tiến Đức cho biết: Tôi bán hàng tại đền Trần đến nay đã hơn 10 năm, chủ yếu là bánh cáy, kẹo lạc vì đây đều là những đặc sản của Thái Bình nên thu hút lượng khách hàng lớn. Mỗi mùa lễ hội chúng tôi có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng.

Ông Hoàng Đình Nhưng, Chủ tịch UBND xã Tiến Đức cho biết: Nhờ có lễ hội đền Trần mà đời sống nhân dân được nâng cao, quê hương ngày càng khởi sắc. Năm 2023, kinh tế của xã tăng 10,92%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 66,9 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,93%. Trong thời gian tới, chúng tôi định hướng xây dựng sản phẩm kẹo lạc và một số sản phẩm nông nghiệp của xã trở thành sản phẩm đặc thù với mong muốn quảng bá những sản phẩm của địa phương đến du khách, từng bước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Đường vào đền Trần được đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, chiêm bái.Các gian hàng được bố trí gọn gàng, khoa học.  

Những năm qua, huyện Hưng Hà đã tập trung đầu tư hạ tầng du lịch, hình thành các tuyến du lịch gắn với các di tích trọng điểm, kết hợp xây dựng các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Đồng thời, tăng cường quảng bá, liên kết, hợp tác phát triển du lịch; đẩy mạnh xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí… Bên cạnh đó, gắn du lịch Hưng Hà với du lịch của tỉnh, của vùng miền và cả nước; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách; kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các di tích…, sớm đưa Hưng Hà trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh. 

Ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hưng Hà đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, mục tiêu cụ thể, phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 lượng khách du lịch tăng bình quân 10 – 15%/năm; xây dựng 2 – 3 tuyến, tour du lịch gắn với các khu, cụm di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch trọng điểm trong và ngoài huyện; mỗi điểm du lịch văn hóa tâm linh và các điểm du lịch khác trong huyện có một tổ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách tham quan. Đây sẽ là điều kiện để quảng bá hình ảnh và nâng tầm lễ hội, tạo động lực để phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Lễ hội đền Trần là nơi diễn ra các nghi lễ tâm linh, các trò chơi, trò diễn dân gian. Đây là dịp để các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng bào, du khách thập phương tề tựu về mảnh đất linh thiêng, thắp nén tâm nhang tưởng niệm và tri ân các vị vua triều Trần. Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa thời Trần, biến hào khí Đông A lẫy lừng của vương triều Trần thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Hưng Hà ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

Trong phát triển du lịch tại Thái Bình, loại hình du lịch tâm linh, đặc biệt gắn với các lễ hội truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nhiều tiềm năng khai thác. Đối với lễ hội đền Trần, việc tổ chức lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của các tầng lớp nhân dân mà rất nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong lễ hội góp phần bảo lưu truyền thống và mang nét khác biệt luôn thu hút rất đông nhân dân địa phương, du khách thập phương tìm hiểu, khám phá trong các ngày diễn ra lễ hội. Thời gian tới, xu thế du lịch tâm linh sẽ tiếp tục phát triển. Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân, tin tưởng lễ hội đền Trần tại Thái Bình sẽ luôn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh đối với du khách trong và ngoài nước.

Ông Trần Bá Phúc

(Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh)

Thanh Thủy



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2024

Tối ngày 22/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2024.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Bình dự lễ khai mạc. ...

Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 1/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến thảo luận ở hội trường ngày 1/11. (Ảnh: DUY LINH). Quốc hội dành cả ngày...

Cùng tác giả

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình

Chiều ngày 17/11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, thông...

Nhiều đề xuất chiến lược và đột phá nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của APEC

 Chủ tịch nước Lương Cường rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự...

Những ngôi làng quy hoạch “đẹp như bàn cờ” ven biển Hải Phòng và Thái Bình

(Dân trí) – Những ngôi làng được quy hoạch vuông vức, thẳng hàng ở vùng ven biển TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình khi nhìn từ trên cao trông giống như những bàn cờ khổng lồ. Khu dân cư thuộc xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo, Hải Phòng – vùng đất nằm ven sông Thái Bình và sông Hóa) có đường làng chạy song song, cắt nhau tạo ra những ô vuông đều tăm tắp. Mỗi nhà đều có sân, vườn, ao...

Chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết về ý nghĩa của chuyến công tác tại Chile và Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam? Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Cùng chuyên mục

Khánh thành trùng tu đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu

Sáng ngày 16/11, xã Liên Hiệp (Hưng Hà) tổ chức khánh thành trùng tu di tích lịch sử quốc gia đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu dự lễ khánh thành. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Về...

Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tối ngày 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng khai mạc hội diễn. ...

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng

Tổng duyệt chương trình khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng

Nghệ sĩ Thái Bình có 11 tác phẩm trưng bày tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng ...

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng

8 đoàn nghệ thuật quần chúng các tỉnh, thành phố tham dự hội diễn Hội tụ sông Hồng ...

Nghệ thuật chèo: Trên đường ghi danh thế giới

Năm 2023, nghệ thuật chèo Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2024, hồ sơ nghệ thuật chèo được trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống, đặc biệt ở phong trào quần chúng, tỉnh Thái Bình đã...

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao

Hưng Hà: 150 học viên hoàn thành tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa, thể thao ...

Tuổi trẻ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong thời kỳ 4.0 có trách nhiệm rất lớn của thế hệ trẻ. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều hoạt động góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh.Em Trần Thị Hồng Nhung và em Lê Út Chi thể hiện trích đoạn chèo “Nghi Xuân Tấn Lực” trong đêm chung kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại

Được xây dựng, tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay trên địa bàn tỉnh, hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm công trình kiến trúc, di tích khảo cổ, bảo vật, cổ vật… đa dạng, phong phú và là những chứng tích thể hiện cội nguồn, bản sắc văn hóa. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể đã từng bước đáp ứng nhu cầu sinh...

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc

Học sinh Thái Bình đạt giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất