Powered by Techcity

Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù và xem xét, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài chính, ngân sách

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 16/1, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội nghe các tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ và hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Các đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự Kỳ họp.

Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Theo đó, dự thảo Nghị quyết gồm 6 điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành. Nội dung cơ bản của 8 cơ chế đặc thù, bao gồm: Cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; Ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15; cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các quy định khác có liên quan;… Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất: Cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương.

Nhấn mạnh việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết là đúng thẩm quyền, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào một số nội dung trọng tâm như: Phạm vi, giải thích từ ngữ, thời gian thực hiện nghị quyết; về các chính sách cụ thể tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết; những vấn đề liên quan đến kiểm toán;…

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, nội dung các chính sách tại Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo đó, mục tiêu của việc ban hành Nghị quyết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, với 8 chính sách được đề xuất, có 4 chính sách gồm: Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp có tính khả thi cao; đưa vào thực hiện được ngay. Đối với 4 chính sách còn lại, tiếp tục làm rõ hơn, bảo đảm sự phù hợp và tính khả thi cao.

Liên quan đến khoản 5, về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự thảo Chính phủ đưa ra 2 phương án. Góp ý vào nội dung này, đại biểu Nguyễn Văn Huy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình bày tỏ tán thành phương án 1. Theo đại biểu, phương án này kế thừa được kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án cộng đồng của Chương trình 135 trước đây. Tuy nhiên, cần phải có nghiệm thu trước khi giao cho cộng đồng, chủ trì liên kết quản lý. Tại điểm b, Chính phủ nghiên cứu ở những vùng biến đổi khí hậu, đối với các tài sản có giá trị trên 500 triệu, ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 20%, giá trị tài sản còn lại là vốn của chủ trì liên kết hoặc được hưởng vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài ra, để phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, chính sách này có thể giao cho UBND các tỉnh quy định từng trường hợp cụ thể. Đại biểu cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm soát chặt chẽ, tránh việc trục lợi từ chính sách, đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu tán thành việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Vũ Sơn Tùng

(Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật

Sáng 9/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự.Đồng chí Ngô Đông Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ,...

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật ...

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, sáng ngày 6/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu tại phiên họp. Qua...

Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch...

Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế...

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết

Sáng ngày 31/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.Các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình dự phiên họp. ...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học và mở rộng phong phú, tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề quốc gia và khu vực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Chile. Đây là một...

Chạy bộ sẽ nhanh già đi?

Thạc sĩ – bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Có một quan niệm gọi là Runner’s face – tức là gương mặt của những người chạy bộ thường xuyên có thể trông gầy hơn, da mặt có thể nhăn nheo và chảy xệ hơn so với người không chạy bộ. Tuy nhiên, không hẳn là chạy bộ sẽ khiến da mặt nhanh già đi. Các nguyên nhân chính dẫn đến Runner’s...

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN – BAO TRÙM – TĂNG TRƯỞNG Kể từ khi thành lập năm 1989, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

HLV Ruben Amorim thay đổi toàn bộ M.U

Một M.U mới từ ban huấn luyện Đây được xem là mắt xích cuối cùng trong cuộc cải tổ toàn diện CLB M.U dưới sự điều hành của tỉ phú Jim Ratcliffe và cộng sự ở Tập đoàn INEOS, đồng sở hữu đội bóng cùng gia đình nhà Glazer. Trước đó, bộ máy của “Quỷ đỏ” thành Manchester đã được cơ cấu ở thượng tầng, đáng chú ý nhất là giám đốc điều hành mới Omar Berrada, và Dan Ashworth...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học và mở rộng phong phú, tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề quốc gia và khu vực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Chile. Đây là một...

Chạy bộ sẽ nhanh già đi?

Thạc sĩ – bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Có một quan niệm gọi là Runner’s face – tức là gương mặt của những người chạy bộ thường xuyên có thể trông gầy hơn, da mặt có thể nhăn nheo và chảy xệ hơn so với người không chạy bộ. Tuy nhiên, không hẳn là chạy bộ sẽ khiến da mặt nhanh già đi. Các nguyên nhân chính dẫn đến Runner’s...

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN – BAO TRÙM – TĂNG TRƯỞNG Kể từ khi thành lập năm 1989, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

HLV Ruben Amorim thay đổi toàn bộ M.U

Một M.U mới từ ban huấn luyện Đây được xem là mắt xích cuối cùng trong cuộc cải tổ toàn diện CLB M.U dưới sự điều hành của tỉ phú Jim Ratcliffe và cộng sự ở Tập đoàn INEOS, đồng sở hữu đội bóng cùng gia đình nhà Glazer. Trước đó, bộ máy của “Quỷ đỏ” thành Manchester đã được cơ cấu ở thượng tầng, đáng chú ý nhất là giám đốc điều hành mới Omar Berrada, và Dan Ashworth...

Tháo gỡ vướng mắc thể chế, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

Chiều 12/11, sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Đặt vấn đề chất vấn Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, hiện còn một số hạn chế trong phân...

Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 12/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, với 3 vấn đề: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ...

Tuyên bố chung Chi-lê – Việt Nam

Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường tổ chức họp báo  1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới nước Cộng hòa Chi-lê từ ngày 9-11/11/2024. 2. Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã cùng...

Xây dựng, phát triển bền vững sản phẩm OCOP

Những năm qua, bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái Bình còn đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP trong ngành chăn nuôi, thủy sản, đem lại hiệu quả thiết thực trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định kinh tế cho các chủ thể OCOP. Để giúp nông dân tiếp cận, làm chủ kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP tích...

Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, tăng thêm 1 phương thức so với năm 2024. Đây sẽ là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi riêng của nhà trường để xét tuyển đại học. 5 phương thức còn lại gồm: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả...

Tin nổi bật

Tin mới nhất