Powered by Techcity

Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Thái Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới, phát triển, hiệu quả

Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/TTg triển khai đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Đây là một trong những bước đi đầu tiên cụ thể hóa các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước hình thành nên hệ thống QTDND của cả nước nói chung và hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình nói riêng. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình đã không ngừng phát triển cả về số lượng, quy mô, chất lượng, khẳng định được vai trò tích cực trong việc góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đồng chí Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thăm và làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân Thanh Nê (Kiến Xương).

Phát triển lớn mạnh

Trên cơ sở được trung ương lựa chọn là 1 trong 14 tỉnh, thành phố của cả nước triển khai thí điểm đề án thành lập QTDND, Thái Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm thành lập QTDND trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh nghiêm túc triển khai, thực hiện. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh với tư cách là thành viên sáng lập QTDND đã chủ động hướng dẫn nội dung hoạt động, bảo đảm các thủ tục hành chính pháp lý về thành lập QTDND, tổ chức đào tạo cán bộ, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm hoạt động đúng quy chế, điều lệ. Đợt đầu thí điểm tại 4 huyện: Thái Thụy, Hưng Hà, Tiền Hải và Vũ Thư với 12 xã thành lập QTDND mới và 5 xã đã có HTX tín dụng được cấp phép hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty Tài chính từ năm 1992. Để chuẩn bị cho các QTDND khai trương hoạt động, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên, tiến hành biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn cho 52 cán bộ của 19 xã thí điểm; triển khai các văn bản hướng dẫn của NHNN Việt Nam về tổ chức hoạt động của QTDND; đồng thời, bố trí mỗi huyện 1 cán bộ chuyên trách tham mưu cho huyện về thành lập QTDND, có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, nắm bắt tình hình các QTDND. 

Với sự vào cuộc tích cực, đến ngày 31/12/1994, toàn tỉnh có 16 QTDND được thành lập với 3.859 thành viên gia nhập, vốn điều lệ đạt 435 triệu đồng, vốn huy động đạt 1.785 triệu đồng và dư nợ cho vay đạt 3.039 triệu đồng. Từ hiệu quả bước đầu thực hiện thí điểm, đến tháng 3/1995, Thường trực Tỉnh ủy đã nhất trí việc mở rộng thành lập các QTDND ở tất cả các huyện, thị xã nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Đến cuối tháng 12/1996, toàn tỉnh có 75 QTDND với 33.422 thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động đạt 54,2 tỷ đồng, trong đó vốn huy động đạt 27,6 tỷ đồng; các quỹ đã có 54.613 lượt thành viên vay vốn. Sự hình thành, phát triển, tăng trưởng của hệ thống QTDND Thái Bình trong những năm thí điểm đã tạo lập được một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn; một định chế tài chính mới thay thế cho mô hình HTX tín dụng trước đây.

Những thành tựu đạt được của hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình

  • 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
  • 19 bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam;
  • 34 bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam;
  • 85 bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh;
  • 1 QTDND được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba;
  • 2 cờ thi đua của NHNN Việt Nam;
  • 6 QTDND được nhận giải thưởng Bông lúa vàng…

Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển

Sau khi được thành lập, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW, ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị, đề án cơ cấu lại hệ thống QTDND trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015, đề án cơ cấu lại hệ thống QTDND trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 đến nay, các QTDND trên địa bàn tỉnh thực hiện tăng vốn điều lệ theo đúng mức vốn điều lệ chuẩn y của NHNN Chi nhánh tỉnh, không có tình trạng chi phối về vốn điều lệ và hoạt động bởi một số ít thành viên; chủ động tăng cường quản lý, giám sát hoạt động, đặc biệt là hoạt động của các phòng giao dịch, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phù hợp với thực tế hoạt động của từng QTDND; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, có định hướng chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; cơ bản hoàn thành khắc phục các tồn tại, sai phạm trong hoạt động, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động được bảo đảm, nợ xấu ở mức thấp (0,5%/tổng dư nợ); không ngừng nỗ lực để phát triển thành viên, chú trọng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của thành viên và dân cư, qua đó cung ứng vốn kịp thời, tạo điều kiện để thành viên phát triển sản xuất, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” ở địa phương. 

Đến thời điểm 30/6/2023, toàn tỉnh có 85 QTDND hoạt động trên địa bàn 146 xã, phường, thị trấn, tăng 69 QTDND; tổng số thành viên 156.467 người (bình quân 1.840 thành viên/QTDND), tăng 40,6 lần; tổng nguồn vốn đạt 13.545 tỷ đồng (bình quân 159 tỷ đồng/QTDND), tăng 4.203 lần, trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 12.412 tỷ đồng (bình quân 146 tỷ đồng/QTDND), tăng 6.954 lần; tổng dư nợ cho vay đạt 9.928 tỷ đồng (bình quân 117 tỷ đồng/QTDND), tăng 3.267 lần; chênh lệch thu nhập và chi phí đạt 77,7 tỷ đồng, tăng 655 lần so với năm 1994.

Hoạt động giao dịch tại Quỹ Tín dụng nhân dân Tân Phong (Vũ Thư).

Song song với công việc chuyên môn, hệ thống QTDND luôn ý thức trách nhiệm với cộng đồng, tích cực trong công tác an sinh xã hội. Từ năm 2016 – 2022, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đã ủng hộ 2,6 tỷ đồng đóng góp vào các quỹ vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, thăm hỏi các gia đình chính sách… và chung tay ủng hộ mua trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19 số tiền 2,1 tỷ đồng. Với sự nỗ lực phấn đấu của các QTDND, hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn đã căn bản hoàn thành công tác củng cố, chấn chỉnh và tạo lập những cơ sở nền tảng quan trọng cho giai đoạn hoàn thiện và phát triển trong những năm tiếp theo.

Sự thành công của hệ thống QTDND trong suốt chặng đường 30 năm qua phải kể đến vai trò hết sức quan trọng của QTDND khu vực tỉnh Thái Bình nay là Ngân hàng HTX Việt Nam Chi nhánh tỉnh – là cầu nối nhằm điều hòa vốn giữa các QTDND, chuyển vốn của QTDND trung ương đến các QTDND để cho vay thành viên, bảo đảm dòng chảy thông suốt, tháo gỡ khó khăn về thanh khoản trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng HTX Việt Nam Chi nhánh tỉnh còn triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chăm sóc, tư vấn cho các QTDND thành viên đặc biệt là nhiệm vụ liên kết hệ thống QTDND, từ đó góp phần giữ vững sự ổn định trong hoạt động của hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình. 

Đến nay, Ngân hàng HTX Việt Nam Chi nhánh tỉnh đã kết nạp 63 QTDND vào hệ thống ngân hàng điện tử (CF-eBank). Để góp phần hỗ trợ khó khăn về tài chính, hỗ trợ thanh khoản, đồng thời tăng cường gắn kết hoạt động của hệ thống QTDND, tỉnh còn thành lập và đi vào hoạt động Quỹ an toàn hệ thống QTDND, Văn phòng đại diện Hiệp hội QTDND Việt Nam tại Thái Bình.

Định hướng phát triển

Phát huy truyền thống, thành tựu của bề dày lịch sử 30 năm xây dựng và trưởng thành; với những thành tích và bài học kinh nghiệm, trong thời gian tới, hệ thống QTDND tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và NHNN Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể; tăng cường củng cố, phát triển theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình TCTD là HTX theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các thành viên QTDND, hướng tới mục tiêu chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống; nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa tình hình tài chính cho các QTDND, phấn đấu đến năm 2030 không còn QTDND hoạt động yếu kém, có vốn điều lệ ở mức trên 2 tỷ đồng, nợ xấu ở mức dưới 3%, tỷ trọng tiền gửi của thành viên đạt tối thiểu 65% tổng nguồn vốn huy động của QTDND, 85/85 QTDND hoạt động kinh doanh có lãi; hoạt động quản lý, nghiệp vụ của các QTDND từng bước thực hiện số hóa theo lộ trình kế hoạch của NHNN Việt Nam và của UBND tỉnh Thái Bình về chuyển đổi số. Hệ thống QTDND ngày càng được củng cố, tăng cường, bảo đảm hoạt động an toàn, hỗ trợ tích cực đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.

Phan Thị Tuyết Trinh
(Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình)



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuẩn bị chu đáo cho kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Chuẩn bị chu đáo cho kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc phát sinh đột xuất ...

Họp Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh

Họp Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh ...

Đoàn đại biểu hai tỉnh Thái Bình và Trà Vinh dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Bình, sáng ngày 22/6, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thái Bình và đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ và Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam (phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình).Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thái Bình và đoàn công tác của Ban...

Kinh tế – xã hội của tỉnh 5 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc

Chiều ngày 27/5, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2024.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp. ...

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh: Tổ chức giao lưu, biểu diễn nghệ thuật truyền thống

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh: Tổ chức giao lưu, biểu diễn nghệ thuật truyền thống ...

Cùng tác giả

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành …

Sáng ngày 17/10, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành Nội thất Trung Quốc. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị.Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ...

Doanh nghiệp, doanh nhân huyện Tiền Hải: Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Tiền Hải đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Sản xuất tấm panel năng lượng mặt trời tại nhà máy AD Green (cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải). ...

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao trách nhiệm của cả...

Đây là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03 tháng 10 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ảnh: Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Keo, huyện Vũ Thư.Theo Nghị quyết 09-NQ/TU, những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, đặc...

Đồng Yen Nhật duy trì biến động trái chiều tại các ngân hàng

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 17/10/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 17/10/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 161,58 VND/JPY và tỷ giá bán là 170,98 VND/JPY – tăng 0,17 đồng ở chiều mua và tăng 0,18 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 0,32 đồng ở chiều mua và chiều bán, tương đương với mức...

Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 68/KH-SVHTTDL ngày 09/9/2024 về việc Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thái Bình lần thứ Tư - năm 2024. Chiếng chèo lang Khuốc. Ảnh minh họa.Với mục đích xét chọn, tôn vinh những cá nhân là người Thái Bình có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; có...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành …

Sáng ngày 17/10, đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn Công tác của Hiệp hội ngành Nội thất Trung Quốc. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị.Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh dự buổi làm việc.Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ...

Doanh nghiệp, doanh nhân huyện Tiền Hải: Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện Tiền Hải đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt khó duy trì sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Sản xuất tấm panel năng lượng mặt trời tại nhà máy AD Green (cụm công nghiệp An Ninh, Tiền Hải). ...

Kiến Xương: Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, Kiến Xương phấn đấu tổng giá trị sản xuất tăng 10,50% so với năm 2023. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt trên 10.500 tỷ đồng, tăng 5,76% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước, đạt 54,8% kế hoạch năm. Xác định rõ nguyên nhân, những tháng cuối năm, Huyện ủy, UBND huyện sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt...

Tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn đưa các loại cây dược liệu có giá trị vào trồng. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa mất giá” khiến nhiều chủ vườn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Để giải quyết bài toán này, họ đã thực hiện liên kết vùng sản xuất, tìm hướng đi bền vững cho cây dược liệu.Công nhân đóng gói sản phẩm tại Hợp tác xã...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án …

Sáng ngày 15/10, huyện Thái Thụy tổ chức hội nghị quán triệt, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án khu công nghiệp (KCN) VSIP Thái Bình.Đại biểu dự hội nghị.Dự án KCN VSIP Thái Bình được triển khai thực hiện tại 2 xã An Tân, Thụy Trường với quy mô sử dụng đất là 349,1432ha. Huyện đang tập trung GPMB giai đoạn 1 của dự án với diện tích đất thu hồi 278ha...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU

Khắc phục những tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU ...

Thái Bình phát triển sản phẩm OCOP vượt xa mục tiêu đề ra

Bằng hướng đi đúng, cách làm bài bản, không chạy theo số lượng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở tỉnh Thái Bình đến nay phát triển ổn định, có tính bền vững và bước đầu phát huy hiệu quả.Các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây luôn quan tâm, hỗ trợ sát sao để đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP.Ông Vũ Công Bình, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông...

Thành phố: Gặp mặt doanh nghiệp tiêu biểu

Thành phố: Gặp mặt doanh nghiệp tiêu biểu ...

Thái Bình và những nghị quyết “mở đường” phát triển-Bài …

Từ chủ trương lớn đã đề ra, Tỉnh ủy Thái Bình xác định, để hiện thực hoá khát vọng phát triển, mạnh giàu thì không có cách nào khác là phải phát huy nội lực, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp giàu tâm huyết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đây là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, là nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện thành công các chủ trương, nghị quyết đề...

Nông dân đổi mới trong thời đại mới

Ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, người nông dân cũng tích cực đổi mới để thích nghi trong thời đại mới.Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Vũ Văn Của, hội viên nông dân xã Thái Thượng (Thái Thụy) cho hiệu quả kinh tế cao. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất