Trang chủDi sảnThái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Tự hào “Quê hương năm tấn” – vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm của người dân Thái Bình, nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa.

Lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Minh Đức, tỉnh Thái Bình đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, để lại cho thế hệ sau hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như đình, đền, miếu, chùa và từ đường… Cùng với đó, nhiều loại hình diễn xướng dân gian nổi tiếng, hàng trăm lễ hội truyền thống và hàng chục trò chơi, trò diễn dân gian độc đáo vẫn được duy trì cho đến nay.

Đây là tiềm năng lớn để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống và phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tỉnh Thái Bình, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cần sự huy động tối đa nguồn lực của xã hội, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, với vị trí, vai trò là chủ thể của di sản văn hóa.

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa
Lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thu Hương

Cũng theo ông Phạm Minh Đức, hiện nay hầu hết làng quê ở tỉnh Thái Bình đều có lễ hội truyền thống. Mỗi xã thường có ít nhất một lễ hội, có xã nhiều tới 4 lễ hội với đủ các loại hình. Các lễ hội này không chỉ tái hiện cuộc sống nông nghiệp mà còn tôn vinh các anh hùng dân tộc, người có công với dân, với nước. Đặc biệt, tháng Giêng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội nhất, tạo không khí vui tươi, rộn ràng cho người dân và du khách.

Một trong những lễ hội dân gian diễn ra vào dịp đầu Xuân tại tỉnh Thái Bình là lễ hội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư). Ngay từ những ngày đầu năm mới, chùa Keo thu hút đông đảo du khách, nhưng phải đến ngày hội xuân vào mùng 4 tháng Giêng, không khí lễ hội mới thực sự sôi động. Du khách không chỉ đến để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo rất ít các công trình văn hóa cổ còn giữ được mà còn được chứng kiến các nghi lễ truyền thống như lễ khai chỉ, mở cửa đền Thánh ghi nhớ công đức của Thiền sư Không Lộ và đặc biệt là tham gia vào hội thi kéo lửa nấu cơm đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, không thể thiếu trong mỗi kỳ lễ hội Xuân.

Ngoài lễ hội chùa Keo, tỉnh Thái Bình còn tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc khác, như lễ hội đền Trần, lễ hội đền Tiên La tưởng nhớ nữ tướng Vũ Thị Thục, lễ hội đền Hét thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão và lễ hội làng Thượng Liệt với những điệu múa truyền thống. Những lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn là dịp để người dân giao lưu, kết nối.

Hấp dẫn các trò chơi dân gian cổ truyền

Bên cạnh các lễ hội, tỉnh Thái Bình còn lưu giữ nhiều trò chơi dân gian cổ truyền độc đáo. Những trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng các giá trị văn hóa sâu sắc. Trong số đó, có thể kể đến thi làm cỗ cá ở lễ hội đền Trần, thi kéo lửa nấu cơm ở lễ hội chùa Keo và lễ hội bơi trải trên sông Diêm Hộ.

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa
Nét độc đáo hội thi vật cầu tại lễ hội đền Hét, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thu Hương

Tục thi cỗ cá trong lễ hội đền Trần gợi nhớ về thuở hàn vi của nhà Trần gắn với sông nước, trong khi Hội thi “kéo lửa nấu cơm cần” lại tái hiện sự ứng biến của quân và dân trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, các hội thi như gói bánh chưng hay pháo đất cũng góp phần bảo tồn những tập quán đẹp và thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Theo thống kê, tỉnh Thái Bình hiện đang lưu giữ hơn 40 trò chơi dân gian, bao gồm các trò chơi dành cho trẻ em, thi tài và các trò chơi vui khỏe. Các trò chơi này không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn gắn kết cộng đồng, xây dựng cuộc sống tinh thần phong phú và tạo nên sắc thái riêng cho văn hóa Thái Bình.

Nơi khởi nguồn của những làn chèo cổ

Tỉnh Thái Bình nổi tiếng là cái nôi của những làn điệu chèo cổ. Hầu hết các nhà hát và đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có sự góp mặt của nghệ sĩ Thái Bình. Nhiều nghệ sĩ chèo từ đây đã được phong tặng danh hiệu cao quý như nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa
Thái Bình nổi tiếng là cái nôi của những làn điệu chèo cổ. Ảnh: Thu Hương

Nhà hát Chèo Thái Bình thường xuyên bảo lưu các vở chèo cổ và các thế hệ nghệ sĩ, dù đã nghỉ hưu, vẫn tích cực tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình. Điều này giúp cho tinh hoa chèo Thái Bình tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

Không chỉ các nghệ sĩ chuyên nghiệp, tình yêu với nghệ thuật chèo còn lan tỏa đến nhiều tầng lớp nhân dân. Việc duy trì các câu lạc bộ chèo tại các địa phương đã thu hút đông đảo người tham gia, từ thanh thiếu niên đến người cao tuổi.

Năm 2023, nghệ thuật chèo Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong năm 2024, hồ sơ nghệ thuật chèo sẽ được trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật chèo không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc của người dân Thái Bình.

Trong suốt hàng nghìn năm hình thành và phát triển, nhiều loại hình văn hóa dân gian khác cũng đã được gìn giữ và phát huy qua các thế hệ người con Thái Bình. Những đóng góp này không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hóa của đất nước mà còn khẳng định vị thế của Thái Bình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 3.000 di tích đã được kiểm kê; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 120 di tích cấp quốc gia, hơn 600 di tích cấp tỉnh và 2 bảo vật quốc gia. Cùng với nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật trình diễn chèo và nghề dệt đũi Nam Cao, Thái Bình còn có 9 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những tài nguyên quý vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân địa phương vừa là nguồn lực, tiềm năng để phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn: https://congthuong.vn/thai-binh-bao-ton-phat-trien-kho-tang-di-san-van-hoa-370381.html

Cùng chủ đề

231 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Ông Lê Văn Dũng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, cho biết: Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tham gia của các chủ thể OCOP trong tỉnh. Các chủ thể đã quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản nên chất lượng các sản phẩm nâng lên;...

Cụ ông 95 tuổi thoát nỗi ám ảnh bí tiểu sau ca phẫu thuật tuyến tiền liệt

Các bác sĩ vừa thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser cho cụ ông 95 tuổi. ...

TPHCM kỷ luật 2 tập thể, 5 đảng viên liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM vừa xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức đảng, 5 đảng viên trong 2 "siêu ban" về lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị do liên quan vụ Tập đoàn Thuận An. Nội dung được Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đưa ra trong thông cáo về xem xét, thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng và 8 cá nhân. Theo đó, Ủy ban Kiểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Cộng hòa Séc

Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi gặp song phương với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc Daniel Blazkovec. Nhân dịp tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan và Cộng hòa Séc, chiều 20/1, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc, Thượng tướng Lê Huy Vịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/01): Bật tăng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/01): Tại thị trường trong nước, trong khi giá vàng miếng tăng, giá vàng nhẫn của một số thương hiệu tăng theo. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện...

Tăng khi tổng thống Mỹ nhậm chức

Giá vàng hôm nay 21/01/2025: Giá vàng thế giới tăng sau lễ nhậm chức tổng thống Mỹ, trong khi đó, giá vàng trong nước bất động ở cả hai chiều mua và bán. Giá vàng hôm nay 21/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 21/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty...

Giá heo hơi hôm nay 21/1/2025: Tiếp tục đứng giá

Giá heo hơi hôm nay 21/1/2025 tiếp tục ghi nhận sự ổn định ở cả ba miền trên toàn quốc. Hiện giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. ...

Giá cà phê trong nước ngày 21/1/2025 giảm trung bình 900 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 21/1/2025. Giá cà phê thế giới tăng "phi mã" Giá cà phê hôm nay 21/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế...

Bài đọc nhiều

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Nghề trồng đào Nhật Tân được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lãnh đạo quận Tây Hồ, phường Nhật Tân đón nhận di sản văn hóa phi vật thể "tri thức dân gian, nghề thủ công truyền...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch. Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Cùng chuyên mục

Kỳ đài hơn 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng hùng thiêng của Hà Nội

Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) trên đường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội, là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch. Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía...

Có thêm 5 di tích quốc gia đặc biệt, gồm cả tháp bà Ponagar, chùa Bối Khê

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Ponagar, TP Nha Trang, Khánh Hòa - được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.   Tháp Bà Ponagar là điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang - Ảnh: TRẦN HOÀI Sáng 19-1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết quyết định số 152 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích, trong đó có di tích...

Chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) còn lưu giữ được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật rất cao. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5...

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm...

Mới nhất

Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP 5 sao trước thềm năm mới

Quảng Bình vừa có quyết định phê duyệt 10 sản phẩm OCOP, trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ông Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho hay, UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh...

Công an xã trả lại hơn 10 triệu đồng cho cụ ông đánh rơi trên đường

Công an xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đi tuần tra đảm bảo an ninh trật tự thì nhặt được và trả lại 10,5 triệu đồng cho cụ ông đánh rơi trên đường. ...

Học trò vùng sâu đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Những ngày đầu năm 2025, thầy trò Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) ngập tràn niềm vui khi trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia. ...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan phản hồi đề nghị giảm tỉ lệ đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, với phạm vi quyền lợi được hưởng, mức đóng bảo hiểm y tế ở Việt Nam được đánh giá tương đối thấp so với các nước tương đồng. ...

Acid uric máu tăng cao và nguy cơ hình thành bệnh gút

Bạn tình cờ đi khám sức khỏe và phát hiện chỉ số acid uric máu tăng cao. Đừng chủ quan mà nên tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt bởi đây là yếu tố hình thành bệnh gút. ...

Mới nhất